KPKH: Một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp

KPKH: Một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp I. Mục đích: * Trẻ biết tên đồ dùng đồ chơi của lớp mình, biết 1 số đặc điểm, vị trí của đồ d...

KPKH: Một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp

I. Mục đích:
* Trẻ biết tên đồ dùng đồ chơi của lớp mình, biết 1 số đặc điểm, vị trí của đồ dùng đồ chơi. Biết cách sử dụng, công dụng của đồ chơi.
- Biết so sánh sự giống và khác nhau về công dụng, kích thước, màu sắc, chất liệu của đồ dùng đồ chơi đó.
- Trẻ biết nhặt lá rụng trên sân trường.
- Trẻ nghe băng và biết tên bài hát vừa nghe.
* Rèn óc quan sát, tư duy ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng đếm, phát triển tai nghe cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp.
- Giáo dục trẻ cách bảo vệ môi trường.
- Trẻ có ý thức thi đua học cùng các bạn.


II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi trong lớp: bàn, ghế, lắp ghép, búp bê, vòng, vở, sáp màu, đất nặn....
- Thùng rác, thau chậu.
- Máy tính có bài hát trong chủ đề.
- Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc.

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động học : KPKH.
Một số đồ dùng đồ chơi trong lớp.
a) Hoạt động1: Trò chuyện gây hứng thú.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: “ Bàn ghế ”
Bàn ghế ta ngồi        Kê dọn hẳn hoi
Chớ bôi bẩn lên       Đừng kéo đừng lôi
Giữ gìn cẩn thận      Kẻo mà nó gãy.
- Bài thơ nói về điều gì?
- Các con hãy quan sát xem bàn ghế của lớp mình như thế nào? Để làm gì? Làm bằng nguyên liệu gì?
- Bàn và ghế có gì giống và khác nhau?
- Ngoài bàn, ghế ra thì lớp mình còn những đồ dùng gì khác nữa?
b) Hoạt động 2: Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Cô có 1 chiếc hộp kỳ diệu các con hãy đoán xem trong hộp quà là gì?
- Mời 1 trẻ lên bóc hộp quà.
- Tặng mỗi trẻ 1 đồ dùng hoặc 1 đồ chơi.
- Bạn nào có đồ chơi là búp bê?
Búp bê dùng để làm gì? Đồ chơi này chơi ở góc nào? Khi chơi các con phải chơi như thế nào?
- “Lắng nghe, lắng nghe”
- Ai có đồ chơi là lắp ghép?
- Đồ chơi lắp ghép được làm bằng nguyên liệu gì? Lắp ghép có ở góc nào của lớp mình?
- Ai có nhận xét gì về búp bê và lắp ghép (có gì giống và khác nhau?).
- Ai có đồ dùng học tập?
+ Con có đồ dùng gì?
+ Con có nhận xét gì về đồ dùng đó?
+ Đồ dùng đó được làm bằng gì? Dùng để làm gì?
- Cho trẻ so sánh nhận xét đồ dùng đó.
- Ngoài những đồ dùng, đồ chơi đó ra trong lớp còn có đồ dùng đồ chơi gì khác?
- Mỗi khi chơi hoặc khi sử dụng phải như thế nào?
c) Hoạt động 3: Củng cố.
* TC: “Thi xem ai nhanh”.
- Cô nói tên đồ chơi nào, trẻ giơ lên nói nhanh tên đồ chơi đó hoặc cô tả hình dạng, công dụng trẻ nói tên.
* TC: “Về đúng vị trí”.
- Hãy cầm đồ chơi và đặt đúng góc.
* Nhận xét tuyên dương trẻ.
2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Dung dăng dung dẻ”.
- Cô giới thiệu trò chơi và chơi cùng trẻ.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
b) Hoạt động 2: Nhặt lá rụng trên sân trường.
- Chúng mình hãy nhìn xem sân trường hôm nay có gì nào?
- Vì sao lại có nhiều lá?
- Những chiếc lá này làm cho sân trường mình như thế nào?
- Muốn cho sân trường luôn sạch sẽ các con phải làm gì?.
- Các con hãy nhặt những chiếc lá cho vào rổ mang lại đây cho cô nào?
- Những chiếc lá này có thể làm được gì?
- Cho trẻ mang lá về góc tạo hình chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: T/C “Nấp cho kín”.
- Cô gợi hỏi lại trẻ cách chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô bao quát, động viên trẻ chơi.
b) Hoạt động 2: Nghe băng các bài hát trong chủ đề.
- Cô mở máy tính cho trẻ nghe các bài hát trong chủ đề: Em đi mẫu giáo, gác trăng, trường chúng cháu là trường mầm non...
- Hỏi các con vừa được nghe bài hát gì?
- Bài hát đó của nhạc sỹ nào sáng tác?
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
*Nêu gương cuối ngày.
- Trẻ chú ý lắng nghe

- Giữ gìn bàn ghế ta ngồi
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.

- Trẻ so sánh.

- Trẻ kể.


- Trẻ đoán.

- Một trẻ lên bóc quà.
- Trẻ nhận.
- Trẻ giơ búp bê.

- Trẻ trả lời góc phân vai.
- “Nghe gì? nghe gì?”
- Trẻ giơ lắp ghép.
- Trẻ nêu.


- Trẻ nêu nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ trả lời

- Trẻ so sánh.

- Trẻ kể
- Trẻ trả lời



- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.


- Trẻ cầm và đặt đúng góc.



- Trẻ chơi trò chơi.



- Có lá.

- Trẻ trả lời.
- Không sạch.

- Nhặt những chiếc lá.

- Trẻ nhặt lá mang cho cô kiểm tra.
- Làm các con vật.
- Trẻ mang về góc tạo hình chơi.
- Trẻ chơi tự do.

- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ tham gia chơi.



- Trẻ chú ý lắng nghe.


- Trẻ trả lời cô.

- Trẻ chơi tự chọn.

Đánh giá các hoạt động của trẻ trong ngày
...........................................................................................................................................

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 3571665165382873459

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item