Giáo án lớp lớn PTNT Xác định phía trước - Phía sau của bản thân
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/10/giao-an-lop-lon-ptnt-xac-dinh-phia-truoc-phia-sau-ban-than.html
Giáo án lớp lớn
HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNT
Xác định phía trước - Phía sau của bản thân
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
a. Kiến thức:
- Trẻ phân biệt được phía trước, phía sau
của bản thân mình.
- Củng cố kiến thức cho trẻ về xác định
trên- dưới, trước- sau của cơ thể trẻ.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng định hướng phía trước – phía
sau của bản thân và kỹ năng tư duy, ghi nhớ, sự chú ý
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh
cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất.
II. CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Thảm nền, chùm bóng bay trên cao, búp
bê, mũ.
- Bài hát “Em ngoan hơn búp bê”.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 1 búp bê len, 1 mũ chóp.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Trò chuyện gây hứng
thú:
- Gọi trẻ (xúm xít) cùng làm quả bóng tròn
to nào?
- Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.
- Giáo dục:
+ Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng mình
phải làm gì?
* Hoạt động 1: Ôn phía trước- sau của cơ thể.
+ Bụng no của chúng mình đâu? Bụng ở phía
nào của cơ thể?
+ Lưng các con đâu nhỉ? Có nhìn được lưng
không? Lưng ở phía nào của cơ thể?
+ Đầu chúng mình đâu? Đầu ở phía nào so
với cơ thể?
+ Chân các con đâu? Chân ở phía nào của cơ
thể các con?
* Hoạt động 2: Nhận biết
phía trước – sau của bản thân
+ Bạn búp bê thấy chúng mình học ngoan nên
bạn búp bê muốn học cùng các bạn lắm bây giờ chúng mình mời búp bê học cùng
chúng mình nào!
+ Chúng mình mời búp bê ngồi đây. Chào bạn
búp bê nào!
+ Chúng mình có nhìn thấy bạn búp bê
không? Búp bê ở phía nào của các con?
- Các con nhìn thấy bạn búp bê vì bạn ấy ở
“Phía trước” các con đấy!
- Cho trẻ đọc tập thể cá nhân “Phía trước”
- Cho cá nhân trẻ xác định phía trước của
mình (3-4 trẻ)
+ Chúng mình cùng chơi trò chơi nào “giấu
tay” đưa tay ra sau bế em búp bê ra phía sau nào!
+ Bây giờ chúng mình có thấy em búp bê
không?
+ Vì sao chúng mình không thấy em búp bê
nhỉ?
- Vì em búp bê ở phía nào của các con?
- Cả lớp đọc “Phía sau”. Các con ạ những
gì ở phía sau mà phải quay người lại mới nhìn thấy được thì được gọi là phía
sau đấy!
- Cô hỏi trẻ phía sau của con đâu, phía
sau của con có gì?
+ Cô vừa hướng dẫn cho chúng mình biết
những phía nào nhỉ?
* Hoạt động 3: Luyện tập
+ Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
- Búp bê tặng mỗi bạn 1 chiếc cặp xinh,
chúng mình mang vào nào, xếp búp bê phía trước các cháu.
- Chơi lần 1: Cô nói tên đồ dùng (Trẻ nói
phía trược hoặc phía sau)
- Chơi lần 2: Cô nói vị trí (Trẻ nói búp
bê/cái cặp)
- Thực hiện tập thể và hỏi cá nhân, sửa
sai cho trẻ.
+ Trò chơi 2: Làm theo hiệu lệnh
- Cho trẻ đứng theo đội hình
- Cô nói phía trước – sau, trẻ bật theo
hiệu lệnh
* Kết thúc: Cô nhận xét,
tuyên dương trẻ.
- Hát “Em ngoan hơn búp bê”
CHƠI NGOÀI TRỜI
a. HĐCCĐ: Trò chuyện về biến đổi khí hậu.
- Chuẩn bị trang phục cô
và trẻ gọn gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra
sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành,
vận động thoải mái.
- Vẫy trẻ lại gần cô, trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Các con thấy thời tiết
hôm nay như thế nào? Nắng hay mưa?
- Thời tiết hôm nay có không
khí trong lành dễ chịu, có ánh nắng nhẹ của mặt trời chiếu xuống, trời bắt đầu
chuyển sang mùa đông rồi, mùa đông nhiều mưa hơn mùa hè và mùa thu, khi trời
chuyển mưa thì bầu trời xuất hiện những đám mây đen, còn có sấm chớp, trời trở
nên lạnh hơn, các con cũng cần mặc ấm hơn và không được ra khỏi nhà khi trời
mưa.
* Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của thời tiết đối
với cuộc sống, biết yêu thiên nhiên và ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm
bảo sức khoẻ.
b. TCVĐ: Bịt mắt bắt
dê
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c. Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong
chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
LQ Truyện “Gấu con đau rănng”
1. Làm quen truyện: “Gấu con đau răng”
- Cô giới thiệu tên truyện
- Kể cho trẻ nghe
- Cô kể và cho trẻ kể theo
cô (Nhiều lần)
- Câu chuyện có tên là gì?
Trong truyện có những nhân vật nào?
* Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể,
chăm đánh răng hằng ngày. Biết ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, không ăn bánh kẹo
nhiều
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng di
màu cho trẻ.
- Trẻ chơi với
đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.