Dạy trẻ Quan sát thời tiết trong ngày
Dạy trẻ Quan sát thời tiết trong ngày Thể dục: Đi kiễng gót, đi bằng gót chân I. Mục đích: * Trẻ biết đi kiễng gót, đi bằng gót châ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/day-tre-quan-sat-thoi-tiet-trong-ngay.html
Dạy trẻ Quan sát thời tiết
trong ngày
Thể dục: Đi kiễng gót, đi
bằng gót chân
I. Mục đích:
* Trẻ biết đi kiễng gót, đi bằng
gót chân theo sự hướng dẫn của cô.
-
Trẻ biết quan sát thời tiết trong ngày.
-
Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện và hiểu nội dung truyện.
-
Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi, biết chơi trò chơi.
* Rèn
kỹ năng đi kiễng gót, đi bằng gót chân, phát triển cơ chân cho trẻ.
-
Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
-
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng.
-
Rèn kỹ năng chơi cho trẻ.
* Giáo
dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật.
-
Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
-
Giáo dục trẻ yêu quý, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị:
- Sân
tập bằng phẳng, sạch sẽ.
-
Bóng, vòng, phấn.
-
Tranh truyện “Người bạn tốt”.
- Đồ
dùng đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
B
|
1. Hoạt động học: Thể dục
“Đi
kiễng gót, đi bằng gót chân”
a) Khởi động: Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân rồi về
đội hình 3 hàng ngang theo tổ.
b) Trọng động:
* BTPTC: Cho trẻ tập theo nhịp đếm
cùng cô (2l x 8n).
- Động tác tay: Hai tay đưa
trước lên cao.
- Động tác chân: Ngồi khuỵu
gối.
- Động tác bụng: Cúi gập
người tay chạm ngón chân.
- Bật: bật tại chỗ.
* VĐCB: Đi kiễng gót, đi bằng gót chân.
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1 không
phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp
phân tích động tác: Đứng trước vạch xuất phát, 2 tay dang ngang, đầu không
cúi, đầu tiên đi kiễng gót sau đó chuyển sang đi thường rồi đi bằng gót chân,
cuối cùng chuyển sang đi thường rồi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ khá lên tập thử.
- Cô bao quát giúp trẻ khi
cần, nếu trẻ chưa làm được cô làm mẫu lại.
- Cho cả lớp lần lượt thực
hiện.
- Củng cố: Cho 1 trẻ tập tốt
lên tập lại.
* TCVĐ: Lăn bóng.
- Cô giới thiệu với trẻ về
luật chơi, cách chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô bao quát động viên
khuyến khích trẻ khi chơi
c) Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút
2. Hoạt động ngoài trời
a) Hoạt động 1: Quan
sát thời tiết.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Bốn mùa”
- Cô cùng trẻ trò chuyện:
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi nói về những mùa nào?
+ Các con có biết mùa này là mùa gì không?
+ Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?
+ Nóng hay lạnh?
+ Tại sao con biết?
+ Bầu trời hôm nay như thế nào? Nắng to
hay nắng nhỏ?
Vì sao con biết? Có gió hay không? Làm
thế nào con biết là có gió?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm để biết trên trời có gió
hay không (thí nghiệm với dây li lông).
+
Con người thì cảm thấy thế nào?
+
Cây cối ra làm sao?
- Giáo
dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu trò
chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3-4
lần.
- Cô bao quát trẻ chơi.
c)
Hoạt động 3:
Chơi tự do
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Nu na nu nống”
b) Hoạt động 2: Làm quen truyện “Người bạn tốt”.
- Cô trò chuyện cùng trẻ
về trường, lớp, tình cảm của các bé với nhau và dẫn dắt giới thiệu truyện.
- Cô kể cho trẻ nghe lần
1, giới thiệu tên truyện, tên tác giả.
- Cô kể lại truyện 2-3
lần kết hợp tranh.
- Cô hỏi tên truyện, tên
tác giả. * Giáo dục trẻ
yêu quý, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ cùng với các bạn trong lớp.
c)
Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
-
Trẻ làm đoàn tàu.
-
Trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô.
-
Trẻ chú ý lắng nghe.
- Quan
sát cô làm mẫu.
-
Trẻ khá lên tập.
-
Cả lớp thực vận động.
- Trẻ tập lại.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời theo ý của
trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của
cô.
- Trẻ làm thí nghiệm với dây
li lông.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ nắm được.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi tự do.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chú ý nghe cô kể.
- Trẻ quan sát tranh và trả
lời cô.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chơi tự chọn.
|
Đánh giá các hoạt động
của trẻ trong ngày
........................................................................................................................................
Post a Comment