Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết các nhóm có 1,2 đối tượng
Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết các nhóm có 1,2 đối tượng I. Mục đích: * Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết các nhóm có 1,2 đối tượng. Nhận ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/tre-biet-dem-den-2-nhan-biet-cac-nhom-co-1-2-doi-tuong.html
Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết
các nhóm có 1,2 đối tượng
I. Mục đích:
* Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết các nhóm có 1,2 đối tượng. Nhận biết số
1 và 2.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây sấu.
- Trẻ thuộc và đọc cùng cô bài đồng dao “Chú cuội ngồi gốc cây đa”.
- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi đúng luật.
* Phát triển khả năng tư duy, khả năng đếm và phân biệt số lượng.
- Phát triển óc quan sát, tư duy ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn trẻ cách đọc diễn cảm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
* Giáo
dục trẻ có ý thức tổ chức trong giờ học.
- Giáo dục yêu quý, giữ gìn và bảo vệ cây trong vườn.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết vui chơi đoàn kết cùng bạn.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 2 giỏ hoa, 2 con
ong (đồ chơi), mỗi trẻ có thẻ 1 hoặc 2 chấm tròn.
- Đồ dùng của cô tương tự
của trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
- Một số đồ vật có 1-2 cái
đặt xung quanh lớp, 2 tranh vẽ 2 ngôi nhà.
- Địa điểm quan sát.
- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt
động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động học : Toán
“Đếm đến 2, nhận biết các nhóm có 1, 2 đối tượng,
nhận biết chữ số 1 và 2”.
a)
Hoạt động 1 : Tìm
và tạo nhóm có số lượng 1 và 0, 1 và 2.
-
Cô chọn những đồ vật có một cái và hỏi:
+
Trong lớp có mấy ảnh Bác Hồ ?
+
Có mấy cái miệng ?
+
Có mấy mũi ?
-
Cho trẻ tìm xung quanh lớp có nhóm đồ vật nào chỉ có một cái.
-
Cho trẻ tạo nhóm có số lượng là 1 bằng cách giơ 1 ngón tay, vỗ 1 cái
b)
Hoạt động 2: Đếm đến 2, nhận biết các
nhóm có 1, 2 đối tượng, nhận biết chữ số 1 và 2.
- “Dấu tay”
- “Tay đẹp đâu”?
- Cô tặng các con gì nhỉ ?
- Trong rổ có đồ gì ?
- Yêu cầu trẻ xếp hết số
hoa trong rổ ra.
- Các con ong đang tìm
hoa để kiếm mật, hãy lấy 1 con ong đặt lên trên giỏ hoa.
- Các con thấy số hoa và
số ong bây giờ như thế nào?
- Có mấy con ong? Có mấy
giỏ hoa ?
- Muốn cho giỏ hoa nào
cũng có ong phải làm thế nào.
- Vậy bây giờ có mấy con
ong? Có mấy giỏ hoa?
- Cô cùng trẻ đếm số con
ong và số giỏ hoa.
- Số ong và số hoa như
thế nào?
- Đều bằng mấy?
- 2 con ong và 2 giỏ hoa
đều bằng 2 tương ứng với chữ số mấy?(cho trẻ đọc vài lần).
- Cho trẻ tìm số 2 đặt
vào nhóm có số lượng là 2. Sau đó cô cho trẻ đọc.
- Cho trẻ cất đi 1 con
ong, hỏi trẻ còn mấy con ong?
- 1 con ong tương ứng với
số mấy?
- Cho trẻ tìm số 1 và
đọc.
- Cho trẻ đếm những nhóm
đồ chơi đặt xung quanh lớp có số lượng là 1, 2.
c) Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
- Chơi tạo nhóm (tìm bạn
để tạo nhóm).
+ Nêu luật chơi, cách
chơi.
+ Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm
nhà”.
Cách chơi: Cô phát cho mỗi
trẻ 1 thẻ có 1 hoặc 2 chấm tròn. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm nhà,
tìm nhà”, thì trẻ nào có 1 chấm tròn sẽ về nhà có số 1, trẻ 2 chấm tròn về
nhà số 2.
Luật chơi: Những trẻ chưa
tìm được nhà hoặc về không đúng theo số lượng thì cô yêu cầu trẻ phải nhảy lò
cò 1 vòng.
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Cô bao quát trẻ.
d) Hoạt động 4: Kết thúc.
Nhận xét tuyên dương trẻ.
2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Quan sát cây sấu.
- Cô cho trẻ đi cùng cô,
vừa đi vừa hát bài “Em yêu cây xanh”.
- Cô hỏi trẻ:
+ Cô và các con vừa hát
bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Trong sân trường mình
có những cây xanh gì?
- Cô dẫn trẻ đến bên cây
xấu hỏi trẻ:
+ Đây là cây gì?
+ Ai có nhận xét gì về
cây xấu?
+ Ai có ý kiến khác?
+ Trồng cây xấu để làm
gì? (Trồng cây sấu cho bóng mát, cho quả…)
+ Muốn cho cây lớn nhanh
thì phải làm gì?
- Cô
chốt lại: Đây là cây sấu gồm có gốc, thân, cành, lá....Lá có màu xanh, thân
có màu nâu, trồng cây sấu để cho bóng mát, khi cây lớn lên sẽ ra nhiều quả,
quả sấu chua dùng để ngâm nước uống vào mùa hè rất là mát.
b)
Hoạt động 2: T/C “Mèo đuổi chuột”.
-
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
-
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
-
Cô bao quát động viên trẻ chơi.
c)
Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: T/C “Dung dăng dung dẻ”.
b) Hoạt động 2: Dạy trẻ bài đồng dao “Chú cuội ngồi gốc cây đa”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 1-2
lần.
- Cho trẻ đọc cùng cô 3-4
lần.
- Cô chia tổ, nhóm, cá
nhân đọc.
c) Hoạt động 3:
Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày
|
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tìm.
- Trẻ tạo nhóm.
- Trẻ dấu tay.
- Tay đẹp đây.
- Rổ đồ chơi.
- Có hoa, ong.
- Trẻ xếp hoa.
- Trẻ xếp tương ứng.
- Không bằng nhau.
- Trẻ trả lời.
- Thêm một con ong.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đếm.
- Bằng nhau.
- Đều bằng 2.
- Số 2.
- Trẻ tìm và đọc.
- Trẻ trả lời.
- Số 1.
- Trẻ tìm và đọc.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ vừa đi vừa hát.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ nêu ý kiến.
-
Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ nghe cách chơi.
-
Trẻ tham gia chơi.
-
Trẻ chơi tự do.
-
Trẻ chơi trò chơi
-
Trẻ nghe cô đọc.
-
Trẻ đọc cùng cô.
-
Tổ, nhóm, cá nhân đọc.
|
Đánh giá các hoạt động của trẻ trong ngày
........................................................................................................................................
Post a Comment