Phát triển thể chất đề tài Bò thấp chui qua cổng và trò chơi tung bóng
Phát triển thể chất đề tài Bò thấp chui qua cổng và trò chơi tung bóng I. HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực : Phát triển thể chất Đề tài:“Bò...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/phat-trien-chat-de-tai-bo-thap-chui-qua-cong-va-tro-choi-tung-bong.html
Phát triển thể chất đề tài Bò thấp chui qua cổng và trò chơi tung bóng
I.HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Đề tài:“Bò thấp
chui qua cổng” .Trò chơi: “Tung bóng”
HĐ Tích hợp: Âm
nhạc, toán
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động cơ bản
- Trẻ biết phối hợp chân, tay và vận động chui qua cổng
không chạm lưng vào cổng. Biết tung bóng lên cao và bắt bóng
bằng 2 tay.
b. Kỹ năng
- Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo
cho trẻ .
- Phát triển tố chất vận động : sức khoẻ , nhanh nhẹn & kỷ
năng định hướng .
- Giáo dục tính kiên
trì, biết tập trung chú ý cao khi tập luyện.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô:Xắc xô, 2 cổng vòng
cung, bóng
- Đồ dùng của trẻ: quần áo gọn gàng
3. Tổ chức hoạt động:
ND
hoạt động
|
HĐ của cô
|
HĐ của trẻ
|
*HĐ1.Ổn
định tổ chức, khởi động
* HĐ2.
Trọng động
+HĐ2.1. Bài tập
phát triển chung
+HĐ2.2. Vận động cơ bản: “Bò thấp chui qua cổng”
+ HĐ2.3.Trò
chơi “Tung bóng”
HĐ3. Hồi tĩnh
|
- Cho trẻ hát bài: “Đoàn
tàu nhỏ xíu” Kết hợp đi
thường ,đi gót chân, đi nhanh , đi thường , đi kiễng cùng chân,đi
thường sau đó về đội hình 3 hàng dọc,cho trẻ quay sang trái ( hoặc
phải) về đội hình 3 hàng ngang để tập BTPTC.
+Tay –vai : Đưa tayđưa ngang lên cao:
Nhịp 1: Bước chân trái sang
ngang 1 bước, đồng thời 2 tay đưa ngang (lòng bàn tay sấp)
Nhịp2: Đưa 2 tay lên cao (Lòng
bàn tay hướng vào nhau)
Nhịp 3: Như nhịp1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Sau đó đổi chân phải sang ngang
và tập từ hịp 1 đến nhịp 4.
+Chân : Bước 1 chân đưa ra trước, khuỵu gối.
TTCB: Đứng khép chân tay chống
hông.
Nhịp 1: Bước chân trái ra 1
bước, khuỵu gối chân phải thẳng. Tay đưa ngang lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2:Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 3: Bước chân phải ra trước
- như nhịp1
Nhịp4: Về TTCB
+ Lưng - bụng : Hai tay đưa
ngang, gập bàn tay sau gáy.
Nhịp 1: Bước chân trái sang
ngang 1 bước, đồng thời 2 tay đưa ra ngang lòng bàn tay ngửa.
Nhịp 2: Gập khuỷu tay, bàn tay để sau gáy
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị sau
đổi chân
+Bật : Bật chụm tách chân
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2( kết hợp với giải thích động
tác) : Cô chống 2 tay trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh cô bò, khi
bò mắt nhìn thẳng, đầu không cúi , cô bò bằng bàn tay và cẳng chân
, bò tay nọ chân kia,khi bò đến cổng cô khéo léo để lưng không chạm
vào cổng cứ như vậy cô bò cho hết quãng đường.
- Cô gọi 1 trẻ lên tập
- Trẻ tập: Lần 1
cô cho từng đôi trẻ lên tập. Cô chú ý sửa sai cho trẻ,cô khuyến khích,
đông viên trẻ.
- Lần 2 cô cho 2
tổ thi đua.
- Củng cố : Cô hỏi trẻ nhắc lại tên vận động,mời 1 trẻ lên
làm lại
- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách
chơi ,luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô
nhật xét , tuyên đương trẻ
-Cho trẻ đi
lại nhẹ nhàng 2-3 phút
|
- Trẻ đi các kiểu chân theo cô.
- Trẻ thực hiên theo cô hướngdẫn BTPTC.
- Trẻ chú ý quan sát cô thực hiện
-Trẻ xung phong lên thực cùng cô.
- Trẻ lần lượt thực hiện
- Trẻ chú ý nghe cô HD và thực hiện chơi.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng.
-Trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định
|
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
1.Hoạt động có chủ đích: Quan sát các kiểu nhà
xung quanh trường
2.TCVĐ: “Chuyền bóng”
3. Chơi tự do : Chơi với bóng,
phấn, đ/c thiết bị ngoài trời
a. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với điều
kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành
- Trẻ biết được tên gọi của các
kiểu nhà: Nhà tầng, nhà ngói, nhà bằng, nhà sàn.Nhận xét được đặc điểm khác
nhau giữa các kiểu nhà, trẻ biết t/d của ngôi nhà.
- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi
đúng luật
- Trẻ được vui chơi thoải mái,
chơi theo ý thích của mình
b. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân trường
- Phấn, bóng, phấn, đ/d, đ/c
thiết bị ngoài trời
c. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ.
|
*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây
hứng thú
- Cô nói về
nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi
*HĐ2: Nội dung
1. Hoạt động
có chủ đích: “Quan sát các kiểu nhà xung quanh trường”
Cô trò chuyện cùng trẻ : Hôm nay cô cùng các
con trò chuyện về những ngôi nhà xung
quanh trường mình nhé.
-
Con có biết ngôi nhà sơn màu xanh kia
là nhà gì không?
-
Còn ngôi nhà sơn màu vàng là nhà gì?
-
Ngôi nhà lợp mái tôn đỏ gọi là nhà gì?
-
Còn ngôi nhà lợp ngói bờ lô gọi nhà
nhà gì? Đó là nhà của bạn nào?
-
Con có nhận xét gì về điểm giống và
khác nhau của các ngôi nhà này?
-
Các ngôi nhà này do ai xây dựng nên?
-
Cần dùng những nguyên vật liệu gì để
xây dưng nên ngôi nhà?
-
Con phải giữ gìn ngôi nhà của mình như
thế nào?
Cô nói ngôi
nhà xây nên dùng cho ông bà, bố mẹ, con
cái ở và sinh sống vì vậy con phải biết giữ gìn cho nhà luôn sạch sẽ.
2.Trò chơi vận
động: “Chuyền bóng”
- Cô gt cách
chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi
4-5 lần
- Cô nhận xét
sau mỗi lần chơi
3. Chơi tự do:
Cho trẻ chơi tự do bòng, phấn, chơi với các thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát
và đảm bảo an toàn cho trẻ.
*HĐ3. Kết thúc
Cô nhận xét
buổi chơi, sau đó cho trẻ đi rửa tay, kt sỉ số và cho trẻ vào lớp
|
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ q/s và nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi trò
chơi vận động
- Trẻ chơi
theo ý thích.
|
III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
Làm quen với các từ: “ Kiến trúc
sư”, “Thợ xây”, “Thợ mộc”
1.Mục đích
- Trẻ nghe hiểu và nói được câu:
“ Kiến trúc sư”, “Thợ xây”, “Thợ mộc”
- Hỏi và trả lời
câu hỏi: “ Đây là ai?”“ Đây làkiến trúc sư ”, “Đây là thợ xây”, “Đây là thợ
mộc”
2. Chuẩn bị: Bức tranh vẽ
về thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*HĐ1: Ổn định
tổ chức, gây hứng thú
- Cho trẻ hát
cùng cô bài “Nhà của tôi”
- Các con vừa
hát bài gì? Ai là người xây dựng nên ngôi nhà?
* HĐ2: Nội
dung
- Cho trẻ q/s
lần lượt các bức tranh về thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư.
- Cô chỉ vào
từng người và nói: “kiến trúc sư”, “ Thợ xây”, “Thợ mộc” và cho trẻ nhắc lại
3 lần
- Sau đó, cô gọi 3 trẻ lên: Cô nói từng
tiếng “kiến trúc sư”, “ Thợ xây”, “Thợ mộc” và yêu cầu trẻ chỉ vào tranh khi
cô nói.
- Cô chỉ vào tranh và hỏi: “Đây là ai?” Tập
cho trẻ nói và trả lời theo cô: “ Đây làkiến trúc sư ”, “Đây là thợ xây”,
“Đây là thợ mộc”
Nếu trẻ trả
lời tốt thì cô có thể sử dụng các từ đã học để trẻ nói được nhiều câu hơn.
VD: “kiến trúc sư thiết kế nhà”, “Thợ xây xây nhà”, “Thợ mộc làm cửa nhà”
*HĐ3: Kết
thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
|
-Trẻ hát
- Trẻ trò
chuyện cùng cô
- Trẻ q/s
tranh
-Trẻ nhắc lại 3
lần
- 3Trẻ chỉ vào
tranh
-Trẻ trả lời
-
Trẻ nói theo cô
-
Trẻ nói theo cô
|
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
*NỘI DUNG:
- Góc xây dựng: xây dựng các kiểu nhà ở ( Xếp các kiểu nhà khác nhau,
vườn, ao cá, vườn hoa, vhàng rào, xếp, lắp ghép khu chung cư cao tầng, khu tập thể...
Góc Phân vai: Đóng vai “Gia đình”, chơi “Siêu thị đồ dùng, đồ chơi”/
“Cửa hàng thực phẩm”, “ Phòng Khám bệnh”.
- Góc nghệ thuật:+Vẽ, nặn, cắt
dán, tô màu các kiểu nhà theo ý thích. Sử dụng các hộp cát tông, thùng đựng
đồ... làm thành ngôi nhà.
+Hát và sử dụng
các dụng cụ gõ, đệm, vận động các bài về chủ đề.
- Góc sách-truyện: Sưu tầm và dán
tranh, ảnh về các kiểu nhà khác nhau, các phòng trong nhà. Làm sách về các kiểu
nhà, các phòng ngủ trong căn nhà.
- Góc KPHK/TN: Xếp số lượng
đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình; chơi phân loại các hình
học( hình tròn, hình vuông, hình tam giác) theo tên gọi hoặc kích thước.
Chăm sóc cây trong lớp, trong
trường, gieo hạt quan sát quá trình lớn lên của cây từ hạt.
*Cách tiến hành: Tiến hànhtương
tự như kế hoạch tuần, cho trẻ chơi chính
ở góc phân vai
V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, ăn
bữa phụ, chơi tự do.
1.Hoạt động
chung:
- Ôn bài cũ:Ôn
tập số 1,2
* Mục tiêu: Trẻ biết đếm và nhận biết
được đồ vật có số lượng 2, nhận biết được các số 1,2.
- Làm
quen với bài mới: PTNN: Truyện: “Gấu con chia quà”
2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
3. Vệ sinh, nêu
gương - cắm cờ, trả trẻ
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Trẻ
hứng thú tham gia các hoạt động, đa số trẻ ngoan
Post a Comment