GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 20/10

GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 20/10 Chủ điểm: Bản thân   Đề tài: KPKH “Làm bàn tay robot cử động được” Độ tuổi: 4-5 tuổi Người d...

GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 20/10

Chủ điểm: Bản thân

 Đề tài: KPKH “Làm bàn tay robot cử động được”

Độ tuổi: 4-5 tuổi

Người dạy: Đào Thị Minh Thúy

 

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

1. Kiến thức:

- S: Khoa học:

+ Trẻ biết được đặc điểm, cấu tạo, cơ chế, hoạt động của bàn tay.

+ Biết được nguyên nhân, kết quả: Vì một số người tay không hoạt động được nên chế tạo bàn tay robot để giúp con người làm việc đơn giản.

+ Nguyên lý làm bàn tay robot chuyển động được.

- T: Công nghệ:

+ Sử dụng máy tính xem video cấu tạo và cử động của bàn tay.

- E: Kỹ thuật:

+ Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra bàn tay robot cử động được.

- A: Nghệ thuật:

+ Vẽ thiết kế bàn tay robot.

+ Trang trí bàn tay từ các nguyên vật liệu rời như: bìa giấy, bìa cartong, ống hút nước nhựa, băng dính 2 mặt, sợi dây...

- M: Toán:

+ Đếm, nhận biết số lượng ngón tay, đốt ngón tay.


2. Kỹ năng:

- Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện.

- Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.

- Trẻ phối hợp kỹ năng vẽ các nét cong, nét xiên, nét ngang, nét thẳng, kỹ năng sắp xếp, gắn đính các vật liệu khác nhau để tạo ra bàn tay robot.

- Rèn cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm

- Rèn kỹ năng đếm cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.

- Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.

- Chú ý quan sát và lắng nghe câu hỏi của cô

II. CHUẨN BỊ:

- Nhạc bài hát: One little finger, nhạc không lời…

- Video chuyện ngắn trẻ khuyết tật, video cấu tạo bàn tay.

- Bàn tay từ bìa cartong, chất liệu, vật liệu rời như: ống hút, sợi dây, bìa, bút chì, băng dính, rổ, kéo...

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1: Thu hút:

- Cô và trẻ cùng vận động theo hát bài “One little finger”. Và đàm thoại:

+ Cô và các con vừa hát bài hát nói về những bộ phận nào?

+ Hôm nay cô có 1 câu chuyện muốn gửi tới các con, các con hãy cùng chú ý lên màn hình nhé!

+ Các con có nhận xét gì về câu chuyện vừa được xem?

- Đưa ra câu hỏi để trẻ giải quyết vấn đề: Bạn không may mắn khi sinh ra đã không có đôi bàn tay, các con có cách gì để giúp bạn có thể cầm nắm, hoạt động và làm được những công việc giúp đỡ gia đình của mình không?

* Hoạt động 2: Giải thích:

- Cho trẻ giơ hai bàn tay ra, quan sát và đàm thoại:

+ Bàn tay có đặc điểm gì?

+ Mỗi bàn tay có mấy ngón tay?

+ Mỗi ngón tay có mấy đốt?

- Cô cho trẻ lấy 1 tay nắm chặt cổ tay bàn tay còn lại, sau đó yêu cầu trẻ cử động ngón tay khi cổ tay bị nắm chặt để cảm nhận được sự chuyển động của các dây cơ, các đốt ngón tay. Hỏi trẻ: Khi cử động từng ngón tay các con thấy có điều gì xảy ra khi nắm chặt cổ tay đó? Vì sao bàn tay cử động được?

- Cho trẻ xem video về cấu tạo của bàn tay.


* Hoạt động 3: Khám phá:

+ Các con có muốn sáng chế 1 một bàn tay robot có thể cử động được không?

+ Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì để làm bàn tay robot cử động được?

- Cô giới thiệu cho trẻ biết 1 số nguyên vật liệu để làm ra bàn tay robot: ống hút, bút chì, bìa cartong, băng dính, kéo, dây để các con chế tạo bàn tay robot cử động được.

+ Tìm được nguyên vật liệu để thực hiện dự án rồi các con phải làm gì?

+ Có bản vẽ rồi con sẽ làm gì tiếp theo?

- Cho trẻ về 2 nhóm thực hiện: Trẻ về 2 nhóm tự vẽ bản thiết kế về bàn tay robot cử động được mà trẻ sẽ làm.

- Cô đi đến các nhóm hỏi trẻ:

+ Con đã vẽ xong bản thiết kế của mình chưa?

+ Bản vẽ có đầy đủ các chi tiết của bàn tay không? Con có muốn bổ sung gì thêm không?...

- Cô lắng nghe, quan sát trẻ làm và gợi ý cho trẻ nếu trẻ gặp khó khăn.

* Hoạt động 4: Mở rộng, củng cố:

+ Hôm nay, cô và các con đã làm được gì? Vậy con sẽ làm gì với bàn tay robot này?...

+ Ngoài bàn tay robot được làm bằng nguyên liệu giấy, bìa cattong thì các con có thể làm bàn tay robot từ những nguyên vật liệu như xốp, nỉ,...

* Hoạt động 5: Đánh giá:

- Cho trẻ trưng bày sản phẩm của nhóm mình.

- Cô cho trẻ tự chia sẻ và đánh giá sản phẩm với các bạn, cả lớp.

- Nếu trẻ chưa làm xong hoặc chưa đủ yêu cầu, hoặc không cử động được cô đặt câu hỏi để trẻ tìm ra phương án khắc phục:

+ Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào?

+ Nếu làm tiếp thì con sẽ làm gì?...

- Kết thúc: Cô nhận xét chuyển hoạt động.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 3240342092152743312

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item