Một số Phương Tiện Giao Thông đường thủy
Chủ điểm : PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT GIAO THÔNG Đề tài : Một số PTGT đường thủy 1. Mục đích yêu cầu: KT :...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/01/mot-so-phuong-tien-giao-thong-duong-thuy.html
Chủ điểm:
PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT GIAO THÔNG
Đề tài:
Một số PTGT đường thủy
1.
Mục đích yêu cầu:
KT: Trẻ nhận biết được một số PTGT đường thủy: Chạy ở
dưới nước, các nguyên tắt hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy.
Trẻ biết công dụng chung của phương
tiện giao thông đường thủy, dùng chở người và chở hàng hóa, biết sử đa dạng của
phương tiện giao thông đường thủy.
KN: Phát triển ốc quan sát và
khả năng ghi nhớ của trẻ.
Phát triển ngôn ngữ, trẻ trả lời to,
rỏ, trọn câu.
Có hành vi văn hóa khi đi trên các
phương tiện giao thông đường thủy.
2. Chuẩn bị:
Thuyền, tàu thủy, ca nô bằng vật thật, bài thơ"
Đèn và thuyền", bài hát" Tàu thủy", một số tranh lô tô cho cháu
chơi trò chơi.
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
- Đón cháu chăm sóc vệ sinh.
Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóng mát.
Giáo
viên nhắc nhở trẻ xếp giày dép, đồ dùng để đúng nơi quy định, tìm đúng tên mình
gắn vào bản bé đến lớp, trao đổi nhanh với cha mẹ trẻ về chủ đề của ngành nghề.
Cô điểm danh cháu.
- Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Cháu làm động tác thổi bong
bóng(3 lần 4 nhịp)
+ Tay
vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.( 3x4 nhịp)
+ Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên
liên tục(3x4 nhịp).
+ Động tác bụng: Ngồi dũi chân, cúi
gập người về trước.
+ Động tác bật: Bật thẳng (3m x 2lần)
- Trò chuyện theo chủ điểm.
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của cháu
|
- Cô cho cháu quan sát tranh" Thuyền
bườm" cho cháu gọi tên và kể một số đặc điểm của thuyền, lợi ích và nơi
hoạt động của thuyền.
+ Thuyền buồm đi bằng sức gì?
+ Thuyền được làm bằng gì?
+ Thuyền dùng để chở gì?
+ Thuyền buồm được thấy ở đâu?
|
Cháu
quan sát tranh và kể một số đặc điểm của thuyền buồm.
|
b. Hoạt động trọng tâm.
MTXQ:"
Phương tiện giao thông đường thủy".
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của cháu
|
HĐ1: Cô đọc câu đố"Làm bằng gỗ, nổi trên sông, tay
chèo nhanh, mau tới bến, đố là cái gì?"
- Thuyền thường chạy ở giữa đâu?
- Thuyền dùng để làm gì?
- Bây giờ chúng ta cùng nhau chọn chiếc
thuyền cho thật nhiều nhe?
- Lớp mình đã chọn rất là nhiều chiếc
thuyền. Mai mốt lớn lên các con sẽ làm những chiếc thuyền như thế nào?
HĐ2: Khám phá đặc điểm đặc điểm một số
PTGT đường thủy.
+ Thuyền được làm những gì?
+ Thuyền dùng để làm gì?
- Trong bài thơ" Đèn và thuyền"
thuyền cũng được miêu tả như thế nào? Cho cháu đọc bài thơ.
+ Theo con, mình có thể ngồi trên những
chiếc thuyền này đi qua biển được không?
- Ngoài thuyền, còn có những phương tiện gì
chạy trên biển? Cô cho cháu xem tàu thủy.
+ Tàu thủy trông như thế nào? Nó có những
gì?
+ Tàu thủy dùng để làm gì?
+ Các con thường nhình thấy tàu thủy chạy ở
đâu? Có nhình thấy ở dưới ao không? Vì sao?
- Ca nô: Cô cho cháu xe ca nô và đặc câu hỏi
kể một số đặc điểm, cấu tạo, nơi hoạt động của ca nô.
- Ngoài thuyền, tàu thủy, ca nô còn phương
tiện nào cũng được gọi là phương tiện giao thông đường thủy?Cô kể cho cháu
nghe: Xà lan, phà, một số loại thuyền, tàu thủy đang hoạt động.
HĐ3: Củng cố.
- Trò chơi" Thuyền về bến"
+ Cô chia làm 3 đội, yêu cầu cháu phải chọn
và chuyển một số phương tiện giao thông đường thủy về đúng bến của mình.
+ Đội nào chuyển xong rước thắng cuộc.
- Qua trò chơi nhận xét tiết học.
- Nhận xét lớp.
|
Thuyền chạy ở trên mặt nước
Dùng để chở hàng góa và khách
Thuyền được làm bằng gỗ
Cháu đọc bài thơ
Tàu thủy to, có boong tàu, cờ, nhiều
tầng.
Tàu thủy chạy trên biển
Cháu chơi trò chơi
|
- Hoạt động góc.
- Cô giới thiệu góc chơi:
+Xây dựng:Cầu, ngã tư đường phố.
+ Phân vai:Cảnh sát giao thông, tài
xế, người soát vé.
+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo
chủ điểm.
- Hoạt động tự do.
- Chơi trò chơi" nu na nu
nóng".
c. Kết thúc hoạt động.
Nêu gương:Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản
thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.
- Cháu cấm cờ.
Trả cháu: Vệ sinh cá nhân.
- Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về
nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn
một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.
- Trao đổi với
phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.
*
Nội dung đánh giá cuối ngày
-
Hoạt động chung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-
Hoạt động khác:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment