Dạy trẻ Phân biệt phía phải phía trái của bạn khác
Phân biệt phía phải phía trái của bạn khác I. Kết quả mong đợi : - Ôn phân biệt phía phải, phía trái của bản thân - Trẻ biết phân b...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/day-tre-phan-biet-phia-phai-phia-trai-cua-ban-khac.html
Phân biệt phía phải
phía trái của bạn khác
I. Kết quả
mong đợi:
- Ôn phân biệt phía phải, phía trái của bản thân
- Trẻ biết phân biệt phía phải, phía trái của bạn khác có sự định hướng.
- Luyện kỹ năng xác định phía phải, phía trái và Trẻ trả lời
trọn câu nói đúng thuật ngữ toán học
- Tính tập thể phối hợp
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập
II. Chuẩn
bị:
- Búp bê, kẹp tóc, nơ cài, do cô
và trẻ làm.
- Khăn bịt mắt
- Rổ, bút màu.
III. Cách tiến hành:
Họat
động của cô
|
Họat
động của trẻ
|
1. Họat động 1: Ôn phân biệt phía phải, phía trái của bản
thân trẻ
±
Sử dụng trò chơi "chèo thuyền"
Chia
trẻ thành 3 đội, chèo sang bên phải, bên trái theo yêu cầu của cô.
*
Khi thuyền vào bến nhanh chân xếp thành 3 đội để vận động cho cơ thể khỏe
mạnh nhé.
-
Cô yêu cầu trẻ đặt tay phải (trái) lên hông phải (trái)
+
Nghiên đầu sang phải (trái)
+
Dậm chân phải (trái)
+
Vẫy tay bên phải, vẫy tay bên trái
2. Họat động 2: Dạy trẻ phân biệt phía phải, phía trái của
bạn khác.
±
Sử dụng trò chơi: Đến thăm lâu đài của búp bê
-
Mỗi người hãy chọn cho mình một người bạn và một rổ quà tặng cho bạn búp
bê.
-
Hãy đặt tay trái của con cầm vào tay trái của búp bê
-
Lấy tay phải của các cháu cầm vào tay phải của bạn búp bê.
+
Con có nhận xét gì không?
+
Các cháu hãy lấy nơ đặt phía bên phải của búp bê và kẹp tóc đặt phía bên trái
của búp bê.
+ Phía phải (trái) của búp bê có gì?
+
Con có nhận xét gì? vì sao lại như thế?
?
Như vậy khi ngồi cùng chiều với bạn phía phải và phía trái của con cũng là
PP - PT của bạn.
-
Búp bê muốn nói chuỵên với các con, các con
hãy lấy tay phải của mình cầm tay phải của búp bê và quay về phía mình rồi dùng tay trái của
con, cầm vào tay trái của búp bê.
+
Các con có nhận xét gì? Vì sao?
?
Vì ngược chiều nên tay phải, tay trái của bạn ngược chiều với tay phải,
tay trái của các con và phía có tay phải được gọi là phía phải...
+
Thế nơ, kẹp ở phía nào của búp bê, và phía nào của các con?
+
Tại sao lúc này kẹp, nơ không cùng chiều với các con và búp bê?
?
Khi ngược chiều với bạn thì phía phải, phía trái của bạn ngược chiều với
phía phải, phía trái của con.
+
Con hãy lấy nơ gắn lên đầu phía phải của búp bê và kẹp gắn lên đầu phía trái
của búp bê.
3. Họat động 3: Luyện tập phân biệt phía phải, phía trái của bạn khác.
±
TC: Ai đoán giỏi
-
Cách chơi: Cho 1 trẻ đội mũ, 1 trẻ lên hát
Trẻ
đội mũ đoán được bạn đứng phía bên nào của con, con đứng phía bên nào của
bạn.
±TC:
Đi tìm kho báu
-
Cho 1 trẻ bịt mắt, và một trẻ dẫn đường
Trẻ
dẫn đường dùng ngôn ngữ giúp bạn rẽ về các phía để đi đúng tìm được đường
đến kho báu.
?
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh mắt, tai sạch sẽ.
|
-
Trẻ vừa hát vừa làm động tác chèo thuyền và làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ xếp 3 hàng dọc
-
Trẻ định hướng phía phải, trái trên bản thân trẻ
-
Trẻ vận động
-
Trẻ lấy búp bê và quà đi về chỗ ngồi
-
Trẻ làm theo yêu cầu
-
Tay phải (trái) của BB cùng chiều với tay phải (trái) của con
-
Trẻ tìm và đặt theo yêu cầu
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
-
2 tay chéo nhau vì tay phải của con không cùng phía với tay phải của bạn và
tay trái của cháu cùng phía với tay trái của bạn.
-
Trẻ quan sát và trả lời
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ lấy và đặt theo yêu cầu.
-
Trẻ chơi 3-4 lần
-
Trẻ chơi
|
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI *
Vẽ khuôn mặt bạn trai trên sân.
-
Trò chơi: Ai nhanh.
-
Chơi tự do
I. Kết quả mong đợi:
-
Dạy trẻ sử dụng những nét vẽ cơ bản như nét cong, xiên, cong tròn tạo thành
khuôn mặt có các bộ phận: mắt,mủi, miệng, tai. và chơi hứng thú trò chơi
"Ai nhanh"
- Rèn luỵên thính giác cho trẻ
- Giáo dục trẻ giữ gìn các bộ phận
trên cơ thể sạch sẽ
II. Cách tiến hành:
Họat
động của cô
|
Họat
động của trẻ
|
1. Họat động 1: Vẽ khuôn mặt bạn trai.
-
Cho trẻ trò chuyện về sự khác nhau khuôn mặt bạn trai và bạn gái
-
Khuôn mặt bạn trai cần vẽ thế nào?
-
Cô cũng cố lại cách nêu của trẻ bằng cách vẽ mẫu.
-
Cho trẻ thực hiện.
-
Nhận xét sản phẩm của trẻ.
2.Họat động2: Trò chơi “Ai nhanh”
-
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
-
Trẻ chơi trò chơi
3. Họat động 3: Chơi theo ý thích
Cô
bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
-
Nhận xét buổi chơi.
|
-
Trẻ trò chuyện cùng cô.
-
Nêu cách vẽ.
-
Quan sát cô vẽ.
-
trẻ vẽ.
-
nhận xét cùng cô.
-
Tham gia trò chơi.
-
Chọn nhóm chơi cho mình
|
* HOẠT
ĐỘNG GÓC *
Góc PV: phòng khám.
Góc XD: xây công viên (gc)
Góc sách: xem tranh ảnh.
Góc TN: chăm sóc cây cảnh.
* Cách tiến hành:
Trẻ cùng cô chơi trò
chơi “Lộn cầu vồng” 2-3 lần.
Cô hỏi trẻ về các góc
chơi trong lớp học.
Cô lần lượt giới thiệu
hấp dẫn từng góc chơi cô đã chuẩn bị trong ngày.
Cuối tuần các con được
bố mẹ, người thân đưa đi chơi những đâu? Các con đã được đi chơi công viên
chưa? Trong công viên các con nhìn thấy những gì? cô đã được đi chơi công viên,
trong công viên có rất nhiều bồn hoa, nhiều thú rừng, đồ chơi nữa đấy, vậy hôm
nay cô cháu mình cùng xây công viên để cuối tuần các mẹ sẽ đưa các bạn nhỏ đi
chơi nhé.
Còn góc Pv hôm nay bác
sỹ sẽ khám bệnh cho những bạn búp bê nào bị bệnh sẽ được bác sỹ làm gì nhỉ?
Khám xong thì bác sỹ sẽ làm gì nữa? Bạn nào sẽ làm bác sỹ khám bệnh và bạn nào
sẽ lấy thuốc cho bé?
Góc sách của cô sẽ có
rất nhiều quyển sách, các con sẽ được xem những hình ảnh về cơ thể bạn. Các con
sẽ làm gì để sách không bị nhàu, không bị rách?
Về với góc TN các con sẽ
được chăm sóc cây cảnh? Các con sẽ làm gì để cây luôn xanh tốt và ra hoa?
Cô giới thiệu và cho trẻ
về góc chơi, trẻ tự phân vai chơi cho nhau và cô đến từng góc hướng dẫn, gợi ý
để trẻ chơi đúng luật, nhắc trẻ không làm ồn, không tranh dành nhau trong khi
chơi.
Cô có thể cùng chơi với
trẻ, tuyên dương trẻ trong quá trình chơi.
Kết thúc cô nhận xét
tuyên dương từng góc chơi.
Trẻ thu dọn đồ chơi gọn
gàng, ngăn nắp.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU *
HĐH: Bé giới thiệu về mình
I. Kết quả
mong đợi:
- Trẻ biết được các bộ
phận trên cơ thể, các giác quan và tác dụng của các bộ phận và các giác quan
đó.
- Biết
được sự quan trọng của các bộ phận trên cơ thể và không thể thiếu.
- Luỵên kỹ năng quan sát,
nhận biết, phân biệt cơ thể bé trai, bé gái.
- Yêu quý và tự hào về cơ thể của mình.
- Giữ gìn và vệ sinh cơ thể sạch
sẽ
II. Chuẩn
bị:
- Tranh bài tập một số bộ phận cơ
thể
- Cơ thể còn thiếu các bộ phận
III. Cách
tiến hành
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
1.
Họat động 1: Giới thiệu
-
Cho trẻ chơi trò chơi "Hãy làm như cô nói, không làm như cô
làm"
+
Chúng mình vừa chơi trò chơi nói đến những bộ phận nào trên cơ thể?
?
Để hiểu rõ hơn về cơ thể mình chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
2.
Họat động 2: Quan sát - đàm
thoại - trò chuyện
-
Cô cho trẻ quan sát tranh hình ảnh cơ thể bé và hỏi trẻ
+
Cô có hình ảnh gì đây?
+ Bé trai hay bé gái? Vì sao con biết?
+
Cơ thể gồm những bộ phận nào?
- Bạn nào bổ sung thêm, bạn nào có ý
kiến khác?
+ Cơ thể gồm có mấy phần?
+ Phần đầu gồm có gì?
- Mắt để làm gì? có mấy mắt?
+ Hai mắt còn gọi là gì?
- Thử nhắm mắt lại xem, có nhìn thấy gì
không?
? Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh mắt sạch
sẽ
± Mũi đâu?
+ Mũi để làm gì?
?Mũi là cơ quan khứu giác giúp con người
ngửi và thở
- Có bài hát nào nói về cái mũi?
+ Trên khuôn mặt còn có gì?
- Cho trẻ xem cái miệng
+ Miệng để làm gì? ai biết gì về cái
miệng?
+ Răng và lưỡi có nhiệm vụ gì?
+ Lưỡi
là cơ quan vị giác giúp con người nếm mùi vị thức ăn
? Giáo dục trẻ vệ sinh răng
miệng
± Trò chơi: "Nghe và
đoán âm thanh"
Cô làm tiếng gió,
tiếng gáy, vịt kêu... bằng tiếng đàn trẻ nghe và đoán đó là tiếng gì?
+ Các con nghe được
những tiếng đó là nhờ gì?
+ Có mấy tai?
- Tai là cơ quan
thính giác giúp con người nghe tất cả các âm thanh xung quanh.
± Phần mình có những bộ phận nào?
+ Tay để làm gì? ai
biết gì về tay?
? Bàn tay sạch, bàn tay đẹp làm nhiều việc có
ích cho bản thân và giúp đỡ người khác như các con vừa kể.
Vừa rồi cô nghe các
bạn nói là bàn tay của mình biết xúc cơm ăn, biết tự đánh răng nữa cô nhớ đến
1 bài đồng dao nói về bàn tay.
± Cô cho trẻ xem phần chân.
- Cho trẻ nhận xét
+ Chân có được
leo trèo không? Vì sao không được leo trèo?
± Cho trẻ tự kể các bộ phận
trên cơ thể trẻ và tự hỏi nhau
Ví dụ: Bạn ơi tay
bạn để làm gì? Chân bạn để làm gì?
± Trên cơ thể có mấy giác
quan? đó là những giác quan nào?
- Cho trẻ hát bài
"hãy xoay nào?"
3. Họat động 3: Luyện tập - củng cố
- Nói đúng các giác
quan
- Để cơ thể luôn
khỏe mạnh các cháu phải làm gì?
- Cho trẻ hát vận
động bài "ồ sao bé không lắc"
|
- Trẻ chơi
- Trẻ kể
- Cơ thể bé
- Trẻ trả lời
- 3-4 trẻ kể
- 3 phần, đầu, mình, chân
- Mắt…
- Nhìn, quan sát
- Đôi mắt
- Trẻ nhắm mắt và nói
- Trẻ chỉ lên mũi và nói: Mũi đây
- Trẻ hát bài "cái mũi"
- Miệng
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe và đoán
- Tai
- Trẻ kể: Tay, vai, ngực bụng, lưng.
- Trả lời theo hiểu biết
Trẻ đọc bài đồng dao "Tay đẹp"
- Trẻ nhận xét
- Trẻ kể vè bộ phận trên cơ thể
- Trẻ kể
- Trẻ hát
- Tắm rửa, ăn hết suất ăn
Tập thể dục đều đặn
|
* Chơi theo ý thích.
* Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ.
Nhận
xét cuối ngày
1.Sức khỏe:
2.Kiến thức:
3.Kỹ năng – thái độ:
Post a Comment