Phát triển thẩm mĩ đề tài Vẽ chân dung mẹ
Phát triển thẩm mĩ đ ề tài Vẽ chân dung mẹ I. HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực : Phát triển thẩm mĩ Đề tài: “Vẽ chân dung mẹ” HĐ Tích ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/phat-trien-tham-mi-de-tai-ve-chan-dung-me.html
Phát triển thẩm
mĩ đề tài Vẽ chân
dung mẹ
I.HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Đề tài: “Vẽ chân dung
mẹ”
HĐ Tích hợp: Âm
nhạc, toán
1.Mục tiêu
a. Kiến thức
-
Trẻ biết phối hợp các nét để vẻ được chân
dung mẹ. Biết thể hiện cảm xúc của mẹ qua nét vẽ:
miệng, mắt, mũi, lông
mày.
-
Rèn luyện kỹ năng
vẽ hình tròn, kỹ năng
phối hợp các nét
tạo thành chân dung mẹ.
- Rèn kĩ năng
vẽ, tô màu cho trẻ.
- Trẻ biết cầm bút và ngồi đúng tư thế.
c.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý mẹ,vâng lời mẹ.
2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho cô:
Tranh mẫu của cô
- Chuẩn bị cho
trẻ: Bàn ghế, vỡ tạo hình, bút sáp.
3.Tổ chức thực hiện:
Nội dung hoạt
động
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động trẻ
|
*HĐ1.Ổn
định tổ chức, gây hứng thú
* HĐ2. Nội
dung
+HĐ2.1. Quan
sát và đàm thoại về tranh mẫu
+ HĐ2.2. Cô
làm mẫu
+ HĐ2.3. Trẻ
thực hiện
+HĐ2.4. Trưng
bày sản phẩm
+ HĐ3. Kết
thúc
|
- Cô và
trẻ hát bài: “Múa cho mẹ xem”.
- Cô hỏi: Các
con vừa hát bài gì?
- Hàng ngày
con con thấy mẹ làm những công việc gì? Con có yêu thương mẹ của mình không?
Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau vẽ về
mẹ của mình nhé!
- Cô gt vàcho
trẻ xem tranh mẫu
- Các con nhìn
xem cô có bức tranh gì đây?
- Con có nhận xét gì về bức
tranh vẽ về mẹ?
+ Khuôn mặt mẹ thế nào? Trên khuôn mặt mẹ có những gì?
+Mắt mẹ như thế nào? Có màu gì?
+Môi mẹ màu gì? Tóc mẹ dài hay
ngắn?
- Cô vừa vẽ vừa phân tích: Trước tiên
cô vẽ khuôn mặt mẹ là hình tròn, trên mặt côvẽ mắt mẹ là 2 hình tròn nhỏ, cô
sẽ vẽ các nét cong vào giữa khuôn mặt tạo thành mũi, cô vẽ 2 nét cong tạo thành
miệng mẹ, cô đã vẽ xong khuôn mặt mẹ, Cô sẽ vẽ tóc của mẹ là những nét cong,
cô vẽ mẹ có mái tóc dài, Cô
vẽ thêm cổ là 2 nét thẳng, cô vẽ 2 bờ vai mẹ là 2 nét cong và vẽ cổ áo và cúc
áo. Để cho chân dung mẹ đẹp hơn bây
giờ cô sẽ tô màu , cô tô tóc màu đen, mắt màu đen, miệng màu đỏ...
- Cô hỏi lại trẻ cách vẽ chân
dung mẹ và cách tô màu.
- Mời 2- 3 trẻ nêu cách vẽ.
- Cô
bao quát trẻ, nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút
- Cô
khuyến khích những trẻ khá, hướng dẫn những trẻ yếu. Nhắc trẻ vẽ bố cục các
hình đều nhau và chọn các màu khác nhau để tô màu khuôn mặt, tóc , áo.
-Trẻ
vẽ xong cho trẻ đem bài lên treo, cho cả lớp q/s và nhận xét
- Cô
hỏi: - Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao con thích? Bạn vẽ ntn? Bạn vẽ
có khéo không?
- Cho
trẻ có bài đẹp gt về bài của mình
- Cô
nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên trẻ
- GD
trẻ biết cách giữ gìn khuôn mặt sạch sẽ.
|
- Trẻ hát.
-
Trẻ q/s và trả lời
-
Trẻ q/s và lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trưng bày s/p
-Trẻ nhận xét bài của bạn.
|
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động có chủ đích: Dạo quanh sân trường, cho trẻ quan sát thời tiết
2.TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
3. Chơi tự do: Chơi với vòng,
bóng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
a. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp
xúc với điều kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành
- Trẻ biết về thời tiết diễn ra
trong ngày, biết mang mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi
đúng luật
- Trẻ được vui chơi thoải mái.
b. Chuẩn bị:
- Một số đ/d, đ/c
- Phấn, bóng, vòng, đ/d, đ/c thiết
bị ngoài trời
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ.
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
- Cô nói về
nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi
*HĐ2: Nội dung
1. Hoạt động
có chủ đích: “Quan sát thời tiết trong ngày”
- Cô cho trẻ
ra ngoài sân trường và hỏi:
+ Con nhìn xem
hôm nay bầu trời thế nào?
+ Tháng này
đang là mùa gì?
+ Mùa đông thì
thời tiết như thế nào?
+ Trời hôm nay
có nắng không? Những đám mây có màu gì?
+ Với thời
tiết hôm nay các con nên mang mặc quần áo như thế nào?
-
Cô giáo dục trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết
2.Trò chơi vận
động: “Mèo đuổi chuột”
- Cô gt cách
chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi
4-5 lần.
- Cô nhận xét
sau mỗi lần chơi.
3. Chơi tự do:
Chơi với vòng, bóng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát
và đảm bảo an toàn cho trẻ.
*HĐ3. Kết thúc
Cô nhận xét
buổi chơi, sau đó cho trẻ đi rửa tay, kt sỉ số và cho trẻ vào lớp
|
-
Trẻ hát
-Trẻ trả lời
-Trẻ kể
Trẻ kể
-Trẻ trả lời
|
III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
Làm quen với các từ: “ Cô”, “Chú”,
“Bác”
1.Mục đích
- Trẻ biết các từ:“ Cô”, “Chú”,
“Bác”
- Trẻ nghe hiểu và nói được câu:“
Đây là cô”, “Đây là chú”, “Đây là bác”
- Hỏi và trả lời
câu hỏi: “ Đây là ai?”, “Kia là ai”
2. Chuẩn bị: Bức tranh về
gia đình có ông, bà, bố, mẹ, cô, chú, bác.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1: Ổn định
tổ chức, gây hứng thú
- Trò chuyện
về chủ đề đang học
* HĐ2: Nội
dung
- Cho trẻ quan sát bức tranh về
gia đình. Cho trẻ kể về ông, bà, bố, mẹ, em ...(Nhừng từ trẻ đã học trước đó)
- Cô chỉ vào Cô/chú/bác và yêu cầu
trẻ chỉ vào tranh và nói: “Cô”, “Chú”, “Bác”.
và cho trẻ nhắc lại 3 lần.
- Cô chỉ vào tranh và hỏi: “Đây là ai?”.
“Đây là chú”...
Tập cho trẻ
hỏi.đặt câu hỏi: “Đây là ai?”- “Đây là chú”. “Kia là ai?” – “Kia là Cô”, “Đây
là Bác”.
Nếu trẻ trả
lời tốt thì cô có thể sử dụng các từ đã học để trẻ nói được nhiều câu hơn. Ví dụ: “Đây là ông
bà”, “Kia là bố mẹ”,“Mẹ bế em bé”, “Đây là anh chị”. “Anh đá bóng còn chị
chải tóc”, “Cô rửa tay”.
*HĐ3: Kết
thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
|
-Trẻ trò
chuyện.
- Trẻ trò
chuyện cùng cô
- Trẻ q/s
tranh
-Trẻ nhắc lại
3 lần
-Trẻ nhắc lại
3 lần
-Trẻ trả lời
-
Trẻ nói theo cô
|
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
*NỘI DUNG:
- Góc xây dựng: Lắp ghép hình
người, xây dựng nhà, khuôn viên, vườn hoa, vườn cây.
- Góc Phân vai: Đóng vai “Mẹ con”, chơi “Cửa hàng đồ dùng gia đình”, “
Phòng Khám bệnh”.
- Góc nghệ thuật:+ Vẽ, nặn, dán,
tô màu hình người thân trong gia đình. Xếp hình người, hoa, đồ chơi từ que ,
hột, hạt.
+Hát và sử dụng các dụng cụ gõ, đệm, vận động các bài về
chủ đề.
- Góc sách-truyện: Xem tranh
truyện,Xem tranh về chủ đề. Làm abum ảnh về gia đình. Đọc ca dao,tục ngữ đồng
dao về tình cảm gia đình.
- Góc KHKH/TN: Nhận biết số
lượng, so sánh số lượng các thành viên trong gia đình, nhận dạng chữ số trong
pv 3, so sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình(3 đối tượng).
* Cách tiến hành: Tiến hành tương
tự như kế hoạch tuần. Cho trẻ chơi chính ở góc KPKH.
V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, ăn
bữa phụ, chơi tự do
1.Hoạt động
chung:
- Ôn bài cũ::PTTM: “Vẽ chân
dung mẹ”
* Mục tiêu: Trẻ vẽ được bức tranh
và tô màu đẹp
- Làm quen với bài mới: PTTM:Hát VĐ: “Cả nhà thương nhau”
2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
3. Vệ sinh, nêu
gương - cắm cờ, trả trẻ
Post a Comment