DẠY HỌC LÀM BÁNH CHƯNG - Giáo án Steam
KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI 12 : LÀM BÁNH CHƯNG (2 TIẾT - 60 PHÚT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sin...
BÀI 12 : LÀM BÁNH CHƯNG
(2 TIẾT - 60 PHÚT)
I.
MỤC TIÊU
1.
Kiến thức
-
Học sinh (HS) biết các
nguyên liệu của bánh chưng.
-
HS biết quy trình để tạo
ra bánh chưng.
-
HS biết phong tục tập
quán của dân tộc Việt Nam.
-
HS có kỹ năng gói bánh chưng.
-
HS được rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay.
-
HS có kỹ năng kết hợp các nguyên liệu lại thành những chiếc bánh
chưng thật là ngon.
- HS có kỹ năng hoạt động nhóm.
3.
Thái độ
-
HS biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
-
HS tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động trong giờ học.
-
Tự tin yêu thích hoạt động khám phá, Nghiên cứu KH _ CN.
-
Có ý thức bảo vệ môi trường.
II.
NGUYÊN HỌC LIỆU (GV CHUẨN BỊ)
-
Nguyên vật liệu:
+ Khuôn gỗ gói bánh
+ Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao bài mài thật
sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng lá, để ráo nước.
+ Gạo nếp: gạo nhặt loại bỏ hoàn toàn gạo khác lẫn vào, vo thật
sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối, thời gian: 12-14 giờ, vớt ra để
ráo.
+ Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40°
trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật
tơi đều mịn, chia ra theo khẩu phần, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm
đậu xanh nhỏ.
+ Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu,
hành trong 1 giờ.
+ Hạt tiêu: rang thơm, tán nhỏ.
III.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.
Hoạt động 1: Ổn định lớp
a.
Mục đích của hoạt động
-
Tạo không khí cho lớp
học (vận động, video,
hình ảnh…) kết nối với bài học.
-
Gắn liền với tình hình thực tế, đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với
học sinh.
-
Sử dụng những câu hỏi liên quan đến vấn đề, giúp hướng học
sinh tới chủ đề, suy nghĩ giải quyết vấn đề.
b. Nội dung hoạt động
-
GV mời trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “Tết ơi là tết!”
-
Kết thúc bài hát GV đặt câu hỏi:
+
Các con vừa hát bài
hát gì?
+
Người ta hay gói
bánh gì vào ngày tết?
+
Nhìn xem cô có gì
nè?
+
Thế ai là người
nghĩ ra cách làm bánh này?
+
Ngày tết sắp đến
con thấy thế nào ?
+
Các con có muốn tự
tay làm ra những chiếc bánh chưng không?
+
Vậy bây giờ cô và
các con cùng nhau gói bánh chưng nhé!
-
GV và HS nhắc lại tên
bài học: “Làm bánh Chưng”
2.
Hoạt động 2: Giới thiệu nguyên liệu
a.
Mục đích của hoạt động:
-
HS biết được các nguyên liệu cần
thiết của hoạt động.
-
Giúp HS hình thành
tư duy sử dụng nguyên liệu trong hoạt động.
b.
Nội dung hoạt động :
-
GV dẫn dắt: Bánh chưng là
món ăn không thể thiếu của người Việt Nam trong dịp lễ Tết Nguyên Đán. Tuy
nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các gia đình đã không còn tự
gói bánh chưng nữa mà chuyển sang mua sẵn. Hương vị ngày tết ngày càng xóa nhòa
trong mắt mọi người khi thiếu hình ảnh cả gia đình cùng làm bánh chưng. Bánh
chưng thường được làm từ gạo nếp, đậu
xanh, thịt lợn, lá dong vào các dịp Tết cổ truyền của Việt Nam.
-
Các con cùng xem các
nguyên liệu cô chuẩn bị đã đầy đủ chưa nhé!
- GV giới thiệu nguyên liệu thông qua vật thật đặt trên bàn.
v
Lưu ý an toàn:
+
Cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình gia công, chế tạo mô hình Giáo án Steam.
+
Lưu ý về cách sử dụng kéo và nguyên vật liệu trong khi làm trải nghiệm.
3.
Hoạt động 3: GV làm mẫu
-
GV
chiếu video HS quan sát video “hướng dẫn gói bánh trưng bằng khuôn”
-
GV
làm mẫu theo các bước tiến hành: GV thực hiện từng bước 1 để trẻ quan sát kĩ và
trả lời câu hỏi cô đưa ra.
Trình tự |
Cụ thể |
Ảnh minh họa |
Bước 1 |
Xếp 4 lá dong 2 lá dưới úp mặt
phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên. Úp ngược khuôn trong lên chính giữa
lá. |
|
Bước 2 |
Dùng lá dong gói chiếc khuôn lại
như gói bánh chưng bằng tay ở trên. Bạn có thể xem chi tiết các bước thực
hiện ở hình minh họa. |
|
Bước 3 |
Khi lá dong đã được gấp thành một
hình vuông, dùng khuôn ngoài đặt bao quanh khuôn trong rồi mở lá và nhấc
khuôn trong ra. |
|
Bước 4 |
Cho nguyên liệu gói lần lượt vào
phần khuôn lá đã được định hình. Đầu tiên là 1 bát con gạo nếp được dàn đều
là khắp khuôn, rồi đến đỗ xanh, thịt đã ướp. Tiếp tục một lượt đỗ, một lượt
gạo rồi gói lá lại thật gọn gàng, kín đều bánh theo các nếp gấp đã có. |
|
Bước 5 |
Sau khi gói xong, dùng một tay giữ
phần lá để cố định đồng thời nhẹ nhàng khuôn bánh ra. Sau đó dùng 4 chiếc lạt
buộc chặt bánh. Bạn nhớ cài phần lạt thừa vào các lớp lạt để chiếc bánh được
gọn gàng. |
|
4. Hoạt
động 4: GV giải thích nguyên lý hoạt động, mở rộng kiến thức và liên hệ thực
tế. (Thông qua các câu hỏi)
a. Mục đích của hoạt động
-
HS biết được nguyên lí hoạt
động của sản phẩm và liên hệ với thực tế.
b. Nội dung hoạt động
-
GV tổng hợp những câu hỏi
của HS.
-
GV đặt câu hỏi:
+
Vì sao chúng mình lại sử dụng lá dong để gói bánh Chưng? (Bánh chưng được gói bằng
lá dong không những có màu xanh đẹp mà còn làm cho người ăn cảm thấy ngon miệng
hơn so với bánh gói bằng lá chuối)
+
Vì sao chúng mình lại dùng gạo nếp để gói bánh Chưng mà
lại không dùng gạo tẻ các con nhỉ? (vì gạo nếp tạo sự kết
dính, thơm và ngon hơn)
+ Vì sao bánh chưng xuất hiện trong ngày Tết của người Việt Nam? (Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ. Bánh chưng được gói thành từ nhiều lớp lá, cẩn thận, nhẹ nhàng bao bọc lấy lớp nhân bên trong một cách gọn gàng như lòng mẹ luôn bao bọc và chở che cho các con. Vì thế, phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có).
5.
Hoạt động 5: Giáo viên hướng dẫn thực hành
a.
Mục đích của hoạt động
-
Học sinh biết cách làm
bánh Chưng và hoàn thiện sản phẩm.
-
HS có kỹ năng thực hành
và làm việc nhóm.
b.
Nội dung hoạt động
-
GV chuẩn bị sẵn nguyên
liệu cho từng nhóm trước khi vào tiết học (phụ thuộc vào số lượng nhóm, số học
sinh hay cách tổ chức để chuẩn bị đồ dùng
cho phù hợp)
-
Chia nhóm: 3 hoặc 4
nhóm tùy vào số lượng HS (chọn nhóm trưởng)
-
Nhiệm vụ:
+ Nhóm trưởng lên lấy đồ về cho nhóm mình: phân chia công việc,
nguyên liệu nhiệm vụ cho từng thành viên.
+ HS thực hành làm
bánh Chưng.
-
GV đi tới từng nhóm quan sát và hướng dẫn các nhóm.
-
Hỗ trợ nhóm trưởng phát huy hết được vai trò của mình.
-
Trong quá trình thực
hành GV quan sát, hỗ trợ, hỏi những câu hỏi mở giúp học sinh hiểu sâu hơn vấn đề.
+ Chuyện gì đã xảy ra?
+ Con đã thử làm gì?
+ Con có những cách làm
nào để làm….?
+ Con thấy các bạn đang
làm như thế nào?
+ Con chú ý điều gì về…….?
+ Con nghĩ điều gì sẽ xảy
ra nếu chúng ta……?
6.
Hoạt động 6: Chia sẻ, thảo luận và đánh giá -
a.
Mục đích của hoạt động
-
HS đánh giá được tính
hoàn thiện và quan sát sản phẩm của các nhóm.
-
HS có kỹ năng làm việc
nhóm.
-
GV đánh giá được kỹ
năng làm việc nhóm của học sinh.
b.
Nội dung hoạt động
-
Giáo viên tổ chức cho
các nhóm học sinh trình bày sản phẩm của nhóm.
-
Các nhóm còn lại quan sát sản phẩm của nhóm lên trình bày và nhận xét.
-
GV đánh giá, nhận xét từng sản phẩm của HS. GV chú ý khuyến
khích sự sáng tạo của HS.
7.
Hoạt động 7: Củng cố, tổng kết - Giáo án Steam
-
GV tổng kết, nhắc lại kiến thức chính trong
bài học.
-
Dặn dò HS mang chiếc bánh Chưng nhóm mình đã làm và về nhà
nhờ ba mẹ luộc chín.
-
GV khen ngợi, động viên, nhắc nhở và chào tạm biệt HS.
Post a Comment