Giáo án lớp lớn LQVH Kể truyện Câu chuyện của tay trái tay phải
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/10/giao-an-lop-lon-lqvh-ke-truyen-cau-chuyen-cua-tay-trai-tay-phai.html
Giáo án lớp lớn
LQVH: Kể truyện “Câu chuyện của tay trái tay phải”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-
Trẻ nói được tên câu truyện, tên tác giả, các nhân vật chính, nội dung của câu
truyện: biết được rằng tay nào cũng quan trọng như nhau, mỗi tay có một việc
phù hợp, biết phối hợp nhịp nhàng hai tay thì việc gì cũng dễ làm và cần phải
giúp đỡ nhau trong cuộc sống để cùng tiến bộ.
2. Kỷ năng:
-
Trẻ biết sử dụng tay phải và tay trái của mình để thực hiện các công việc phù
hợp hàng ngày.
-
Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc.
3. Thái độ:
-
Trẻ biết chăm sóc và tự bảo vệ cơ thể mình.
-
Biết phối hợp, giúp dỡ nhau trong khi chơi và sinh hoạt.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh truyện về tay trái
và tay phải
- Mảnh ghép đôi bàn tay
III. TIỀN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài
hát: “ Năm ngón tay ngoan”.
- Cô trò chuyện với trẻ về
tên bài hát, tên tác giả, và nội dung của bài hát: Nói về những ngón tay xinh xắn trên bàn tay của con người, giúp con
người rất là nhiều việc.
+ Hàng ngày con dùng cái
gì để xúc cơm, cầm bút… ?
+ Ngoài ra đôi bàn tay còn
dùng làm những việc gì nữa?
+ Đôi tay có quan trong
với cơ thể của con người không? Thiếu đi 1 bàn tay hay một bộ phận nào đó thì
cơ thể chúng ta sẽ như thế nào?
+ Chúng ta cần phải làm gì
để bảo vệ đôi tay ?
* Hoạt động 2: Nghe kể
truyện: “chuyện của tay phải và tay trái”
- Cô dẫn dắt giới thiệu
tên câu truyện, tên tác giả và nội dung của câu truyện.
- Cô kễ lần 1 diễn cảm, hỏi trẻ:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
Do ai sáng tác?
- Cô kễ lần 2 kết hợp
tranh minh họa
+ Câu truyện có tên là gì?
+
Do ai sáng tác?
+ Câu truyện có những nhân vật chính nào?
+ Tay phải đã làm những công việc gì?
+ Tay phải mắng tay trái, tay trái buồn và tự hứa như thế nào?
+
Tay phải phải làm những việc gì một mình khi không có tay trái giúp?
+
Bạn giấy đã nói với tay phải như thế nào?
+
Tay phải có nhận lỗi không và nói với tay trái như thế nào?
+
Cuối cùng tay phải nói như thế nào?
-
Các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều quan trọng?
- Để giữ gìn đôi tay thì chúng ta
phải làm gì?
- Chúng ta phải làm gì để cơ thể luôn khỏe mạnh để bảo vệ các bộ phận cơ
thể?
*
Giáo dục:
-
Cho trẻ kể chuyện theo cô 2-3 lần.
* Hoạt động 3: Trò chơi
“Ghép tranh theo truyện”
- Cô giới thiệu tên trò
chơi, cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: cô chia lớp
làm 3 đội, mỗi đội sẽ có những tấm hình kể theo câu truyện, cô yêu cầu mỗi đội
sắp xếp các hình ảnh đó theo trình tự câu truyện từ đầu đến cuối.
+ Luật chơi: Đội nào dán
đúng, nhanh thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
- Lần 2: Cho trẻ ghép đôi
bàn tay
- Cô bao quát trẻ chơi.
* Kết thúc nhắc lại tên
truyện
- Nhận xét, tuyên dương
trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a. HĐCCĐ: Qs Cách làm búp bê bằng giấy
vụn
- Chuẩn bị trang phục cô
và trẻ gọn gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra
sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành,
vận động thoải mái
- Trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô đưa 1 con búp bê bằng
giấy vụn mà cô đã làm sẵn ra cho trẻ quan sát.
- Đây là cái gì?
- Được làm bằng gì? Có đẹp
không?
- Các con có muốn làm ra 1
con búp bê như thế này không?
- Cô hướng dẫn trẻ cách
làm búp bê bằng giấy vụ.
- Phát giấy cho trẻ và cho
trẻ thực hiện
* Giáo dục:
b. TCVĐ: Mèo đuổi
chuột
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c. Chơi tự do.
- Chơi bắt bướm, xích đu,
cầu trượt,….
- Cô nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
VN – LĐ - Chơi trò chơi tôi là ai?
1, + LĐ - VN
- Cô phân công cho từng
nhóm dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi.
- Cô và trẻ cùng làm kết
hợp với trò chuyện, hướng dẫn, giáo dục trẻ cách bảo quản đồ chơi….
- Tổ chức cho trẻ thi đua
hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về một số bài hát trong chủ đề.
+ Trò chơi “Tôi là ai?”
- Cô giới thiệu cách chơi,
luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 –
3 lần.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ
chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
* Giáo dục trẻ biết đoàn
kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.