Nhánh 1 Gia đình yêu thương HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nhánh 1 Gia đình yêuthương HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. MỤC TIÊU * Kiến thức 4 tuổi - Cháu biết số lượng thành viê...
THỨ
|
NỘI
DUNG
|
TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG
|
Thứ hai
|
- Tìm hiều về gia đình của bé
- TC: Ai nhanh hơn
|
- LỚp hát “Cả nhà thương nhau”
Trò chuyện về nội dung bài hát
- Cho trẻ kể về gia đình của trẻ
+ Gia đình gồm mấy thành viên?
+ Làm những công việc gì?
+ Vào thời gian rãnh gia đình thường làm gì?
- Cô gọi 1 vài trẻ kể
- GD trẻ
*
TC:
- Cách chơi
Cô chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa
5 trẻ).
Cô cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát.
Khi nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ đứng đầu sẽ ngồi xổm đi dích dắc qua các
chướng ngại vật, đến bục bước lên và bật sâu xuống. Sau đó trẻ chạy đến hầm,
bò chui qua hầm chạy đến thang leo, trèo lên xuống thang, chạy lấy vòng rồi
chạy về xếp cuối hàng.
- Luật chơi
Trẻ trước chạy đến bục bật sâu thì trẻ sau bắt đầu ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, không chờ hiệu lệnh của cô.
Trẻ chơi liên tục trong thời gian khoảng 15
phút, không hạn chế số lần chơi của tr
|
Thứ ba
|
- Tìm hiểu gia đình 2 thế hệ
- TC: Chi chi chành chành
|
- Cho trẻ xem tranh gia đình
Trò chuyện với trẻ
+ Trong tranh có ai?
+ Có tất cà bao nhiêu người?
Cô giới thiệu kiểu gia đình 2 thế hệ
- Là gia đình gồm có ba mẹ và con cái. Ba mẹ là thế hệ
trước, con cái là thế hệ sau
- Gợi mở cho trẻ nói về gia đình mình?
+ Gia đình con là gia đình mấy thế hệ?
+ Trong gia đình có những ai?
+ Có bao nhiêu thành viên?
- GD cháu
*
TC:
-
Cách chơi
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ
Cho một trẻ đứng xòe bàn tay ra, các
trẻ còn lại giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó rồi đọc
nhanh:
“Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương ngũ đế Chấp dế đi tìm Ù à ù ập.” Đến chữ “ập” thì trẻ nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, trẻ nào rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho các bạn khác chơi. |
Thứ tư
|
- Tìm hiểu gia đình nhiều thế hệ
- TC: Tạo dáng
|
- LỚp đọc thơ “Giúp bà”
- Trò chuyện về nội dung bài thơ
- Cho trẻ xem tranh gia đình nhiều thế hệ
+ Trong tranh có gì?
+ Trong gia đình này gồm có những ai?
+ Những thành viên trong gia đình
đang làm gì?
Gia đình nhiều thế hệ là gia dình có từ 3 thế hệ, gồm ông
bà, ba mẹ và con cái. Ông bà là thế hệ lớn nhất, thế hệ thứ 2 là ba mẹ, và
con cái là thế hệ thứ 3.
+ Có bạn nào có 3 thế hệ cùng sống trong 1 nhà không?
- Cho trẻ giới thiệu về gia đình mình
- Cô giáo dục trẻ
* TC:
- Luật chơi:
Trẻ phải đứng ngay lại
khi có hiệu lệnh của cô
- Cách chơi: Cho trẻ đi vòng quanh, vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh trẻ phải nhanh chóng tạo 1 dáng đứng, ngồi, nằm tùy thích
Sau mỗi lần trẻ phải tạo 1 dáng khác nhau
|
Thứ năm
|
- Gia đình ít con
- TC: Đội nào nhanh
|
- Cô và trẻ trò chuyện về gia đình trẻ
+ Trong gia đình con có bao nhiêu người?
+ Gồm những ai?
+ Là gia đình mấy thế hệ?
+ ba mẹ (ông bà) con có tất cả bao nhiêu người con?
- Cô cung cấp kiến thức cho trẻ: gia đình có từ 1 đến 2
con là gia đình ít con hay còn gọi là gia đình chuẩn
- GD cháu biết yêu thương, biết vâng lời, ngoan ngoãn.
*
TC:
-
Cách chơi
Cô chia lớp thành 3 đội. mỗi đội có nhiệm vụ ghép các
mảnh rời thành 1 bức trang hoàn chỉnh
-
Luật chơi
Trong thời gian 2 phút, đội nào ghép hoàn chỉnh nhất sẽ
thắng. đội thua sau cùng sẽ phải chịu phạt
|
Thứ sáu
|
- Gia đình đông con
- TC: Tiếng của ai
|
Tương tự như tìm hiểu gia đình ít con
- Cô và trẻ trò chuyện về gia đình mình
- Cô cho trẻ xem tranh, trò chuyện với trẻ về bức tranh
đó.
- GD cháu
*
TC:
- Cách chơi
Cho trẻ đứng thành một vòng tròn, cách nhau
một cánh tay. Một trẻ bịt mắt đứng giữa vòng tròn.
Khi có hiệu lệnh, vòng tròn nhảy lò cò di chuyển theo theo vòng tròn. Đọc:
“Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe
Nhảy lò cò cho nó khỏe cái
giò”
Khi nghe trẻ bị bịt mắt đứng ở giữa vỗ tay 3
tiếng, tất cả đều dừng lại. Trẻ bị bịt mắt chỉ tay về bất cứ hướng nào, trúng
phải bạn nào ở hướng đó, thì bạn đó chạy lại nắm tay trẻ bị bịt mắt và chờ
lệnh của trẻ bị bịt mắt.
Nếu trẻ bị bịt mắt hỏi "Con vịt kêu thế nào?", thì bạn đó phải trả lời "cạc, cạc, cạc ...". Sau khi trả lời, trẻ trở về vị trí cũ và trẻ bị bịt mắt cần phải suy nghĩ và đoán xem bạn vừa trả lời là ai. Nếu trẻ đoán đúng, 2 trẻ sẽ đổi vị trí và vai trò cho nhau. Nếu đoán không đúng, trò chơi lại tiến hành lần khác và không thay đổi trẻ bịt mắt. |
Post a Comment