Phát triển nhận thức đề tài Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình
Lĩnh vực : Phát triển nhận thức Đề tài: T rò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình HĐ Tích hợp: V ăn học 1. Mục tiêu : a...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/phat-trien-nhan-thuc-de-tai-tro-chuyen-ve-mot-so-do-dung-trong-gia-dinh.html
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia
đình
HĐ Tích hợp:Văn học
1. Mục tiêu:
a.Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên và nói được công
dụng,chất liệu,cấu tạo,màu sắc của một số đồ dung trong gia đình.
b. Kỹ năng:
- Trẻ so sánh,nhận xét được những đặc
điểm khác nhau và giống nhau rõ nét giữa 2 đồ dùng (Về màu sắc,công dụng,cấu
tạo,chất liệu)
- Phát triển nhôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô,biết giữ gìn
và vệ sinh chung cho các loại đồ dùng đó.
2.Chuẩn bị.:
- Đồ dùng của cô:1xoong nhôm,1 bát
sứ,1 cốc nhựa,1 thìa inox,bộ tranh lô tô vè các loại đồ dùng đó.
- Đồ dùng của trẻ:Mỗi trẻ1 bộ lô tô
đồ dung gia đình gồm 4 đến 6 chiếc.
3.Tổ chức hoạt động
ND hoạt động
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
HĐ2: Nội dung
+HĐ2.1. Tìm hiểu về các đồ dùng
+ HĐ2.2.
So sánh cái xoong với cái cốc
*HĐ3. Kết thúc: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
|
- Cho trẻ chơi đi siêu thị mua đồ rồi về chỗ ngồi
- Đàm thoại với trẻ về
các loại đồ dùng đó.
- Chúng mình có biết cái xoong dùng để làm gì?Ai mua được
cái xoong giống của bạn?
a.Tìm hiểu cái xoong
- Cho trẻ quan sát kĩ cái xoong
-Các con có nhận xét gì về cái xoong này ntn?
+Miệng xoong dạng hình gì?
+Cô chỉ vào quai xoong hỏi: “Đây là cái gì?Để làm gì?”
+Có mấy quai xoong?
+Cô chỉ vào cái vung rồi hỏi: “Đây là cái gì?Để làm gì?”
+Cái xoong dùng để làm gì?
+Chiếc xoong này được làm bằng gì?
Cô chốt lại:Cái xoong có vung,có quai,xoong được làm bằng nhôm,inox dùng để nấu cơm,nấu
canh.Và nó là đồ dung cần thiết trong gđ đấy các con ạ.
b.Tìm hiểu về cái bát
Cô đọc câu đố:
“Miệng tròn
,lòng trắng phau phau
Đựng cơm,đựng
thịt,đựng rau hàng ngày”
Là cái gì?
-Cho cả lớp đoán câu đố.
-Bát dung để làm gì?
-Chiếc bát này được làm bằng gì?
-Vì làm bằng sứ nên rất dễ vỡ,vì vậy chúng mình phải cẩn
thận và nhẹ nhàng khi cầm.
-Cô cho trẻ sờ vào cái bát hỏi: “Cháu có nhận xét gì về cái
bát?nó ntn?
-Miệng bát có dạng hình gì?
Cô chốt lại:cái bát được làm bằng sứ,thủy tinh,miệng bát
tròn,dung để đựng cơm và thức ăn.
c.Tìm hiểu về cái thìa
Tương tự câu hỏi nt
d.Tìm hiểu về cái cốc
Tương tự câu hỏi nt
-Cho trẻ nhìn kĩ 2 đồ dùng này giống nhau ở điểm nào?
-Khác nhau ở điểm nào?
-Cách chơi:Cô nói công dụng,trẻ nói đồ vật và ngược lại
|
- Trẻ chơi
- Trẻđàm thoại
- Trẻ quan sát.
- Trẻ nhận xét
- Dạng hình tròn.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả loài
- Trẻ Sờ và nhận xét
-Cùng là đồ dùng trong gđ
-xoong dùng để náu ăn,cốc dùng để
uống nước…
-Trẻ chơi trò chơi
|
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
1.Hoạt động có chủ đích: “Vẽ hoa trên sân tặng cô”.
2. TCVĐ: “Chuyền bóng”.
3. Chơi tự do : Chơi với đ/c thiết bị ngoài trời
a. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với điều
kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành.
-Trẻ biết vẽ hoa theo ý thích của trẻ và biết cách chơi trò chơi,
chơi vui vẻ.
- Luyện kỹ năng vẽ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình.
b. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân trường
-
Đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ.
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
- Cô nói về
nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi.
*HĐ2: Nội dung
1. Hoạt động
có chủ đích: “Vẽ hoa trên sân tặng cô”.
-
Cho trẻ hát bài: “Cô giáo”.
-
Bài hát nói về ai?
-
Sắp đến ngày gì vậy các con?
-
Để thể hiện tình cảm của mình với cô giáo của mình hôm nay các con sẽ vẽ thật
nhiều bông hoa tặng cô của mình nhé!
-
Con sẽ vẽ hoa gì? ( mời 4-5 trẻ nêu ý định vẽ)
-
Cô hỏi trẻ các vẽ các loại hoa.
-
Cho trẻ thực hiện vẽ hoa trên sân theo ý thích của trẻ.
-
Trẻ vẽ xong cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
2.Trò chơi vận
động: “Chuyền bóng”.
- Cô gt cách
chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi
4-5 lần.
- Cô nhận xét
sau mỗi lần chơi.
3. Chơi tự do:
Cho trẻ chơi tự do với các thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát
và đảm bảo an toàn cho trẻ.
*HĐ3. Kết
thúc: Cô nhận xét buổi chơi, cho trẻ
vào lớp.
|
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ hát.
- Trẻ trả lời
các câu hỏi của cô.
-
Trẻ nêu ý định vẽ
-
Trẻ vẽ.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi trò
chơi vận động
-Trẻ chơi theo
ý thích.
|
III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
Làm quen với các từ: “ Tủ - Bàn–Ghế”.
1.Mục đích
- Trẻ nghe hiểu và nói được câu:
“Tủ - Bàn–Ghế”
- Hỏi và trả lời
câu hỏi::“ Đây là
gì?”, “Dùng để làm gì?”,“ Đây là cái tủ”/ “Dùng để đựng quần áo”, “Đây là cái bàn”/ “Dùng để
”,“Đây là ghế”/ “Dùng
để ngồi”
2. Chuẩn bị: Tủ,bàn,ghế đồ chơi.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1: Ổn định
tổ chức, gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu bà”
- Trò chuyện
về nội dung bài hát.
* HĐ2: Nội
dung
- Cho trẻ q/s
lần lượt vào ba đồ vật và
nói: “Tủ”, “Bàn”, “Ghế”. Cho trẻ
nhắc lại 3 lần.
- Sau đó, cô gọi 3 trẻ lên: Cô nói từng
tiếng : “Tủ”, “Bàn”, “Ghế” và yêu cầu trẻ chỉ vào đồ vật khi cô nói.
- Cô chỉ vào đồ vật và hỏi: “Đây là ai?” Tập cho trẻ nói
và trả lời theo cô: “ Đây là cái tủ ”, “Dùng để đựng quần áo?”, ….
*HĐ3: Kết thúc
Cô nhận xét,
tuyên dương trẻ.
|
-Trẻ hát
- Trẻ trò
chuyện cùng cô
- Trẻ q/s
tranh
-Trẻ nhắc lại
3 lần
- 3 trẻ chỉ
vào tranh và nói các từ.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ nói theo
cô
|
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
*NỘI DUNG:
- Góc xây dựng: Xây nhà 1
tầng, hai, ba tầng, xây hàng rào, lắp ráp đồ dùng gia đình (bàn, ghế, tủ...).
- Góc Phân vai: Đóng vai “Gia đình”,
“Cửa hàng đồ dùng gia dụng”/ “Cửa hàng thực phẩm”, “Khám bệnh”.
- Góc nghệ thuật:+vẽ, nặn, cắt,
xé, dán một số đồ dùng gia đình (tủ lạnh, tủ quần áo, bát ăn, lọ hoa, các loại
quả...). Tô màu quần áo, mũ, giày dép...
+Nghe nhạc, hát và sử dụng các dụng cụ gõ, đệm, vận động
các bài về chủ đề.
- Góc sác-truyện: Xem tranh
truyện và sưu tầm và dán tranh, ảnh về các đồ dùng gia đình.
- Góc KPKH/TN: +Chơi nhận biết:
Số lượng đồ dùng, đồ chơi, tương ứng với chữ số trong phạm vi 3, nhận dạng chữ
số 3. Chơi phân loại các đồ dùng theo công dụng, chất liệu...
+ Chăm sóc cây(
Lau lá, cắt lá vàng, tưới nước, nhổ cỏ cho cây).
* Cách tiến hành:
Tiến hành như kế hoạch tuần. Cho trẻ chơi chính ở góc Xây dựng.
V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, ăn
bữa phụ, chơi tự do.
1.Hoạt động
chung:
- Ôn bài cũ:: Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia
đình
* Mục tiêu: - Trẻ gọi đúng tên và nói được công
dụng,chất liệu,cấu tạo,màu sắc của một số đồ dung trong gia đình.
- Làm
quen với bài mới: “Đi
theo đường hẹp,trèo lên,xuống ghế”.
- Cho
trẻ đọc thơ, hát múa các bài: “Cô giáo”,
“Cô và mẹ”, “Cô giáo miền xuôi”.
2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
3. Vệ sinh, nêu gương - cắm cờ, trả trẻ.
Post a Comment