Phát triển ngôn ngữ truyện Cáo, Thỏ và Gà Trống
Giáo án : Phát triển ngôn ngữ Chủ đề : Động vật Truyện: Cáo, Thỏ và Gà Trống Loại tiết: Đa số trẻ chưa biết Đối tượng : Mẫu giáo nh...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/phat-trien-ngon-ngu-truyen-cao-tho-va-ga-trong.html
Giáo án : Phát triển ngôn ngữ
Chủ
đề : Động vật
Truyện:
Cáo, Thỏ và Gà Trống
Loại
tiết: Đa số trẻ chưa biết
Đối
tượng : Mẫu giáo nhỡ
Số
trẻ : 20-25 trẻ
Thời
gian : 30-32 phút
I.Mục
đích yêu cầu :
1.
Kiến thức
-
Trẻ nhớ tên truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống”, nhớ các nhân vật trong truyện.
-
Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện đã kể về bạn Thỏ bị Cáo chiếm mất nhà.
Thỏ đã được gà trống dũng cảm giúp đỡ nên đã lấy lại được nhà của mình,
còn Bác Gấu và Bạn Chó vì nhút nhát nên
đã không đuổi được Cáo đi..
2. Kỹ năng
-
Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, trả lời đúng câu hỏi của cô, sử dụng câu đơn giản đủ
thành phần.
-
Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc.
-
Rèn KN ghi nhớ có chủ định. Phát triển trí tưởng tượng.
-
Chăm chú lắng nghe cô kể chuyện.
-
Góp phần GD trẻ lòng dũng cảm, không tỏ ra sợ hãi và biết tự bảo vệ mình khi
gặp người xấu. Biết giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị
1.
Giọng kể:
Nhân
vật Thỏ: buồn, yếu ớt.
Nhân
vật Cáo: kể với giọng to, khàn, hung dữ (khi nói với Bầy Chó, Bác Gấu), kể với
giọng nhỏ nhẹ, sợ sệt khi nói với Gà Trống.
Nhân
vật Gà Trống: to vang, oai vệ.
Nhân
vật Chó: hồn nhiên
Nhân
vật Gấu: trầm, ồm ồm.
2.
Đồ dùng TQ
- Giáo án điện tử
- Nhạc
bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”
- Sa bàn diễn rối, rối tay các nhân vật: Cáo,
Thỏ, Gà Trống, Chó, Bác Gấu
3
Địa
điểm – đội hình: Trẻ ngồi trong lớp theo hình chữ U
và linh hoạt trong từng hoạt động.
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định tổ chức
Cô phụ:
Cô chào tất cả các con! Cô rất vinh dự
giới thiệu với các con đến dự thăm lớp mình hôm nay có rất nhiều các bác các
cô trong trường đấy. Các con hãy khoanh tay chào các bác, các cô nào!
“Xúm
xít, xúm xít”
Các con ơi, cô thấy rằng các bạn lớp B2
bạn nào cũng xinh tươi, cũng ngoan đấy. Cô có một câu hỏi muốn dành cho tất
cả các con:
-
Theo các con người dũng cảm là người như thế nào?
-
Trong lớp mình ai là người dũng cảm?
Cô
thấy tất cả các con đều là những người dũng cảm, đúng không cô Nhật?
|
Bên
cô, bên cô
Trẻ
TL
Trẻ
TL
|
2. Bài mới
2.1.Giới thiệu tên truyện
Cô chính:
Đúng vậy cô Hà ạ. Cô Nhật cũng thấy tất cả các bạn lớp B2 đều dũng cảm, đều
rất đáng yêu nữa! Cô có một câu chuyện kể về những con vật, có con thì dũng
cảm, có con vẫn còn nhút nhát. Để biết đó là những con vật nào, Cô mời các
con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” nhé!
|
|
Cô chính
kể Lần 1: Kể diễn cảm kết hợp nét
mặt cử chỉ
+
Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
+
Trong truyện có những nhân vật nào?
Cô giới thiệu ND:
Câu chuyện đã kể về bạn Thỏ bị Cáo
chiếm mất nhà. Thỏ đã được gà trống dũng cảm giúp đỡ nên đã lấy lại được nhà
của mình, còn Bác Gấu và Bạn Chó vì
nhút nhát nên đã không đuổi được Cáo đi.
Bây
giờ, cô mời các con cùng lắng nghe cô Hà kể một lần nữa câu chuyện này nhé!
|
Trẻ
lắng nghe cô.
Trẻ
TL
|
Cô phụ
kể Lần 2: Kể diễn cảm kết hợp hình
ảnh trên PowerPoint.
|
|
2.1.Đàm thoại
(Cô chính: Đàm thoại câu 1,2,3,4,6,7; cô phụ đàm thoại câu 5)
|
|
1.
Các con vừa được nghe cô kể câu
chuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào?
Câu
chuyện các con vừa được nghe là truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống”. Trong truyện
có các nhân vật là Thỏ, Cáo, Chó, Bác Gấu và Gà Trống.
|
Trẻ
TL
|
2.
Cáo và Thỏ sống trong những ngôi
nhà như thế nào? Vì sao Cáo lại xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ?
Cáo
sống trong ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ thì sống trong ngôi nhà bằng gỗ. Mùa
xuân đến, nhà của Cáo bị tan ra thành nước. Không còn nhà nữa, Cáo đã xin
sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà.
Trích
dẫn “Ngày xửa ngày xưa… đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà”
|
Trẻ
TL
|
Trẻ
TL
|
|
3. Thỏ đã gặp những ai giúp đỡ?
Bị
mất nhà Thỏ buồn quá vừa đi vừa khóc, Thỏ đã gặp Bạn Chó, rồi đến Bác Gấu và
Gà Trống nữa. Mọi người đều rất nhiệt tình giúp đỡ Thỏ đuổi Cáo ra khỏi nhà
Thỏ.
|
Trẻ
TL
|
5.
Vì sao bạn Chó và Bác Gấu không
đuổi được Cáo ra khỏi nhà của Thỏ?
Mặc
dù rất tốt bụng nhưng vì nhút nhát, sợ sệt nên bạn Chó và Bác gấu đều không
đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ.
Trích
dẫn “Thỏ vừa đi vừa khóc….Bác Gấu sợ quá chạy mất”
|
Trẻ
TL
|
6.
Gà Trống đuổi được Cáo đi bằng cách nào?
Bằng sự cương quyết và dũng cảm nên anh Gà
Trống đã đuổi được Cáo đi dành lại ngôi nhà cho Thỏ.
Trích
dẫn “Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc…trở thành người bạn thân thiết của
Thỏ”
|
Trẻ
TL
|
7.
Qua câu chuyện, con thích nhân
vật nào? Vì sao?
Cô
cũng giống như các con rất yêu thích bạn Gà Trống vì gà trống thật dũng cảm
biết giúp đỡ bạn thỏ lúc gặp khó khăn phải không!
|
Trẻ
TL
|
Cô phụ Giáo dục:
Bác Gấu, Bạn Chó, Gà Trống đều là những
người bạn tốt nhưng Bác gấu và Bạn Chó đều rất nhút nhát; chỉ có Gà Trống,
nhờ sự dũng cảm đã đuổi được Cáo giúp Thỏ lấy lại ngôi nhà của mình. Cô mong
tất cả các con hãy học tập Bác Gấu Bạn Chó, Gà Trống luôn giúp đỡ mọi người
lúc gặp khó khăn và hãy luôn dũng cảm, tự tin không tỏ ra sợ hãi và biết tự bảo vệ mình khi gặp người xấu như Gà
Trống nhé!
-
Các con vừa được lắng nghe truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống”, ngoài tên truyện
này ra, con còn muốn đặt tên cho câu chuyện là gì?
-
Cô thấy tất cả những tên truyện mà các con vừa đặt tên đều rất hay và có ý
nghĩa đấy!
|
Trẻ
TL
|
Lần 3: Hoạt cảnh rối “Cáo, Thỏ và
Gà Trống”
|
|
Cô chính:
Bạn Gà Trống thật tuyệt vời. Chúc mừng bạn Thỏ đã trở về ngôi nhà của mình.
Câu chuyện này đã được chuyển thể thành hoạt cảnh rối “Cáo, Thỏ và Gà Trống”,
xin mời tất cả các cô và các con cùng hướng lên sân khấu để thưởng thức!.
Cô chính phối hợp cô phụ
diễn rối.
|
Trẻ
xem rối
|
8. Kết thúc: Cô chính
-
Hát bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”
-
Giờ học của lớp chúng mình đến đây là kết thúc rồi. Cô khen tất cả các con đã
rất chăm chú lắng nghe chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô. Các con hãy
khoanh tay chào các bác các cô nào!
Xin
được cảm ơn tất cả các cô giáo trong trường đã tới dự giờ LQVH của lớp B2.
Thay mặt cho tập thể giáo viên và các bé lớp B2 kính chúc các cô nhiều sức
khỏe, thành công và hạnh phúc. Xin chân trọng cảm ơn!
|
Post a Comment