Tình Cảm Kĩ Năng Xã Hội Hướng Dẫn Trẻ Trực Nhật
Tình Cảm Kĩ Năng Xã Hội Hướng Dẫn Trẻ Trực Nhật 1. Mục đích * Kiến thức: Trẻ nhớ và biết được một số công việc trực nhật * Kĩ năng: ...
Tình Cảm Kĩ Năng Xã Hội Hướng Dẫn Trẻ Trực Nhật
1. Mục đích
* Kiến thức: Trẻ nhớ và biết được một số công việc trực nhật
* Kĩ năng: Tập và hình thành thói quen tự phục vụ, thực hiện công việc được giao
một các chu đáo.
- Trẻ bỏ rác đúng nơi quy
định để giữ gìn môi trường.
*
Thái độ: Trẻ
thích lao động, biết giúp đỡ bạn bè
- Trẻ thích lao động giúp đỡ
bạn bè và cô giáo, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường luôn sạch đẹp.
2. Chuẩn bị
- Danh
sách trẻ theo tổ.
- Bảng
theo dõi lịch trực nhật của trẻ( Được biểu thị bằng hình ảnh minh hoạ và chữ
số).
- Khăn lau, thùng rác, xà phòng…..
3.
Tổ chức hoạt động
Nội dung |
Hoạt động SP của cô |
Dự kiến hoạt động của trẻ |
1.Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: 2. Hoạt động 2: 3.Hoạt động 3: |
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ " Bé tập làm vệ sinh" Cứ đến
chiều thứ bẩy Cháu
tập làm vệ sinh Lau
thật sạch lớp mình Cùng
các cô, các bạn - Cô trò chuyện về một số công việc trực nhật và ý nghĩa của công việc
đó. - Cô giới thiệu hướng dẫn trẻ theo dõi báng phân công lịch trực nhật của
các tổ, phân công mỗi ngày 2- 3 trẻ làm nhiệm vụ trực nhật - Cô nói nhiệm vụ trực nhật của từng trẻ, nhóm trẻ, giúp trẻ hiểu được
trực nhật là thay mặt tổ làm công việc chung của lớp, là giúp cô làm một số
việc để lớp học được ngăn nắp, sạch, đẹp. Người làm nhiệm vụ trực nhật phải
làm việc chu đáo và có trách nhiệm với công việc được phân. - Sắp xếp lại mũ, nón ở các giá, gọn gàng, đẹp mắt, lau bàn ghế và kê,
phát đồ dùng học tập theo hướng dẫn của cô, thu và cất đồ dùng đồ chơi sau
khi học, khi chơi vào nơi quy định. - Lau lá cây: Lau băng khăn khô trước, lau khăn ướt sau, lau nhẹ nhàng
không làm rách lá, Lau cây xong , giặt khăn để vào nơi quy định, rửa tay bằng
xà phòng sau khi lau lá cây. - Nhặt lá rụng, nhặt rác bỏ vào thùng, sau đó cần rửa tay sạch sẽ. - Cô cùng làm với trẻ, vừa làm vừa trò chuyện giúp trẻ hiểu và hứng thú
với công việc của mình. - Cô khuyến khích, động viên kịp thời giúp trẻ có hướng thú trong công
việc. + Kết thúc nhận xét. |
- Cả lớp đọc cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ theo dõi cùng cô. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý làm theo yêu
cầu của cô. - Trẻ chú ý làm theo yêu
cầu của cô. - Trẻ chú ý làm theo hướng
dẫn của cô. - Trẻ vừalàm vừa trò chuyện
cùng cô. |
Post a Comment