Giáo án mầm non lớp lớn LQVT Tách 6 đối tượng ra thành 2 phần
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/10/giao-an-mam-non-lop-lon-lqvt-tach-6-doi-tuong-ra-thanh-2-phan.html
Giáo án mầm non lớp lớn
HOẠT ĐỘNG HỌC:
LQVT: Tách 6 đối tượng ra thành 2
phần
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận
biết được các đồ dùng gia đình và công dụng của chúng và biết tách gộp các nhóm
đối tượng trong phạm vi 6. Nhận biết các số từ 1- 6.
2. Kỷ năng:
- Trẻ biết tách
gộp trong phạm vi 6 thành 2 nhóm với nhiều cách khác nhau.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ
giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Mô hình các
loại đồ dùng gia đình như: Thìa, bát, bàn, ghế, đĩa, dường…mỗi loại có số lượng
là 6.
- Thẻ số từ số
1-6.
- Đồ dùng của
trẻ và của cô: rổ đựng lô tô cái dường, thẻ số.
- Tranh vẽ cái
ấm cho trẻ chơi trò chơi “ Thử tài của bé ”, mỗi trẻ 1 tờ.
III. CÁCH TIẾN
HÀNH
* Hoạt động 1: Ôn đếm đến 6,
nhận biết số 6
- Cho trẻ đi
xem mô hình (Siêu thị)
- Ở siêu thị
có những gì? (Thìa, bát, bàn, ghế, đĩa, …)
- Có bao nhiêu
cái thìa? (4)
- Có bao nhiêu
cái bát? (5)
- Có bao nhiêu
cái bàn? (6)
- Có bao nhiêu
cái ghế? (6)
- Cho 2-3 trẻ
lên tìm những nhóm đồ vật xung quanh lớp có số lượng là 6.
* Hoạt động 2: Tách, gộp trong
phạm vi 6.
+ Chia tách
mẫu.
- Cô đưa lần
lượt 6 cái dường ra (Cho trẻ đếm và chọn thẻ số tương ứng)
- Từ 6 cái
dường cô tách ra thành 2 phần bằng các cách sau:
- Cô tách một
phần có 1 cái dường, 1 phần có 5 cái dường. ( Cho trẻ đếm từng phần và chọn
thẻ số tương ứng)
- Cho trẻ gộp
lại và đếm
> Cô vừa
tách nhóm có 6 cái dường thành 2 phần theo cách (Tách 1 và 5). Cô cũng vừa gộp
2 phần nhỏ vừa tách thành nhóm có 6 cái dường theo cách (gộp 1 và 5)
- Ai có cách
tách 6 cái dường thành 2 phần khác cách của cô? Gọi 1-2 trẻ trả lời.
- Ngoài cách
tách vừa rồi cô còn có cách tách 2 và 4, 3 và 3.
- Cô làm tương
tự như cách 1.
+ Trẻ thực
hiện
- Trẻ vui hát
“Nhà của tôi” cô phát rổ cho trẻ
- Cho trẻ đưa
tất cả số dường ra (Cho trẻ đếm và chọn thẻ số tương ứng)
- Yêu cầu trẻ
tách, gộp số áo ra thành 2 phần theo yêu cầu của cô (Tách/gộp 1 và 5, 2 và 4, 3
và 3)
- Trẻ thực
hiện trước cô cũng cố sau.
- Cô kiểm tra
kết quả, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện.
- Vừa rồi các
con đã được tách gộp nhóm có 6 đối tượng ra thành 2 phần theo các cách khác
nhau, bây giờ hãy trả lời thật nhanh câu hỏi của cô:
+ Có mấy cách
tách nhóm có 6 đối tượng ra thành 2 phần?
+ Có mấy cách
gộp 2 phần thành nhóm có 6 cái dường?
* Hoạt động 3: Luyện tập
+ Trò chơi 1: Thử tài của bé
- Cô phát cho
mỗi trẻ một tranh vẽ 6 cái ấm, yêu cầu trẻ tách gộp bằng cách khoanh tròn số
lượng cái ấm thành 2 nhóm và ghi kết quả của 2 nhóm vào 2 ô vuông, và ghi tổng
số 2 nhóm vào ô tròn.
- Cô hướng dẫn
trẻ bằng tranh của cô.
- Trẻ thực
hiện và cô quan sát , nhận xét trẻ.
+ Trò chơi 2: Kết nhóm
- Cách chơi:
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Cả nhà thương nhau. Khi nghe
thấy hiệu lệnh “ Kết nhóm ”,Trẻ sẽ nói “ Nhóm mấy ”,Cô nói nhóm có 6 bạn. Khi
trẻ tạo được nhóm có 6 bạn rồi thì cô hô tiếp “Chia rẽ” thì trẻ sẽ tách nhóm
theo ý thích, có thể nhóm có 1 bạn hoặc nhóm có 5 bạn, nhóm có 2 bạn và nhóm có
4 bạn…và tiếp tục cô hô “ Kết nhóm ” thì từ các nhóm nhỏ trẻ gộp lại thành một
nhóm có số lượng là 6.
- Cô đi kiểm
tra và nhận xét trẻ.
- Luật chơi:
Nếu trẻ nào tách nhóm chậm hoặc không biết tạo nhóm sẽ phải ra ngoài một lượt
chơi.
- Cho trẻ chơi
2-3 lần, cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.
* Kết thúc:
Trẻ vui đọc thơ “Em yêu nhà em” và ra sân chơi.
CHƠI NGOÀI TRỜI
a. HĐCCĐ: Vẽ tự do trên sân trường
- Dặn dò trẻ trước khi ra
sân
- Trẻ ra sân hít thở không
khí trong lành
- Cho trẻ đi dạo 1 vòng
- Cùng trò chuyện về các
thành viên trong gia đình bé.
+ Cô gợi hỏi hình dáng của
các thành viên trong gia đình trẻ (Đầu tóc, trang phục, cao thấp, gầy béo,…)
+ Các con có yêu quý những
người thân trong gia đình mình không?
+ Hôm nay con thích vẽ ai?
+ Hình dáng của
bố/mẹ/ông/bà,… như thế nào?
- Cô phát phấn cho trẻ vẽ
chân dung những người thân trong gia đình
- Cô quan sát, gợi ý giúp
trẻ
* Giáo dục trẻ: Yêu thương
những người thân trong gia đình mình.
b. TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Cô nêu luật
chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2
– 3 lần.
c. Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong
chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
CHƠI THEO Ý THÍCH
1, Làm quen chuyện “Hai
anh em”
+ Mục đích:
- Trẻ biết được tên câu chuyện “Hai anh em”
- Rèn kỷ năng kể chuyện diễn cảm cho trẻ.
+ Tiến hành:
- Cô giới thiệu tên câu chuyện “Hai anh em”
- Cô kể cho trẻ nghe 2 lần
- Cô cho trẻ kể theo cô 2
– 3 lần
- Luyện cho trẻ kể thuộc
câu chuyện
- Cô bao quát, sửa sai,
khen trẻ
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ
năng xé dán cho trẻ.
- Trẻ
chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh
giá cuối ngày