Đề tài Thơ "Nắng bốn mùa"Tiết Dạy cháu đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Chủ điểm : NƯỚC VÀ HIỆN THƯỢNG THIÊN NHIÊN Đề tài: Thơ"Nắng bốn mùa". Tiết: " Dạy cháu đọc thu...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/de-tai-tho-nang-bon-mua-tiet-day-chau-doc-thuoc-doc-dien-cam-bai-tho.html
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Chủ điểm: NƯỚC VÀ HIỆN THƯỢNG THIÊN NHIÊN
Đề tài:
Thơ"Nắng bốn mùa".
Tiết: " Dạy cháu đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ"
1.Mục đích yêu cầu:
KT: Trẻ cảm nhận vần điệu của bài thơ miêu tả ánh nắng
của bốn mùa và hiểu nội dung bài thơ, biết mô tả được ánh nắng của bốn mùa( Mùa
xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông).
KN: Trẻ đọc thơ diễn cảm, thể hiện được
các nét miêu tả của ánh nắng bốn mùa, bộc lộ được cảm xúc khi cháu thể hiện bài
thơ.
TĐ: Qua bài thơ giáo dục cháu
biết quy trọng các mùa trong năm, mùa nào cũng là mùa đẹp nhất…
Giáo dục cháu cảm xúc thẩm mĩ biết yêu
thích thơ hay(Qua lời phổ nhạc).
Cháu biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,
cháu biết giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường nơi trẻ đang ở…
2. Chuẩn bị:
- Âm nhạc: cho trẻ cùng nghe bài nhạc "Nắng bốn mùa".
- MTXQ: Cho trẻ giải một số câu đố nói
về ông mặt trời.
- Băng nhạc, máy cátsét.
- Bốn bìa màu tượng trưng cho bốn mùa.
- Vài
bức tranh nói về ánh nắng của mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông.
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
- Đón cháu chăm sóc vệ sinh.
Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóng mát.
Giáo viên
nhắc nhở trẻ xếp giày dép, đồ dùng để đúng nơi quy định, tìm đúng tên mình gắn
vào bản bé đến lớp, trao đổi nhanh với cha mẹ trẻ về chủ đề của ngành nghề.
Cô điểm danh cháu.
- Thể dục sáng:
+ Hô hấp: Cháu làm động tác thổi bong
bóng(3 lần 4 nhịp)
+ Tay
vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.( 3x4 nhịp)
+Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên
tục(3x4 nhịp).
+Động tác bụng: Ngồi dũi chân, cúi gập
người về trước.
+Động tác bật: Bật thẳng (3m x 2lần)
- Trò chuyện theo chủ điểm.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của cháu
|
- Cháu
cùng cô chơi trò chơi" con thỏ".
+ Thỏ
dung gì để rửa mặt?
+ Vì sao
con phải rửa mặt?
+ Nếu
không rửa mặt các con sẻ ra sao?
+ Các con
biết như thế nào gọi là nước sạch?
+ Các con
làm gì để giữ cho nước sạch?
- Giáo
dục cháu về nước sạch.
|
Cháu trả lời theo suy nghỉ của cô.
|
b. Hoạt
động trọng tâm.
Đề tài: Đề tài:
Thơ"Nắng bốn mùa".
Tiết: "
Dạy cháu đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ".
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của cháu
|
HĐ1:Ổn định, cho trẻ nghe
hát bài" Nắng bốn mùa".
- Cả lớp cùng đứng lên nghe và vận
đông nhịp nh+àng theo bài hát" Nắng bốn mùa".
+ Bài hát vừa hát xong rất là hay
phải không các con ?.
- Để không khí lớp học càng vui hơn
nữa, cô sẽ đọc cho các con nghe một bài thơ nghe.
- Cô đọc thơ, đọc 1 hoặc 2 lần. Đọc
diển cảm kết hợp động tác minh họa.
+ Trò chuyện: Bài thơ có giống bài
hát hay không?
- Có một chúc khác nhau: Lời bài hát
không có đoạn"Mùa đông khóc hu hu, bởi vì thiếu mặt trời".
HĐ2:Đàm thoại và tóm tắt nội dung
bài thơ.
- Các con có thể đặc tên bài thơ này
là bài thơ gì?(Của tác giả)
- Bài thơ nói về cái gì?
- Dịu dàng và nhẹ nhàng là nắng của
mùa nào?
+ Cho trẻ xem tranh ánh nắng của mùa
xuân( Ông mặt trời của mùa xuân trông rất dịu dàng và nhẹ nhàng. Nhưng tia
nắng chiếu thật tươi và ấm áp.
- Còn nắng của mùa hè thì như thế nào(
Hung hăng, giận dữ", cau mặt lại làm cho mọi người toát cả mồ hôi?
- Vàng hoe như muốn khóc là nắng của
mùa nào?(Mùa thu nắng vàng hoe muốn khóc, ánh nắng thu yếu.
-Còn mùa đông thì sao?(Tia nắng của
mùa đông thì thường bị mây mù che lấp.Mùa đông rất ích nắng. Chúng mình cùng
gọi ông mặt trời mùa đông xem.
- Cô đọc lại bài thơ.
HĐ3:Cho trẻ đọc thơ theo cô.
- Lần 1: Cả lớp đọc.
- Lần 2: Nhóm trai và nhóm gái đọc,
tốp đọc.
- Tập thể đọc: Cô nhắc cho cháu đọc
diễn cảm bài thơ cả lớp.
Cô lắng nghe xem mức độ thuộc của cháu, phân
tích giúp trẻ đọc diễn cảm, giọng đọc theo các mùa diệu dàng hay hung hăng.
- Các con nhớ đọc thật hay, có lúc
buồn, lúc vui, lúc chậm.
- Lần 2: Khi trẻ đọc, cô đọc nhỏ và
theo dõi, lắng nghe, sửa chỗ sai.
HĐ4:Trò chơi:
- Cô đưa ra bốn bìa màu, mỗi màu
tượng trưng cho bốn mùa. Cho trẻ thử xem màu nào của mùa xuân( xanh lá), hạ(
màu đỏ), thu(màu vàng), đông(màu trắng).
- Cháu nghe cô đọc thơ mùa gì thì
cháu chạy thật nhanh về màu tượng trưng cho mùa đó.
- Kết thúc: cho trẻ cùng đi qua
bốn mùa 4 màu, vừa đi vừa hát"Nắng bốn mùa".
- Các con chơi trò chơi rất là hay để
giỏi hơn nữa các con lắng nghe cô đọc cho các con nghe một số câu đố và các
con đón xem câu đố nói về gì nghe?
Ông gì sáng chói
Soi khắp mọi nơi
Mang áo ra phơi
Thời mau khô nhất?( Ông mặt
trời)
-Khi gà gáy sáng
Bác cười thật tươi
Tỏa khắp muôn nơi
Ngàn tia nắng ấm( Ông mặt
trời)
- Vậy ông mặt trời có lợi gì cho
chúng ta?
- Ông mặt trời ở quê mình có đẹp hay
không?
- Để cho quê hương mình càng đẹp hơn
thì các con phải làm gì?
* Qua bài cô giáo dục cháu bảo vệ môi
trường, vệ sinh cá nhân…
( Không vức rác bừa bãi, đi tiêu, đi
tiểu đúng nơi quy định, biết tưới cây, chăm sóc cho cây, không ngắt lá bẻ
cành, không bắn chim. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo luôn sạch sẽ gọn
gang, biết cất đồ dung cá nhân đúng nơi quy định, khi ngồi trên xe phải ngồi
đàng hoàn không phóng nhanh vượt ẩu, đó cũng là cách để bảo vệ môi trường đó
các con…).
- Nhận xét lớp.
- Kết thúc.
|
Cháu
hát.
Cháu
nghe cô đọc thơ
Có
chỗ khác với bài thơ
Bài
thơ" Nắng bốn mùa"
Nói
về nắng bốn mùa
Bài
thơ nắng bốn mùa
Miêu
tả nắng các mùa trong năm
Là
nắng của mùa xuân
Là
nắng của mùa thu
Trẻ
đọc thơ theo cô
Cháu
chơi trò chơi
Cháu
nghe và trả lời" ông mặt trời"
Cháu
trả lời theo suy luận của mình.
Cháu
nghe cô giáo dục.
|
- Hoạt động góc.
- Cô giới thiệu góc chơi: Nghệ thuật:
Cháu nặn theo chủ điểm.
+Nghệ thuật:Nặn, vẽ, xé, dán theo chủ
điểm.
+ Xây dựng:Vườn rau, vườn hoa, hang rào...
+ Phân vai:Chơi với nước.
+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ
điểm.
- Hoạt động tự do.
- Cháu chơi trò chơi dân gian.
c. Kết thúc hoạt động.
Nêu gương:Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản
thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.
- Cháu cấm cờ.
Trả cháu: Vệ sinh cá nhân.
- Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về
nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn
một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.
- Trao đổi với phụ huynh về
những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.
*
Nội dung đánh giá cuối ngày
- Hoạt
động chung:
…………………………………………………………………………………………
- Hoạt
động khác:
…………………………………………………………………………………………
Post a Comment