Hoạt động tung bóng lên cao và bắt bóng
Hoạt động tung bóng lên cao và bắt bóng I. Mục đích: * Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công d...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/hoat-dong-tung-bong-len-cao-va-bat-bong.html
Hoạt động tung bóng lên cao và bắt bóng
I. Mục đích:
* Trẻ
biết tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Trẻ
biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của cầu trượt, xích đu.
-
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, đọc cùng cô bài thơ “Cảm ơn”
-
Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi và biết chơi đúng luật.
* Rèn
cho trẻ sự khéo léo trong khi tung và bắt bóng, phát triển giác quan, cơ tay
cho trẻ.
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng khi chơi trò chơi.
* Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên để phát triển thể chất.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
- Giáo dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị:
- Xắc xô, sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, bóng
cho trẻ.
- Cầu trượt, xích đu, dây thừng.
- Tranh thơ: Cảm ơn.
- Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động học: Thể
dục:
“Tung bóng lên cao và bắt
bóng”
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Giới thiệu hội thi : Bé khỏe, bé ngoan Lớp 4
tuổi B.
- Giới thiệu 3 đội
chơi.(3 tổ)
b) Hoạt động 2 : Khởi động.
- 3 đội cùng giao lưu đi,
chạy các kiểu.
c) Hoạt động 3: Trọng
động.
* BTPTC: Ai tập đúng hơn, bền hơn.
Cho trẻ tập theo nhịp đếm
cùng cô.
- Tay: Đưa trước, lên
cao.
- Bụng : Quay người sang
2 bên.
- Chân: Khuỵu gối.
- Bật: Luân phiên.
* VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Hỏi trẻ: Với những quả
bóng này 3 đội sẽ làm gì?
- Hôm nay 3 đội sẽ thi
“Tung bóng lên cao và bắt bóng”.
- Cô làm mẫu lần 1 không
phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 phân tích
động tác:
Các bạn cầm bóng bằng 2 tay,
dùng lực của cả hai tay tung bóng lên cao và nhìn theo bóng, khi bóng rơi
xuống dùng 2 tay bắt bóng nhưng không ôm bóng vào người.
- Cho trẻ khá lên tập thử cô
quan sát.
- Cho trẻ thực hiện:
+ Lần 1: 3 đội được làm thử,
không thi đua.
+ Lần 2: Cuộc thi chính thức
của 3 đội, đếm số bạn làm được trong mỗi đội và so sánh. Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
- Củng cố : Hỏi và nhắc
lại tên bài tập, cho một trẻ tập tốt lên tập lại.
* TCVĐ: Chuyền bóng.
- Cô giới thiệu trò chơi,
luật chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Bao quát động viên trẻ
chơi.
d) Hoạt động 4: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại nhẹ
nhàng 1-2 vòng quanh sân tập.
Kết thúc: Trẻ cất đồ dùng đồ chơi cùng cô.
2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Quan sát cầu trượt, xích đu.
- Cô và trẻ vừa đi vừa
đọc bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ”.
- Các con hãy nhìn xem
sân trường mình có đẹp không?
- Có những đồ chơi gì
ngoài sân?
- Đây là gì? Ai có nhận
xét gì về cầu trượt này? Ai có ý kiến gì khác?
Cầu trượt có màu sắc gì?
Dùng để làm gì? Khi chơi cầu trượt các con phải như thế nào?
- Cô chốt lại: Đây là cầu
trượt, có màu xanh, đỏ, vàng, dùng để cho các con chơi. Khi chơi cầu trượt
các con phải xếp hàng lần lượt khi đến mình thì mới chơi, không được chen lấn
xô đẩy nhau khi chơi các con nhớ chưa?
- Bên cạnh cầu trượt có
cái gì đây?
Ai có nhận xét gì về xích
đu?
Xích đu có màu sắc như
thế nào? Dùng để làm gì? Khi chơi với xích đu các con phải làm sao?
- Cô chốt lại: Xích đu là
đồ chơi ngoài trời, để cho các con chơi nhưng khi chơi với xích đu các con
nhớ ngồi cẩn thận kẻo ngã.
- Vừa rồi cô đã cho các
con quan sát về cầu trượt và xích đu các con thấy 2 đồ chơi này có điểm gì
khác nhau?
(Cầu trượt để trượt còn
xích đu để ngồi và đu...)
+ Điểm giống nhau: Đều là
đồ chơi ngoài trời.
- Ngoài xích đu, cầu
trượt ở trường mình còn có đồ chơi gì nữa?
- Giáo dục trẻ: Khi chơi
đồ chơi ngoài trời các con nhớ phải cẩn thận không xô đẩy nhau, phải chờ đến
lượt mình rồi mới chơi.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Kéo co”.
- Cô nhắc lại luật chơi,
cách chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô bao quát động viên
trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Nu na nu nống”.
b) Hoạt động 2: Làm quen bài thơ “Cảm ơn”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 1-2
lần giới thiệu tên bài, tên tác giả.
- Cho trẻ đọc cùng cô 3-4
lần (cô sửa sai cho trẻ).
- Hỏi trẻ: tên bài, tên
tác giả.
* Giáo dục trẻ: Phải quan
tâm giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
*
Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ đi chạy các kiểu.
- Trẻ tập theo nhịp đếm.
- Trẻ trả lời.
- Xem cô tung bóng.
- Trẻ lắng nghe và quan sát
cô làm mẫu.
- Trẻ tập thử.
- 3 đội tập.
- Trẻ thi đua theo 3 tổ.
- Trẻ nhắc lại tên bài tập và tập lại.
- Trẻ nắm được.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ cất đồ dùng đồ
chơi cùng cô.
- Trẻ vừa đi vừa
đọc cùng cô.
- Trẻ trả lời
cô.
- Trẻ nêu nhận
xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nêu nhận
xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ so sánh
điểm giống và khác nhau.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
và hiểu LC, CC.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi tự do.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ nghe cô đọc và giới
thiệu tên bài, tên tác giả.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi tự chọn.
|
Đánh giá các hoạt động của trẻ trong ngày
........................................................................................................................................
Post a Comment