Phát triển thẩm mĩ đề tài Dạy hát Nhà của tôi
Phát triển thẩm mĩ đề tài Dạy hát Nhà của tôi I. HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực : Phát triển thẩm mĩ Đề tài: - Dạy hát : “Nhà của tôi” -...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/phat-trien-tham-mi-de-tai-day-hat-nha-cua-toi.html
Phát triển thẩm mĩ đề tài Dạy hát Nhà của tôi
I.HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Đề tài:- Dạy
hát: “Nhà của tôi”
- Nghe hát: "Ba
ngon nến lung linh"
- T/C:“Ai nhanh nhất”
ND tích hợp: Văn
học, toán
1. Mục tiêu
a.Kiến thức:
- Trẻ
hát thuộc bài hát “Nhà của tôi”, nhạc và lời
Thu Hiền và biết vận động theo nhạc bài hát.
- Trẻ hiểu nội dung và cảm nhận giai điệu bài hát “Ba ngon
nến lung linh”.
- Biết chơi trò chơi âm nhạc.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, nghe trọn vẹn
bài hát.
- Phát triển tai nghe nhạc, phân
biệt độ to, nhỏ, nhanh, chậm của dụng cụ âm nhạc cho trẻ.
- Rèn phản xạ nhanh khéo qua trò
chơi.
c.Thái độ:Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
2. Chuẩn bị:
-
Bài hát “nhà của tôi”. Phách tre , trống lắc, xắc
xô.
3.Tổ chức hoạt động
ND
hoạt động
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1. Ổn định
tổ chức, gây hứng thú
* HĐ2. Nội
dung
+HĐ2.1.Dạy
hát: “Mừng
sinh nhật”
+HĐ2.2. Nghe hát: “Ba ngọn nến
lung linh”+
HĐ2.3. Trò chơi: “Ai nhanh
nhấtt”
* HĐ3. Kếtthúc
|
- Cô
cho trẻ đọc bài thơ: “Em yêu nhà em”
của Đoàn Thị Lam Luyến.
- Cô
khuyến khích trẻ kể về ngôi nhà của mình, về các thành viên trong gia đình.
- Các
con có yêu quý ngôi nhà của mình không?
Cô
cũng có 1 bài hát nói về tình cảm của bé đ/v ngôi nhà yêu quý của mình, Đó là
bài hát : “Nhà của tôi” nhạc và lời Thu Hiền, các con lắng nghe nhé !
- Cô hát mẫu lần
1.
- Cô
hỏi: Cô vừa hát bài gì?Do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Cô
hát lần 2
- Giảng nội dung bài hát: Bài hát “nhà của tôi”
thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó của
trẻ đối với ngôi nhà rất gần gũi yêu thương của trẻ.
- Cho
trẻ hát cùng cô 2-3 lần .
- Tổ 1 hát, tổ 2 vỗ sắc xô, tổ 3 vỗ
tay theo nhịp. Nhóm bạn gái hát, nhóm bạn trai vỗ sắc xô, cá nhân hát.
- Cả lớp hát lại 1
lần.
- Cô
gt: Gia đình là tổ ấm che chở cho các con, là nơi các con được yêu thương
nhất. Cô gt bài nghe hát: “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ
- Cô thể hiện bài hát lần 1
- Lần 2 kết hợpcử chỉđiệu bộ.
- Cô
vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
- Lần 3 cô và trẻ cùng nhún
nhảy theo bài hát.
- Cô
gt cách chơi: cô gọi 4-5 trẻ lên chơi. Cô quy định:
+ Khi
cô đánh trống nhỏ, chậm, trẻ đi ngoài vòng
+ Khi
cô hát to, nhanh trẻ chay nhanh vào vòng (Mỗi cháu 1 vòng)
- Khi
trẻ chơi thành thạo, cô sẽ vẽ tăng số vòng và số trẻ chơi.Cho trẻ chơi 3-4
lần,Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
- Cô
nhận xét tuyên dương trẻ
|
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ kể.
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát cùng cô
- Trẻ hát theo hướng dẫn của cô
Trẻ thi đua hát
- Trẻ xung phong lê hát
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
-Trẻ minh họa cùng cô
- Trẻ nghe cô hướng dẫn và thực hiện chơi.
|
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động có
chủ đích :Quan sát cây xanh trong vườn trường.
2.TCVĐ: :
““Lộn cầu vồng”
3. Chơi tự do: Chơi với
đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời.
a. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp
xúc với điều kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm
cấu tạo, lợi ích của của cây xanh đ/v sức khỏe con người.
- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi
đúng luật
- Trẻ được vui chơi thoải mái,
chơi theo ý thích của mình
b. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân trường
- Đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
c. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ.
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
- Cô nói về
nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi
*HĐ2: Nội dung
1. Hoạt động có chủ đích: “:Quan sát cây xanh trong vườn
trường”.
+ Cô hỏi các con đang đứng ở
đâu?
+ Các con q/s xem trên sân
trường có những loại cây xanh nào?
+ Cô cho trẻ q/s cây Vú Sữa và
cây Hồng Xiêm và cho trẻ nêu đặc điểm
cấu tạo và so sánh 2 cây với nhau
+ Cô hỏi: Cây xanh có lợi ích
như thể nào?
+ Cô gd trẻ biết chăm sóc và
bảo vệ cây xanh.
2.Trò chơi vận
động: “Lộn cầu vồng”
- Cô gt cách
chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi
3-4 lần
- Cô nhận xét
sau mỗi lần chơi
3. Chơi tự do:
Cho trẻ chơi tự do với các thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát
cho trẻ chơi theo ý thức và đảm bảo an toàn cho trẻ.
*HĐ3. Kết
thúc:Cô nhận xét buổi chơi
|
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ kể
- trẻ nêu nhận
xét
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi trò
chơi vận động
- Trẻ chơi tự
do
|
III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
Ôn tập các từ đã
học trong tuần
1.Mục đích
- Trẻ nghe hiểu và nói được từ,
câu đã học trong tuần
- Hỏi và trả lời
câu hỏi: “ Đây là gì?”,“Đây là nhà sàn/ nhà ngói”, “Kia là nhà tầng”, “Đây là
mái nhà/ tường nhà/ cửa”.
2. Chuẩn bị: Tranh
vẽ về ngôi nhà tầng, nhà sàn, nhà ngói( Có sân, vườn, ao).
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1: Ổn định
tổ chức, gây hứng thú
- Cho trẻ hát
cùng cô bài “Nhà của tôi”
- Trò chuyện
về nội dung bài hát
* HĐ2: Nội
dung
- Cô cho trẻ
quan sát tranh về các kiểu nhà “ Nhà tầng, nhà ngói, nhà sàn (có sân có
vườn)” để cho trẻ ôn các từ và câu trong từ đã học.
VD: “Đây là
nhà tầng, đây là nhà ngói, kia là sàn, đây là mái nhà, đây là sân, kia là
vườn/ ao cá”
- Kết hợp các
từ đã học ở các từ đã học ở các tuần trước để trẻ ôn. Ví dụ: “Nhà tầng nhiều
tầng hơn nhà ngói”, “ Nhà có mái nhà, tường, có cửa ra vào”,“Ngôi ngói có
sân, có ao, có vườn”...
*HĐ3: Kết
thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
|
-
Trẻ hát
-
Trẻ trò chuyện cùng cô
-
Trẻ quan sát tranh nói các từ đã học
-
Trẻ nhắc lại theo cô các từ đã học
|
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
*NỘI DUNG:
- Góc xây dựng: xây dựng các kiểu nhà ở ( Xếp các kiểu nhà khác nhau,
vườn, ao cá, vườn hoa, vhàng rào, xếp, lắp ghép khu chung cư cao tầng, khu tập
thể...)
- Góc Phân vai: Đóng vai “Gia đình”, chơi “Siêu thị đồ dùng, đồ chơi”/
“Cửa hàng thực phẩm”, “ Phòng Khám bệnh”.
- Góc nghệ thuật:+Vẽ, nặn, cắt
dán, tô màu các kiểu nhà theo ý thích. Sử dụng các hộp cát tông, thùng đựng
đồ... làm thành ngôi nhà.
+Hát và sử dụng các dụng cụ gõ, đệm, vận động các bài về
chủ đề.
- Góc sách-truyện: Sưu tầm và dán
tranh, ảnh về các kiểu nhà khác nhau, các phòng trong nhà. Làm sách về các kiểu
nhà, các phòng ngủ trong căn nhà.
- Góc KPKH/TN: +Xếp số lượng đồ
dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình; chơi phân loại các hình học(
hình tròn, hình vuông, hình tam giác) theo tên gọi hoặc kích thước.
+Chăm sóc cây
trong lớp, trong trường, gieo hạt quan sát quá trình lớn lên của cây từ hạt.
*Cách tiến hành: Tiến hànhtương
tự như kế hoạch tuần, cho trẻ chơi chính
ở góc xây dựng.
V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, ăn
bữa phụ, chơi tự do.
1.Hoạt động
chung:
- Ôn bài cũ:Cho
trẻ ôn các bài hát “Nhà của tôi”, “Cả nhà thương nhau”
* Mục tiêu: Trẻ
hát vận động thành thao các bài hát “Nhà của tôi”, “Cả nhà thương nhau”
- Làm quen với bài mới: Làm quen
với chủ đề nhánh 3: “Nhu cầu gia đình”
2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
3. Vệ sinh, nêu
gương - cắm cờ, trả trẻ
* ĐÁNH GIÁ CUỐI
NGÀY:
Post a Comment