Phát triển nhận thức đề tài Tìm hiểu về công việc của cô giáo và ngày 20- 11
Phát triển nhận thức đề tài Tìm hiểu về công việc của cô giáo và ngày 20- 11 I. HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực : Phát triển nhận thức Đề...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/phat-trien-nhan-thuc-de-tai-tim-hieu-ve-cong-viec-cua-co-giao-va-ngay-20-11.html
Phát triển nhận thức đề tài
Tìm hiểu về công việc của cô giáo và ngày 20- 11
I.HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Tìm hiểu
về công việc của cô giáo và ngày 20- 11
HĐ Tích hợp: Âm
nhạc, văn học.
1. Mục tiêu:
a.Kiến thức:
- Trẻ biết được ngày 20-11 là ngày lễ
truyền thống và ý nghĩa của ngày đó. Biết được công việc của các cô và các hoạt
động của ngày đó.
b. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn
ngữ, phát triển trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ biết yêu thương kính trọng và
biết ơn thầy cô giáo.
2.Chuẩn bị.:
- Một số ảnh, hoa, quà tặng cô.
- Giấy màu, giấy A4, bút
màu, kéo, hồ dán…
- Các bài hát: Cô giáo, mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
3.Tổ chức hoạt động
ND hoạt động
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
HĐ2: Nội dung
+HĐ2.1. Quan sát, đàm thoại
+ HĐ2.2.Luyệntập Củng cố“Trò chơi: Dán tranh tặng cô”.
*HĐ3. Kết thúc
|
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bàn tay cô giáo”
+ Các con vừa đọc bài thơ nói về ai?
+ Cô giáo trong bài thơ làm những công việc gì?
+ Hàng ngày đến trường các con thấy cô còn làm những công
việc gì nữa? Ai biết bổ sung thêm?
Cô cho trẻ xem tranh về công việc thường ngày của cô cho trẻ xem.
+ Cô đang làm gì?
+ Ngoài dạy học ra cô còn làm gì nữa?
Cô chăm sóc dạy dỗ các con khôn lớn nên người, cô làm việc
không quản thời gian sớm tối, vất vả như vậy các con làm gì để đáp lại công
lao của cô giáo?
- Dạy học là một nghề cao quý để biết ơn các thầy cô
giáo
+ Hàng năm khắp nơi nô nức nồng nhiệt tổ chức ngày lễ trọng
đại đó là ngày gì?
+ Ngày 20-11 là ngày gì?
Cô cho trẻ xem đoạn video về tổ chức ngày lễ
+ Những ngày này các bạn nhỏ khắp nơi thường làm gì?
Vào những ngày này là tất cả những học sinh đều nhớ ơn và
hướng về thầy cô và các bạn nhỏ không những dành tặng cô những bông hoa tươi
thắm mà còn múa hát tặng cô nữa đấy.
- Lớp mình múa hát bài gì để tặng cô?
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội thi đua nhau. Các đội tự
suy nghĩ bàn bạc với nhau để tạo thành 1 bức tranh thật đẹp tặng cô.
- Thời gian của trò chơi là một bản nhạc.
- Trẻ chơi: Cô bao quát trẻ
- Nhận xét kết quả chơi
- Cho trẻ tặng tranh cho cô kèm theo lời chúc.
- Trẻ hát bài “Cô giáo” và đi ra
ngoài
|
- Trẻ đọc thơ.
- Cô giáo
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể theo hiểu biết
- Trẻ chú ý xem và nhận xét.
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời
cô giáo…
- Ngày 20-11
- Ngày nhà giáo Việt Nam
- Trẻ xem
- Trẻ kể.
- Trẻ múa hát
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ tặng cô và chúc mừng cô
|
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
1.Hoạt động có chủ đích: “Vẽ hoa trên sân tặng cô”.
2. TCVĐ: “Chuyền bóng”.
3. Chơi tự do : Chơi với đ/c thiết bị ngoài trời
a. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với điều
kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành.
-Trẻ biết vẽ hoa theo ý thích của trẻ và biết cách chơi trò chơi,
chơi vui vẻ.
- Luyện kỹ năng vẽ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình.
b. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân trường
-
Đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ.
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
- Cô nói về
nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi.
*HĐ2: Nội dung
1. Hoạt động
có chủ đích: “Vẽ hoa trên sân tặng cô”.
-
Cho trẻ hát bài: “Cô giáo”.
-
Bài hát nói về ai?
-
Sắp đến ngày gì vậy các con?
-
Để thể hiện tình cảm của mình với cô giáo của mình hôm nay các con sẽ vẽ thật
nhiều bông hoa tặng cô của mình nhé!
-
Con sẽ vẽ hoa gì? ( mời 4-5 trẻ nêu ý định vẽ)
-
Cô hỏi trẻ các vẽ các loại hoa.
-
Cho trẻ thực hiện vẽ hoa trên sân theo ý thích của trẻ.
-
Trẻ vẽ xong cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
2.Trò chơi vận
động: “Chuyền bóng”.
- Cô gt cách
chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi
4-5 lần.
- Cô nhận xét
sau mỗi lần chơi.
3. Chơi tự do:
Cho trẻ chơi tự do với các thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát
và đảm bảo an toàn cho trẻ.
*HĐ3. Kết
thúc: Cô nhận xét buổi chơi, cho trẻ
vào lớp.
|
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ hát.
- Trẻ trả lời
các câu hỏi của cô.
-
Trẻ nêu ý định vẽ
-
Trẻ vẽ.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi trò
chơi vận động
-Trẻ chơi theo
ý thích.
|
III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
Làm quen với các từ: “ Cô giáo -
Dạy học - Chăm sóc”.
1.Mục đích
- Trẻ nghe hiểu và nói được câu:
“Cô giáo - Dạy học - Chăm sóc”
- Hỏi và trả lời
câu hỏi: “ Đây là ai?”,“ Đang làm gì?”,“ Đây là cô giáo”, “Cô giáo đang dạy
học”/Đang chăm sóc cho bé”
2. Chuẩn bị: Bức
tranh vẽ về cô giáo đang dạy học và cô đang cho trẻ ăn.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1: Ổn định
tổ chức, gây hứng thú.
- Cho trẻ đọc
bài thơ “ cô và mẹ”
- Trò chuyện
về nội dung bài thơ.
* HĐ2: Nội
dung
- Cho trẻ q/s
lần lượt bức tranh vẽ về cô giáo đang dạy học và cô đang cho trẻ ăn, cô chỉ
vào tranh và nói: “Cô giáo”, “Dạy học”, “Chăm sóc”. Cho trẻ nhắc lại 3 lần.
- Sau đó, cô gọi 3 trẻ lên: Cô nói từng
tiếng : “Cô giáo”, “Dạy học”, “Chăm sóc”
và yêu cầu trẻ chỉ vào tranh khi cô nói.
- Cô chỉ vào tranh và hỏi: “Đây là ai?” Tập
cho trẻ nói và trả lời theo cô: “ Đây là cô giáo ”, “Cô giáo đang làm gì?”,
“Cô giáo đang dạy học”
- Nếu trẻ trả
lời tốt thì cô có thể sử dụng các từ đã học để trẻ nói được nhiều câu hơn.
VD: “Cô giáo đang dạy học và chăm sóc bé”.
*HĐ3: Kết thúc
Cô nhận xét,
tuyên dương trẻ.
|
-Trẻ đọc thơ
- Trẻ trò
chuyện cùng cô
- Trẻ q/s
tranh
-Trẻ nhắc lại
3 lần
- 3 trẻ chỉ
vào tranh và nói các từ.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ nói theo
cô
|
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
*NỘI DUNG:
- Góc xây dựng: Xây nhà 1
tầng, hai, ba tầng, xây hàng rào, lắp ráp đồ dùng gia đình (bàn, ghế, tủ...).
- Góc Phân vai: Đóng vai “Gia đình”,
“Cửa hàng đồ dùng gia dụng”/ “Cửa hàng thực phẩm”, “Khám bệnh”.
- Góc nghệ thuật:+vẽ, nặn, cắt,
xé, dán một số đồ dùng gia đình (tủ lạnh, tủ quần áo, bát ăn, lọ hoa, các loại
quả...). Tô màu quần áo, mũ, giày dép...
+Nghe nhạc, hát và sử dụng các dụng cụ gõ, đệm, vận động
các bài về chủ đề.
- Góc sác-truyện: Xem tranh
truyện và sưu tầm và dán tranh, ảnh về các đồ dùng gia đình.
- Góc KPKH/TN: +Chơi nhận biết:
Số lượng đồ dùng, đồ chơi, tương ứng với chữ số trong phạm vi 3, nhận dạng chữ
số 3. Chơi phân loại các đồ dùng theo công dụng, chất liệu...
+ Chăm sóc cây(
Lau lá, cắt lá vàng, tưới nước, nhổ cỏ cho cây).
* Cách tiến hành:
Tiến hành như kế hoạch tuần. Cho trẻ chơi chính ở góc Xây dựng.
V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, ăn
bữa phụ, chơi tự do.
1.Hoạt động
chung:
- Ôn bài
cũ:: Tìm hiểu về công việc của cô giáo và ngày 20- 11
* Mục tiêu: Trẻ biết được ngày 20-11 là ngày lễ
truyền thống và ý nghĩa của ngày đó. Biết được công việc của các cô và các hoạt
động của ngày đó.
- Làm
quen với bài mới: “Thêm
bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3”.
- Cho
trẻ đọc thơ, hát múa các bài: “Cô giáo”,
“Cô và mẹ”, “Cô giáo miền xuôi”.
2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
3. Vệ sinh, nêu gương - cắm cờ, trả trẻ.
Post a Comment