Dạy trẻ biết so sánh, thêm bớt số lượng trong phạm vi 2
Dạy trẻ biết so sánh, thêm bớt số lượng trong phạm vi 2 I. Mục đích: * Trẻ biết so sánh, thêm bớt số lượng trong phạm vi 2. - Trẻ b...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/day-tre-biet-so-sanh-them-bot-so-luong-trong-pham-vi-2.html
Dạy trẻ biết so sánh, thêm bớt số lượng trong phạm vi 2
I. Mục đích:
* Trẻ biết so sánh, thêm bớt số lượng trong phạm vi
2.
- Trẻ biết vẽ tự do bằng phấn trên sân trường.
- Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
- Biết chơi trò chơi theo sự gợi ý của cô.
* Rèn kỹ năng so sánh, thêm bớt số lượng trong phạm
vi 2.
- Củng cố kỹ năng vẽ đã học cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Rèn trẻ cách chơi trò chơi.
* Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
- Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, giữ gìn sản phẩm mình
tạo ra.
- Giáo dục trẻ yêu quý
trường lớp.
II. Chuẩn bị:
- Rổ, mỗi trẻ 2 con ong, 2 giỏ hoa.
- Đồ dùng của cô tương tự của trẻ nhưng kích thước
lớn hơn.
- Một số đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có số
lượng 1,2.
- 2 ngôi nhà (bìa) có số chấm tròn 1,2.
- Một số đồ dùng đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động học: Toán.
So sánh, thêm bớt số lượng trong phạm vi 2.
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài: Một con vịt.
- Hỏi trẻ tên bài hát, bài hát hát về mấy con
vịt?
- Cô trò chuyện với trẻ về con vịt và dẫn dắt vào
bài.
b) Hoạt động 2: Ôn đếm đến 2.
- Cho trẻ đếm số đồ vật được sắp xếp theo nhóm có
số lượng 2.
- Cho trẻ đếm tiếng vỗ tay của cô, cô vỗ 2 cái
trẻ đếm và nói kết quả.
c) Hoạt động 3: So sánh, thêm bớt tạo nhóm đồ vật có số lượng
bằng nhau trong phạm vi 2.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Dấu tay.
+ Cô nói: Dấu tay, dấu tay!
+ Tay đẹp đâu?
+ Cô tặng chúng mình gì nhỉ?
+ Trong rổ có gì?
- Hãy xếp cho cô 2 giỏ hoa ra hàng ngang từ trái
sang phải.
- Xếp 1 con ong trên 1 giỏ hoa.
- Bây giờ số ong và hoa có bằng nhau không?
- Số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn? Nhiều hơn là
mấy?
- Muốn cho số ong và hoa bằng nhau phải làm thế
nào?
- Cho trẻ đếm lại số lượng mỗi nhóm.
- Bây giờ cất đi 1 con ong, vậy số con ong còn
lại là mấy?
- Cho trẻ so sánh số con ong và số hoa, số nào
nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Cho trẻ lấy thêm 1 con ong nữa, ta được mấy con
ong?
- Số ong và giỏ hoa bây giờ như thế nào?
- Đều bằng mấy?
- Cất đi 2 con ong còn con ong nào không?
- Cất 1 giỏ hoa còn mấy giỏ hoa?
- Cất 1 giỏ hoa nữa còn giỏ hoa nào không?
d) Hoạt động 4: Luyện tập củng cố.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm nhà.
Cô treo quanh lớp tấm bìa vẽ 2 ngôi nhà, ngôi nhà có số chấm tròn từ
1->2.
- Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát. Cô nói: Tìm nhà, tìm nhà; Trẻ tìm nhà
có số chấm tròn tương ứng.
- Cô kiểm tra, khen ngợi động viên trẻ kịp thời.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Kết thúc: Cô nhận xét
tuyên dương trẻ.
2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Vẽ tự do trên sân trường.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề trường
mầm non.
- Con hãy kể tên một số đồ dùng, đồ chơi
của lớp.
- Những đồ dùng đó để làm gì?
- Các con có thích vẽ những đồ chơi đó
trên sân trường không?
- Con định vẽ gì nào? Vẽ như thế nào?
- Cho trẻ vẽ tự do trên sân trường.
- Cô đến động viên khuyến khích trẻ vẽ.
- Trong khi trẻ vẽ cô hỏi:
+ Con đang vẽ gì? Con vẽ như thế nào?
* Giáo dục: Hãy trân trọng và giữ gìn sản
phẩm mình tạo ra.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: TC: Chi chi chành chành.
b) Hoạt động 2: Ôn bài thơ: Bé tới trường.
- Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non.
- Hôm qua cô mới dạy các con bài thơ gì, ai nhớ
lên đọc cho cả lớp nghe.
- Cho cả lớp đọc lại 2-3 lần.
- Cô cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức (tổ, nhóm,
cá nhân, đọc nâng cao).
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày
|
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ đếm.
- Trẻ đếm và nêu kết quả.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ dấu tay.
- “Tay đẹp đây”.
- Rổ đồ dùng.
- Có giỏ hoa, ong.
- Trẻ xếp 2 giỏ hoa.
- Xếp 1 con ong tương ứng 1 giỏ hoa.
- Không bằng nhau.
- Số giỏ hoa nhiều hơn, ong ít hơn. Nhiều hơn là
1
- Thêm 1 con ong nữa.
- Trẻ đếm và nói kết quả.
- Còn lại 1.
- Trẻ so sánh và nói kết quả.
- Trẻ lấy thêm và trả lời cô.
- Bằng nhau.
- Đều bằng 2.
- Không còn con nào.
- Còn 1 giỏ hoa.
- Không còn giỏ hoa nào.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ kể tên đồ dùng, đồ chơi.
- Để học, để chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo ý của trẻ.
- Trẻ vẽ tự do.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ trò chuyện cùng cô.
-
Trẻ trả lời và đọc.
-
Cả lớp đọc.
-
Trẻ đọc theo yêu cầu.
-
Chơi tự chọn.
|
Đánh giá các hoạt động của trẻ trong ngày
........................................................................................................................................
Post a Comment