HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHÁNH 1 NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 1. Mục tiêu * Kiến thức - Biết người làm công việc như thế ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2019/11/hoat-dong-ngoai-troi-ngay-nha-giao-viet-nam.html
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHÁNH
1
1. Mục tiêu
* Kiến thức
- Biết người làm công việc như thế
nào thì gọi là giáo viên, biết được công việc của các thầy (cô) trong
trường. (4t)
- Cháu nhận biết công việc của các thầy
(cô) giáo trong trường, biết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của
nghề dạy học. (5t)
* Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng ngôn ngữ của trẻ.
(4t)
- Rèn luyện khả năng ngôn ngữ của trẻ,
phản ứng nhanh nhẹn khi tham gia vào các hoạt động. (5t)
* Thái độ
Góp phần GD cháu thể hiện tình cảm yêu
thương và vâng lời cô giáo.
2. Chuẩn bị
Tranh ảnh cô giáo, đồ dùng dụng cụ nghề
dạy học. Nhạc
3. Gợi ý hoạt động
Thứ
|
Nội
dung
|
Tiến
hành hoạt động
|
Thứ hai
|
- Quan sát, Trò chuyện về cô giáo
- Trò chơi:
Chuyền bóng
|
* Cho cả lớp vận động “Cô giáo em”.
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Các bé ơi! Mỗi ngày các con thấy các cô giáo đến trường làm
những công việc gì?
- Các cô làm những công việc đó để làm gì?
- Các bé có thể giúp cô được những gì?
- Công việc của cô giống như công việc của ai?
- Các bé sẽ thể hiện tình cảm gì với cô nào?
- Xem tranh công việc của cô giáo. Trò chuyện về nội dung tranh.
- Lồng ghép GD trẻ biết làm những công việc nhỏ để giúp cô và
biết vâng lời các cô trong trường.
* Luật chơi
Không được chuyền “nhảy cóc” mà phải
chuyền từ bạn nọ sang bạn kia.
*Cách chơi
Chia lớp làm 3 nhóm để
thi đua. Cháu xếp thành 3 hàng dọc (số trẻ bằng nhau). 3 cháu đứng đầu cầm
bóng chuyền cho bạn đứng sát mình theo các cách:
- Chuyền bóng bằng 2 tay qua đầu đến bạn
cuối cùng, rồi chuyền bóng qua chân đến bạn đầu tiên.
- Chuyền sang 2 bên, chuyền từ trên xuống dưới theo hướng tay
trái, rồi chuyền lên theo hướng tay phải.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát nhận xét trẻ chơi
|
Thứ ba
|
- Bé tìm hiểu công việc của thầy, cô giáo
- Trò chơi “Bé chăm ngoan”
|
- Lớp đọc bài thơ “Cô giáo của em”
Trò chuyện với cô về nội dung bài thơ
+ Trong bài thơ nói cô giáo dạy các bạn nhỏ những gì?
+ Tình cảm của các bạn nhỏ với cô như thế nào?
Cô hỏi gợi ý trẻ nêu những hiểu biết của mình về thầy
cô giáo
+ Thầy (cô) giáo làm việc ở đâu?
+ Khi đi làm thầy (cô) cần có những đồ dùng gì?
Cô mở rộng kiến thức, gd các cháu biết yêu kính,vâng
lời thầy cô để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác
Hồ…
*Cách chơi
- Chia trẻ làm 3 nhóm. Trẻ thi đua chợn tranh đúng-sai
của các cháu khi đến trường
* Luật chơi
Mỗi trẻ sẽ lần lượt bò chui qua cổng để lên tìm và
gắn ngôi sao vào hình đúng hoặc sai theo quy đinh của cô.
Sau thời gian 1 đoạn nhạc, nhóm nào gắn đúng yêu cầu
nhiều hơn sẽ thắng.
- Cô nhận xét trẻ sau mỗi lượt chơi.
- GD cháu chăm ngoan,biết nhận thức
hành vi đúng sai.
|
Thứ tư
|
- Cùng trẻ trò chuyện theo tranh
- Trò chơi:
Chuyền bóng
|
- Cho trẻ vận động “cô giáo em”
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Trò chuyện về cô giáo em, công việc của cô.
- Quan sát tranh cô giáo và trò chuyện theo tranh
Giáo dục trẻ yêu thương cô, ngoan vâng lờ cô. Yêu quý nghề dạy
học.
* Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
Cho trẻ thi đua chuyền các nhóm, các tổ, bạn trai-bạn gái.
Cô bao quát nhắc nhỡ trẻ chơi.
|
Thứ năm
|
- Trò chuyện theo tranh về ngày 20/11
- Trò chơi: đá cầu
|
* Đọc thơ “Cô giáo của em”
- Trò chuyện về bài thơ.
- Xem tranh ảnh về ngày 20/11 và trò chuyện
+ Con biết gì về ngày 20/11?
+ Con có xem các bạn múa không?
+ Con dự ngày lễ, con gặp ai?
- Để tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý, hằng năm lấy ngày
20/11 để nhớ ơn các thầy cô giáo có công lao dạy dỗ các con lớn khôn trở
thành người giúp ích cho gia đình và xã hội.
-> Giáo dục trẻ nhớ ơn thầy cô, chăm ngoan học giỏi.
* Luật chơi: cầu rơi vào vị trí bạn nào thì bạn đó đá
* Cách chơi: trẻ đứng thành vòng tròn, 1 trẻ tung quả cầu lên rồi tất cả sẽ
chuyền cầu bằng chân, hoặc bằng tay. Cố gắng để không làm rơi cầu. nếu cầu
rơi thì tung lên chơi lại.
Cho trẻ chơi vài lần, cô bao quát trẻ chơi.
|
Thứ sáu
|
- Quan sát đồ dùng dụng cụ nghề dạy học
- Trò chơi: đá cầu
|
* Cho trẻ xem video các đồ dùng, dụng cụ nghề dạy học.
- Để thực hiện tốt công việc dạy học, hàng ngày cô cần những
dụng cụ gì?
- Cho trẻ xem vật thật và trò chuyện
- Cái cặp, bảng, phấn, viết,...
- Cho trẻ kể thêm một số đồ dùng khác mà trẻ biết.
-> Giáo dục trẻ biết bảo quản đồ dùng học tập, yêu quý nghề
dạy học.
* Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
Cho trẻ thi đua nhóm, các tổ, bạn trai-bạn gái.
Cô bao quát nhắc nhỡ trẻ chơi.
|
* Cháu chơi tự do
+ Chơi dân gian
+ Chơi với các đồ lắp ráp
+ Chơi bóng rổ
+ Chơi vẽ màu nước
+ Chăm sóc cây.
+ Chơi trò chơi, đồ chơi vận động
+ Đọc sách
+ Tạo sản phẩm theo chủ đề từ hoa lá và nguyên vật liệu mở
Cô theo dõi, nhắc nhở để
đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cô nhận xét các nhóm chơi.
Post a Comment