Phát triển thẩm mỹ đề tài Nặn cái bát
Lĩnh vực : Phát triển thẩm mĩ Đề tài:“Nặn cái bát” HĐ Tích hợp: văn học 1. Mục tiêu a .Kiến thức : - Trẻ biết làm dẻo đất...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/phat-trien-tham-my-de-tai-nan-cai-bat.html
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Đề tài:“Nặn cái
bát”
HĐ Tích hợp: văn
học
1. Mục tiêu
a.Kiến thức:
- Trẻ biết làm dẻo đất, chia đất và
sử dụng các kỹ năng đã học để nặn thành cái bát.
- Trẻ biết
cái bát là đồ dùng trong gia đình.
b.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng xoay
tròn, ấn lõm, miết đátvà sự khéo léo của
đôi bàn tay.
- Trẻ biết
cảm nhận cái đẹp qua sản phẩm tạo hình
của mình.
- Biết cách
sử dụng, không làm vỡ bát.
2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho cô:
+ Cái
túi vải đựng bát.
+Mẫu nặn cái
bát của cô.
+Giá
trưng bày sản phẩm của trẻ.
- Chuẩn bị cho
trẻ: Đất nặn, bảng con, khăncho trẻ.
3. Tổ chức thực hiện:
Nội dung hoạt
động
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động trẻ
|
*HĐ1.Ổn
định tổ chức, gây hứng thú
* HĐ2. Nội
dung
+HĐ2.1. Quan
sát cái bát.
+ HĐ2.2. Cô
làm mẫu
+ HĐ2.3. Trẻ
thực hiệnnặn cái bát
+HĐ2.4. Trưng
bày sản phẩm
+ HĐ3. Kết
thúc
|
-Cho trẻ đọc cùng cô bài “Cái
bát xinh xinh”củanhà thơ Thanh Hòa.
- Trò chuyện về nội dung bài
thơ.
- Cho trẻ
lên nhắm mắt, sờ vào túi và đoán xem cái gì trong túi.
- Cho trẻ
quan sát cái bát và nhận xét:
+ Cái bát như thế nào?( miệng hình tròn,
thân sâu dưới cùng có đế bát)
+ Cái bát dùng để làm gì? Khi sử dụng nó
phải như thế nào?
- Cô cho
trẻ xem mẫu bát nặn của cô? Các con có muốn nặn những cái bát như thế này
không?
-
Cho trẻ quan sát cách cô nặn cái bát và cho trẻ nói các thao tác cô đang làm.
- Nặn cái bát:
Cô bóp đất cho mềm sau đó xoay tròn viên đất, cô ấn ở giữa miết nhẹ xung
quanh để tạo thành cái bát.
-
Cô cho trẻ về bàn ngồi nặn cái bát.
-
Gợi ý, hướng dẫn thêm cho trẻ còn lúng túng.
-
Cho trẻ biết phần đất nhiều nặn được cái bát to, phần đất ít hơn nặn được cái
bát nhỏ hơn.
-
Nhắc nhở trẻ hoàn thành sản phẩm của mình trước khi kết thúc hoạt động.
Trưng bày sản phẩm và cùng nhận xét.
Cho
trẻ đưa sản phẩm của mình lên giá. Cả lớp cùng xem và nhận xét.
-
Con thích cái bát nào nhất? Vì sao con thích?
-
Theo con để cái bát này đẹp hơn thì phải làm gì?
Cô khen ngợi
và động viên trẻ.
|
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ q/s và trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ q/s lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trưng bày s/p
|
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
1.Hoạt động có chủ đích: Dạo quanh sân trường, cho trẻ quan sát thời tiết
2. TCVĐ: “Về đúng nhà”
3. Chơi tự do : Chơi với bóng,
vòng, đ/c thiết bị ngoài trời
a. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với điều
kiện tự nhiên, được hít thở không
khí trong lành.
- Trẻ biết về thời tiết diễn ra
trong ngày.
- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi
đúng luật
- Trẻ được vui chơi thoải mái
b. Chuẩn bị:
- 3 miếng gỗ, vẽ 3 vòng tròn
- Phấn, bóng, vòng, đ/d, đ/c
thiết bị ngoài trời
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ.
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
- Cô nói về
nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi
*HĐ2: Nội dung
1. Hoạt động
có chủ đích: “Quan sát thời tiết trong ngày”
- Cô cho trẻ
ra ngoài sân trường và hỏi:
+ Con nhìn xem
hôm nay bầu trời thế nào?
+ Trời có nắng
không? Những đám mây có màu gì?
+ Với thời
tiết hôm nay các con nên mang mặc quần áo như thế nào?
-
Cô GD trẻ mang mặc quần áo phù hợp với
thời tiết
2.Trò chơi vận động: “Đổi đồ
chơi cho bạn”
- Cô gt cách
chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi
4-5 lần
- Cô nhận xét
sau mỗi lần chơi
3. Chơi tự do:
Chơi với vòng, bóng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát
và đảm bảo an toàn cho trẻ.
*HĐ3. Kết thúc
Cô nhận
xét,cho trẻ đi rửa tay, kt sỉ số và cho trẻ vào lớp
|
-
Trẻ hát
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực
hiện
-Trẻ chơi tự
do
|
III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
Làm quen với các từ: “Quần áo”-
“Giày dép” -“Mũ nón”.
1.Mục đích
- Trẻ nghe hiểu và nói được câu:
“Quần áo”- “Giày dép” -“Mũ nón”.
- Hỏi và trả lời
câu hỏi: “ Đây là gì?”, “Dùng để làm gì?”,“ Đây là quần áo”/ “Dùng để mặc”,
“Đây là giày dép”/ “Dùng để đi”,“Đây là mũ nón”/ “Dùng để đội”
2. Chuẩn bị:Quần áo, giày
dép, mũ.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1: Ổn định
tổ chức, gây hứng thú
- Trò chuyện
với trẻ về chủ đề đang học.
* HĐ2: Nội
dung
- Cho trẻ q/s Quần áo, giày
dép, mũ. cô chỉ vào từng tranh và nói
các từ: “Quần áo”- “Giày dép” -“Mũ nón”.Cho trẻ nhắc lại 3 lần.
- Sau đó, cô gọi 3 trẻ lên: Cô nói từng
tiếng “Quần áo”- “Giày dép” -“Mũ nón” và yêu cầu trẻ chỉ vào các từng tranh
khi cô nói.
- Cô chỉ vào Quần áo, giày dép, mũ và hỏi:
“Đây là gì?” Tập cho trẻ nói và trả lời theo cô: “ Đây là quần áo”/ “Đây là
giày dép”/ Đây là mũ”
- Cô hỏi:
“quần áo dùng để làm gì?”/ “Dùng để mặc”,
“ Giày dép
dùng để làm gì?”/ “Dùng để đi vào chân”, “Mũ nón dùng để làm gì?”/ “Dùng để
đội đầu”
*HĐ3: Kết
thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
|
- Trẻ trò
chuyện cùng cô
-Trẻ nhắc lại
3 lần
- 3Trẻ chỉ vào
tranh và nói.
-Trẻ trả lời
-Trẻ nói theo
cô
-Trẻ trả lời
|
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
*NỘI DUNG:
- Góc xây dựng: Xây nhà 1
tầng, hai, ba tầng, xây hàng rào, lắp ráp đồ dùng gia đình (bàn, ghế, tủ...).
- Góc Phân vai: Đóng vai “Gia đình”,
“Cửa hàng đồ dùng gia dụng”/ “Cửa hàng thực phẩm”, “Khám bệnh”.
- Góc nghệ thuật:+vẽ, nặn, cắt,
xé, dán một số đồ dùng gia đình (tủ lạnh, tủ quần áo, bát ăn, lọ hoa, các loại
quả...). Tô màu quần áo, mũ, giày dép...
Nghe nhạc, hát và sử dụng các
dụng cụ gõ, đệm, vận động các bài về chủ đề.
- Góc sác-truyện: Xem tranh
truyện và sưu tầm và dán tranh, ảnh về các đồ dùng gia đình.
- Góc khám phá khoa học/Thiên
nhiên:
+ Chơi nhận biết: Số lượng đồ
dùng, đồ chơi, tương ứng với chữ số trong phạm vi 3, nhận dạng chữ số 3. Chơi
phân loại các đồ dùng theo công dụng, chất liệu...
+ Chăm sóc cây(
Lau lá, cắt lá vàng, tưới nước, nhổ cỏ cho cây).
* Cách tiến hành:
Tiến hành như kế hoạch tuần. Cho trẻ chơi chính ở góc KPKH
V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, ăn
bữa phụ, chơi tự do
1.Hoạt động
chung:
- Ôn bài cũ:PTTM: “Nặn cái bát”
* Mục tiêu:- Trẻ biết làm dẻo đất, chia đất và
sử dụng các kỹ năng đã học để nặn thành cái bát.
- Làm
quen với bài mới: PTTM:Âm nhạc: HVĐ: “Cháu yêu bà”
2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
3. Vệ sinh, nêu
gương - cắm cờ, trả trẻ.
* ĐÁNH GIÁ CUỐI
NGÀY:
Post a Comment