Hoạt động hát Rước đèn dưới ánh trăng
Hoạt động hát Rước đèn dưới ánh trăng I. Mục đích yêu cầu - Kiến thức :Trẻ thuộc, hiểu nội dung bài hát “rư...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/hoat-dong-hat-ruoc-den-duoi-anh-trang.html
Hoạt động hát Rước đèn dưới ánh trăng
I.
Mục đích yêu cầu
- Kiến thức :Trẻ thuộc, hiểu nội
dung bài hát “rước đèn dưới ánh trăng” và biết thể hiện cảm xúc khi nghe bài
“Chiếc đèn ông sao” .
- Kỹ năng : Rèn
trẻ hát kết hợp vận động minh họa nhịp nhàng
- Thái độ : Giáo
dục trẻ không ăn nhiều bánh ngọt và không thức khuya để giữ gìn sức khỏe.
II.
Chuẩn bị:
- Cô: Trống lắc, tranh múa lân, lồng
đèn ông sao
- Trẻ: Mũ chóp kín
III.
Tổ chức hoạt động:
HĐ 1: Hát, vận động “Rước đèn dưới ánh trăng”
Cho trẻ đọc thơ
“Trăng sáng” (lớp đọc 1 lần)
-
Bài thơ nói về nội dung gì ? Trăng sáng vào những ngày nào vậy các con ?
-
Vào đêm lễ hội trăng rằm có những gì ?
-
Cho trẻ xem tranh múa lân.
- Đàm thoại nội
dung tranh (trẻ quan sát tranh, đàm thoại cùng cô). Cô giới thiệu tên bài hát “
rước đèn dưới ánh trăng”. Nhạc và lời: Phạm Tuyên (Trẻ nhắc lại tên đề tài)
-
Cô hát lần 1 diễn cảm (trẻ chú ý lắng
nghe). Lần 2 hát kết hợp vận động minh họa
-
Đàm thoại nội dung bài hát (trẻ đàm thoại cùng cô)
-
Cho trẻ luyện chỗ hát khó: lướt, trăng vàng (mỗi câu hát 2 – 3 lần)
-
Cô hát cùng trẻ thuộc bài hát (Rèn trẻ yếu)
-
Cô cho trẻ tự do vận động minh họa theo
bài hát (cả lớp tự vận động 1 – 2 lần)
* Trẻ múa minh họa
-
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. Lần 2
giải thích động tác vận động
- Cô dạy lớp múa theo cô từng động tác (lớp, tổ,
cá nhân)
-
Cô vừa cho các con vận động bài hát gì ? Nhạc và lời của ai ? (Cá nhân trẻ trả
lời)
- Cô giáo dục
trẻ không ăn nhiều bánh ngọt và không thức khuya để giử gìn sức khỏe HĐ 2: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”
- Cho
trẻ xem chiếc đèn ông sao (Trẻ quan sát, nhận xét tranh)\
- Cô giới thiệu tên bài hát “Chiếc đèn ông
sao” (Trẻ nhắc lại tên đề tài)
- Cô
hát lần 1 diễn cảm (trẻ chú ý lắng nghe)
- Giai điệu, sắc thái bài hát như thế nào ?
(trẻ trả lời theo hiểu biết)
+ Giáo dục: Giáo dục trẻ giử gìn vệ sinh
môi trường để cảnh đẹp quê hương ngày càng đẹp hơn
HĐ 3:Trò chơi âm nhạc “ Tai ai
tinh”
- Cô giới
thiệu tên trò chơi (Trẻ nhắc lại).
- Giải thích luật chơi, cách chơi
- Cho
trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô
quan sát nhận xét trẻ chơi.
IV- Bổ sung: ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Post a Comment