Giáo án lớp lớn TD Bật sâu 40cm TCVĐ Bịt mắt bắt dê
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/10/giao-an-lop-lon-td-bat-sau-40cm-tcvd-bit-mat-bat-de.html
Giáo án lớp lớn
TD: Bật sâu 40cm
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
* TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN
- Cô cùng trò chuyện với
trẻ về tuần học mới, về ngày nghỉ của trẻ, cho trẻ xem một số tranh ảnh về các
nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bật sâu 40 cm, nhún bật chạm đất nhẹ nhàng
bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu và giữ được thăng bằng khi tiếp đất.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện sư
khéo léo cuả đôi chân
3. Thái độ:
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ
thường xuyên tập thể dục để giúp cho cơ thể được khoẻ mạnh.
II. CHUẨN BỊ
- Bục bật sâu.
+ Nhạc cho trẻ tập
- 2 quả bóng, 4 rỗ, bông hoa thưởng
+ Nhạc cho trẻ tập
- 2 quả bóng, 4 rỗ, bông hoa thưởng
- Sân bãi sạch sẽ.
III. TIẾN HÀNH
- Trò chuyện, Kiểm tra sức
khỏe trẻ
* HĐ 1:
Khởi động
=>
Cô cùng trẻ hát bài đoàn
tàu nhỏ xíu, đi, chạy...kết hợp các kiểu chân đi vòng tròn sau đó di chuyển đội
hình thành 3 hàng ngang.
* HĐ 2: Trọng động:
+ BTPTC:
- Tay: Hai tay đưa ra
trước, dơ lên cao (2lần x 8nhịp)
- Chân: Chân bước sang
phải, đưa về, khựu gối, sau đó đổi chân (2lần x 8nhịp)
- Bụng: Hai tay đưa lên
cao, cúi khom người (2lần x 8nhịp)
- Bật: Cho trẻ đứng, tay chống hông, bật nhảy
tách chân, chụm chân tại chổ.
(2lần x 8nhịp)
+ VĐCB: “Bật sâu 40cm”
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 3,5-4m, cô
đặt 2 bục bật sâu ở giữa 2 hàng.
- Cô giới thiệu.
- Cho 2-3 trẻ lên làm thử
theo khả năng của cháu
-
Cô Làm mẫu lần 1( Không giải thích)
- Cô làm mẫu lần 2 ( Kết
hợp giải thích) : Tư thế chuẩn bị đứng trên bục,
khép chân, 2 tay thả xuôi tạo đà nhảy, 2 tay đưa ra phía trước rồi để nhẹ xuống
dưới và ra sau đồng thời gối cô hơi khụy người hơi cúi về phía trước, nhún 2
chân và bật cao, tay hất đưa ra trước khi chạm đất, gối hơi khụyu và rơi xuống
bằng hai đầu mũi bàn chân nhẹ nhàng và giữ được thăng bằng khi tiếp đất.
-
Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
-
Cho 2 trẻ lên làm, cả lớp quan sát.
-
Lần lượt cho 2 bạn của 2 đội lên làm, xong về đứng cuối hàng, rồi đến 2 bạn tiếp
theo cho đến hết hang.
- Cho các trẻ yếu lên thực hiện.
- Cô quan sát, động viên,
sửa sai, khen trẻ
- Cho trẻ nhắc lại tên vận
động cơ bản.
+ Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
-
Cô hướng dẫn cách chơi
-
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
* HĐ 3: Hồi tỉnh
- Cô cho trẻ làm chim mẹ
chim con và cho trẻ ra sân chơi.
CHƠI NGOÀI TRỜI
a. HĐCCĐ: Dạo chơi
quan sát hiện tượng tự nhiên.
- Chuẩn bị trang phục cô
và trẻ gọn gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra
sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành,
vận động thoải mái.
- Vẫy trẻ lại gần cô, trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Các con thấy thời tiết
hôm nay như thế nào? Nắng hay mưa?
- Thời tiết hôm nay có không
khí trong lành dễ chịu, có ánh nắng nhẹ của mặt trời chiếu xuống. thời gian từ sáng sớm đến lúc này thì chúng ta
có thể ra
ngoài trời được, còn nếu muộn hơn nữa nhiệt độ cao nếu ra ngoài trời thì phải
đội mũ, nón, nếu trời mưa, các con phải ở trong nhà, nếu ra ngoài
trời phải mang áo mưa,...
* Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của thời tiết đối
với cuộc sống, biết yêu thiên nhiên và mặc trang phục phù hợp với thời tiết
để đảm bảo sức khoẻ.
b. TCVĐ: Mèo đuổi
chuột
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c. Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong
chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
1. Hướng
dẫn trò chơi: “Cờ
lúa ngô”
* Gợi mở giới thiệu tên T/C
- Dẫn dắt giới
thiệu tên trò chơi: “Cờ lúa ngô”
+ Mục đích:
- Giáo dục khả năng tư
duy, cách tính toán các “bước đi” cho trẻ.
+ Chuẩn bị:
- Một bàn cờ hoặc dùng
phấn, mực để vẽ bàn cờ trên một mặt phẳng. Bàn cờ chơi cờ lúa ngô bao gồm hai
hình chữ nhật đặt chồng lên nhau, một hình đặt nằm dọc và một hình nằm ngang.
Ngoài bàn cờ, trò chơi cờ lúa ngô cần 8 quân cờ gồm 4 quân trắng và 4 quân đen
(có thể thay thế các quân cờ bằng những hạt đậu với 2 màu phân biệt rõ ràng)
+ Cách chơi:
- Bàn cờ
vạch trên đất, trên nền nhà hoặc trên giấy. “Oẳn tù tì” để xác định bên nào đi
trước. Nếu người chấp thì cho đối phương đi trước. Đến lượt người nào, người ấy
được đi một quân theo đường vạch trên bàn cờ. Tay đi quân cờ miệng nói “kim,
mộc, thủy, hỏa, thổ”, bao giờ điểm xuất phát cũng là kim, có thể chỉ đi một
bước (kim, mộc) hoặc 2, 3, 4 bước tùy ý. Nếu đến thổ mà đúng bên quân kia thì
được ăn quân ấy. Đến lượt mình đi, ngoài việc tính toán tìm cách ăn quân kia,
còn phải tính trước xem dừng lại chỗ nào để tránh bị người ta ăn (đứng vào “tử
địa”). Ván cờ sẽ kết thúc khi một bên ăn hết quân cờ của bên kia
- Tổ chức cho cả lớp
chơi 3 - 4 lần.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với
đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối
ngày