Phát triển thẩm mỹ đề tài vẽ, tô màu ngôi nhà của bé
Phát triển thẩm mỹ đề tài vẽ, tô màu ngôi nhà của bé I. HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ Đề tài:Vẽ,tô màu ngôi nhà của...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/phat-trien-tham-my-de-tai-ve-to-mau-ngoi-nha-cua-be.html
Phát triển thẩm mỹ đề tài vẽ, tô màu ngôi nhà của bé
I.HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Đề tài:Vẽ,tô màu ngôi nhà của bé.
HĐ Tích hợp: Âm
nhạc
1. Mục tiêu
a.Kiến thức:
- Trẻ hiểu
các phần chính của ngôi nhà gồm có ( cửa ra vào, cửa sổ, tường, mái nhà...).
- Trẻ biết ngôi nhà
rất cần thiết cho mỗi gia đình.
- Trẻ biết
phối hợp màu sắc để tô màu phù hợp ngôi nhà của bé. Trẻ biết vẽ ông mặt
trời, mây, hoa, … để trang trí, tạo cho bức tranh thêm sống động.
- Rèn kĩ năng vẽ,
tô màu cho trẻ.
c.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu qúy ngôi nhà
của mình
2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho cô:
Tranh mẫu
- Chuẩn bị cho
trẻ: Bàn ghế, vỡ tạo hình, bút sáp.
3. Tổ chức thực hiện:
Nội dung hoạt
động
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động trẻ
|
*HĐ1.Ổn
định tổ chức, gây hứng thú
* HĐ2. Nội
dung
+HĐ2.1. Quan
sát và đàm thoại về tranh mẫu
+ HĐ2.2. Cô
làm mẫu
+ HĐ2.3. Trẻ
thực hiện
+HĐ2.4. Trưng
bày sản phẩm
+ HĐ3. Kết
thúc
|
- Trẻ hát cùng cô bài hát : “Nhà của tôi”
- Chúng mình vừa vừa hát bài gì?
- Các con biết những kiểu nhà nào?.
- Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình
- Cô đưa tranh mẫu ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ
- Tranh vẽ ngôi nhà gì?
- Ngôi nhà được vẽ bằng các nét gì?
- Mái nhà vẽ bằng nét gì? Tô màu gì?
- Tường nhà? , Cửa sổ?Cửa chính?
- Các bộ phận đó tô màu gì?
- Ngoài ra xung quanh nhà còn có gì?
- Vẽ như thế nào?
- Tô màu gì?
- Để làm gì?
- Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ và tô màu ngôi
nhà: Cô hướng dẫn trẻ vẽ thêm ông mặt trời (Cô vẽ ông mặt trời là nét cong
tròn, cô vẽ thêm các tia nắng là các nét xiên ngắn), cô vẽ những đám mây là
các nét cong nối liền với nhau. Để cho ngôi nhà đẹp hơn cô vẽ thêm những bông
hoa trước sân nhà (nhụy hoa cô vẽ bằng nét cong tròn, cách hoa là những nét
cong, cuống hoa là nét thẳng, cô vẽ lá là nét cong). Cô tô màu mái nhà màu
đỏ, tường nhà màu xanh, cửa nhà màu
vàng, tiếp đó cô tô ông mặt trời màu đỏ, đám mây màu xanh da trời, những bông
hoa tô màu đỏ, vàng, tím, lá, cuống hoa cô tô màu xanh lá cây.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách vẽ
và tô màu ngôi nhà.
- Cô nhắc trẻ về bố cục tranh, cách tô màu, khuyến khích
trẻ vẽ thêm cây xanh, hoa, mặt trời, mây để bức tranh thêm sinh động và đẹp
hơn.
- Cô cất tranh gợi ý, Nhắc trẻ tư thế ngồi đúng.
- Trong lúc trẻ vẽ, tô màu cô bao quát nhắc trẻ tập trung.
Giúp đỡ trẻ gặp lúng túng trong khi vẽ. Cô gợi ý cho trẻ vẽ thêm cây cỏ, hoa
lá, ông mặt trời để trang trí và tô màu.
- Mời trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
- Cho trẻ nhận xét 1 số bài
- Mời một số trẻ tự giới thiệu bài vẽ của mình
- Cô nhận xét sản phẩm, khen ngợi bài vẽ đẹp, động viên
khích lệ những bài vẽ chưa hoàn thành
- Giáo dục: Các con ạ! Mỗi chúng
ta ai cũng có 1 mái ấm gia đình. Ngôi nhà hạnh phúc đó là nơi các con chung
sống cùng bố mẹ, ông bà, anh chị với tình yêu gia đình đầm ấm
- Để thể hiện tình yêu gia đình của mình đối với ngôi nhà
mình các con phải làm gì?
- Kết thúc: hát bài “Bé quét nhà”
|
- Trẻ hát.
-
Trẻ q/s và trả lời
-
Trẻ q/s và lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trưng bày s/p
-Trẻ nhận xét bài của bạn
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ hát.
|
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI:
1.Hoạt động có
chủ đích: “Vẽ trên sân các kiểu nhà trẻ
thích”.
2.TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”.
3. Chơi tự do : Chơi với vòng,
phấn, đ/c thiết bị ngoài trời
a. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với điều
kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành.
-Trẻ biết vẽ nhà theo ý tưởng của trẻ và biết cách chơi
trò chơi, chơi vui vẻ.
- Luyện kỹ năng vẽ theo hình khối
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình.
b. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân trường
- Phấn, bóng, phấn, đ/d, đ/c
thiết bị ngoài trời
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ.
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
- Cô nói về
nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi.
*HĐ2: Nội dung
1. Hoạt động
có chủ đích: “Vẽ trên sân các kiểu nhà trẻ thích”
Cho trẻ kể về nhà của mình? nhà con là nhà gì? có mấy tầng?
- Để vẽ được ngôi nhà con phải
vẽ những gì?
- Mái nhà con vẽ như thế nào?
Tường nhà, cửa
- Các con hãy vẽ các kiểu nhà theo ý thích của mình nhé.
- Cho trẻ vẽ cô bao quát trẻ giúp trẻ vẽ
- Nhật xét khi trẻ vẽ xong chính, cửa sổ
vẽ như thế nào?
2.Trò chơi vận
động: “Mèo đuổi chuột”
- Cô gt cách
chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi
4-5 lần
- Cô nhận xét
sau mỗi lần chơi
3. Chơi tự do:
Cho trẻ chơi tự do vòng, phấn, chơi với các thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát
và đảm bảo an toàn cho trẻ.
*HĐ3. Kết thúc
Cô nhận xét
buổi chơi, sau đó cho trẻ đi rửa tay, kt sỉ số và cho trẻ vào lớp
|
-
Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
các câu hỏi của cô.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi trò
chơi vận động
-Trẻ chơi theo
ý thích.
|
III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
Làm quen với các từ: “Sân - Vườn
- Ao cá”
1.Mục đích
- Trẻ nghe hiểu và nói được câu:
“Sân - Vườn - Ao cá”
- Hỏi và trả lời
câu hỏi: “ Đây là gì?”,“ Đây là sân ”, “Đây là vườn”, “Đây là ao cá”
2. Chuẩn bị: Bức
tranh vẽ về ngôi nhà có sân, vườn, ao cá.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1: Ổn định
tổ chức, gây hứng thú
- Cho trẻ đọc
bài thơ “Em yêu nhà em”
- Trò chuyện
về nội dung bài thơ.
* HĐ2: Nội
dung
- Cho trẻ q/s
lần lượt bức tranh vẽ về ngôi nhà có sân, ao cá, có vườn cô chỉ vào “Sân”,
“Vườn, “Ao cá” và nói các từ: “Sân”, “Vườn, “Ao cá”. Cho trẻ nhắc lại 3 lần.
- Sau đó, cô gọi 3 trẻ lên: Cô nói từng
tiếng “Sân”,“Vườn, “Ao cá” và yêu cầu
trẻ chỉ vào tranh khi cô nói.
- Cô chỉ vào tranh và hỏi: “Đây là gì?” Tập
cho trẻ nói và trả lời theo cô: “ Đây là sân ”, “Đây là vườn”, “Đây là ao cá”
- Nếu trẻ trả
lời tốt thì cô có thể sử dụng các từ đã học để trẻ nói được nhiều câu hơn.
VD: “Sân dùng để phơi lúa”, “Vườn để trồng cây, rau”, “Ao để thả cá”....
*HĐ3: Kết thúc
Cô nhận xét,
tuyên dương trẻ
|
-Trẻ đọc thơ
- Trẻ trò
chuyện cùng cô
- Trẻ q/s
tranh
-Trẻ nhắc lại
3 lần
- 3Trẻ chỉ vào
tranh và nói các từ.
-Trẻ trả lời
-Trẻ nói theo
cô
|
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
*NỘI DUNG:
- Góc xây dựng: xây dựng các kiểu nhà ở ( Xếp các kiểu nhà khác nhau,
vườn, ao cá, vườn hoa, vhàng rào, xếp, lắp ghép khu chung cư cao tầng, khu tập
thể...)
- Góc Phân vai: Đóng vai “Gia đình”, chơi “Siêu thị đồ dùng, đồ chơi”/
“Cửa hàng thực phẩm”, “ Phòng Khám bệnh”.
- Góc nghệ thuật:+Vẽ, nặn, cắt
dán, tô màu các kiểu nhà theo ý thích. Sử dụng các hộp cát tông, thùng đựng
đồ... làm thành ngôi nhà.
+Hát và sử dụng các dụng cụ gõ, đệm, vận động các bài về
chủ đề.
- Góc sách-truyện: Sưu tầm và dán
tranh, ảnh về các kiểu nhà khác nhau, các phòng trong nhà. Làm sách về các kiểu
nhà, các phòng ngủ trong căn nhà.
- Góc KPKH/TN: Xếp số lượng
đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình; chơi phân loại các hình
học( hình tròn, hình vuông, hình tam giác) theo tên gọi hoặc kích thước.
Chăm sóc cây trong lớp, trong
trường, gieo hạt quan sát quá trình lớn lên của cây từ hạt.
*Cách tiến hành: Tiến hànhtương
tự như kế hoạch tuần, cho trẻ chơi chính
ở góc KPKH
V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, ăn
bữa phụ, chơi tự do.
1.Hoạt động
chung:
- Ôn bài cũ:Cho
trẻ ôn các bài thơ: “Em yêu nhà yêu”, “Lời chào”.
- Làm quen với bài mới: PTTM:
HVĐ: “Nhà của tôi”.
2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
3. Vệ sinh, nêu
gương - cắm cờ, trả trẻ
* ĐÁNH GIÁ CUỐI
NGÀY:
Trẻ hứng thú
tham gia các hoạt động, trong giờ tạo hình có cháu Trần Mai Hương, Nguyễn Thu Huyền, Ngân Trang Anh, Vi Ngọc Li Na, Trần Sơn Vũ có bài vẽ, tô
màu tốt, Tuy nhiên còn có cháu Lê Đức An vẽ, tô màu chưa
đạt trong giờ hoạt động góc có cháu Lê Gia Thịnh và cháu Lê Đức Anh chưa hứng thú trong khi chơi, trẻ ăn,
ngủ tốt.
Post a Comment