Tìm hiểu ngày tết trung thu và các bài hát trong ngày này
Tìm hiểu ngày tết trung thu và các bài hát trong ngày này I. Mục đích: * Trẻ biết tết trung thu là ngày tết của các bạn nhỏ , hiểu đ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/tim-hieu-ngay-tet-trung-thu-va-cac-bai-hat-trong-ngay-nay.html
Tìm hiểu ngày tết trung thu và các bài hát trong ngày này
I. Mục đích:
* Trẻ biết tết trung thu
là ngày tết của các bạn nhỏ, hiểu được ý nghĩa và các hoạt
động của ngày tết trung thu.
-
Trẻ biết múa hát và vận động theo nhạc các bài hát về trung thu.
-
Biết xếp đèn ông sao bằng que tính và hột hạt theo sự hướng dẫn của cô.
-
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, biết đọc cùng cô bài thơ “Nghe lời cô giáo”.
-
Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi, biết chơi đúng luật.
*
Rèn kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ.
-
Phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định.
-
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-
Rèn kỹ năng chơi và chơi đúng luật của trẻ.
*
Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
-
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra.
II. Chuẩn bị:
- Trang phục của cô và trẻ, phông trang trí tết trung
thu, cờ, hoa, bóng bay, một số tiết mục văn nghệ...
- Bánh trung thu, hoa quả, đè ông sao...
- Que tính, hột hạt.
- Tranh thơ.
- Một số đồ dùng đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động học : Tổ chức lễ hội trung thu.
- Cô trò chuyện với trẻ về ngày têt trung thu.
- Giới thiệu đại biểu, khai hội đêm rằm.
+ Cho trẻ cùng vui múa
hát đón ánh trăng rằm.
Mở đầu chương trình là bài “Rước đèn dưới ánh trăng” do tập
thể lớp 4 tuổi B biểu diễn.
Tiếp theo chương trình là bài múa “Đêm
trung thu” do tốp
nữ trình bày.
“Rủ nhau
đi phá cỗ, rước đèn trong đêm trăng” là nội dung bài múa “Gác trăng” do tập
thể nam, nữ trình bày.
Để góp vui cho chương trình văn nghệ hôm nay cô giáo sẽ hát tặng bài “Chiếc đèn
ông sao”.
Kết
thúc chương trình là bài “Trái đất này là của chúng mình” do các bạn nữ lớp 4
tuổi B biểu diễn.
2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Xếp đèn ông sao bằng
que tính, hột hạt.
- Cho trẻ hát “Rước đèn”.
- Hỏi: Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát có nhắc đến chiếc đèn đố các con
đó là đèn gì?
- Đèn ông sao thường có trong ngày gì?
-
Hôm nay các con có thích xếp đèn ông sao bằng que tính và hột hạt không?
- Cô xếp mẫu cho trẻ quan sát.
- Cô hướng dẫn trẻ cách xếp.
- Cô cho trẻ xếp, cô đến từng trẻ quan sát, giúp
đỡ những trẻ chưa biết xếp?
- Cô hỏi trẻ: Con xếp được gì?
Mấy đèn ông sao?
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ kịp thời.
-
Giáo dục trẻ: Hãy ăn uống hợp lí, giữ gìn vệ sinh trong ngày tết trung thu.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Kéo co”.
-
Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
-
Cho trẻ chơi 3 , 4 lần.
-
Cô bao quát, động viên trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1:
Trò chơi “Nu na nu nống”.
b) Hoạt động 2: Làm quen bài thơ “Nghe lời cô giáo”.
-
Cô cho trẻ hát bài “Em đi mẫu giáo”.
- Hỏi:
Các con vừa hát bài hát gì?
-
Dẫn dắt giới thiệu vào bài.
- Cô đọc cho trẻ nghe 1-2
lần giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
-
Cho trẻ đọc cùng cô 3-4 lần.
-
Cô khuyến khích động viên trẻ (chú ý sửa sai cho trẻ).
c) Hoạt động 3:
Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
-
Trẻ trò chuyện cùng cô.
-
Trẻ vui múa hát.
-
Tập thể lớp 4 tuổi B biểu diễn.
- Tốp nữ trình bày.
-
Tập thể nam, nữ trình bày.
-
Trẻ xem cô biểu diễn.
-
Các bạn nữ biểu diễn.
-
Trẻ hát
-
Trẻ trả lời cô
-
Trẻ trả lời: Đèn ông sao.
-
Ngày tết trung thu.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ quan sát cô xếp.
-
Trẻ xếp đèn ông sao.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ chú ý nghe cô.
- Trẻ nhắc lại luật chơi,
cách chơi.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ nghe cô đọc.
- Trẻ đọc cùng cô.
-
Trẻ chơi ở các góc chơi.
|
Đánh giá trẻ các hoạt động trong ngày
...................................................................................................................................................................
Post a Comment