Giáo án Lớp Mầm Trò chuyện về nghề của bố mẹ trẻ
Chủ đề: Bố mẹ bé làm nghề gì ? Giáo án Lớp Mầm Trò chuyện về nghề của bố mẹ trẻ
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-mam-tro-chuyen-ve-nghe-cua-bo-me-tre.html
Chủ đề: Bố mẹ bé làm nghề gì ?
Giáo án Lớp Mầm
Trò chuyện về nghề của bố mẹ trẻ
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Trò chuyện về nghề của bố mẹ trẻ
|
- Trẻ biết tên, ý nghĩa của một số nghề và ích lợi
của các nghề đó trong đời sống con người
- Biết nhận biết, phân biệt một số nghề
- Giáo dục trẻ biết quí trọng và yêu quí các nghề, biết yêu quí giữ gìn sản phẩm.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
|
- Máy chiếu, láp tốp.
- Tranh vẽ một số nghề (Nghề nông dân, nghề thợ mộc,
nghề bác sỹ, nghề thợ may)
- Một số dụng cụ và sản phẩm của các nghề
|
* Ôn định : Cô gọi trẻ lại gần trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ, các con
ạ! ở trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề đều làm ra một sản phẩm khác
nhau. Nhưng nghề nào cũng làm cho đất nước mình giàu đẹp, xã hội phồn vinh,
gia đình hạnh phúc đấy.
- Con nào giỏi kể cho cô nghe bố mẹ các con làm
nghề gì nào?
- Cô tập hợp ý trẻ và giáo dục trẻ yêu quí mọi
nghề.
*Nội dung:
- Cho trẻ đọc thơ “Bác nông dân” về đội hình chữ U
- Các con vừa đọc bài thơ nhắc đến nghề gì?
- Nào mời các con hãy nhìn lên màn hình có gì lạ nhé
- Cho trẻ phát âm “Nghề nông dân”
- Các con xem bác nông dân đang làm việc ở đâu?
- Bác nông dân đang làm gì đây các con?
- Thế các con có biết bác cày ruộng để làm gì
không?
- Bác cần dụng cụ gì để cày ruộng?
- Ngoài ra còn có những dụng cụ nào của nghề nông
nữa?
- Những công việc của bác nông dân đã tạo ra những
sản phẩm gì?
- Nếu không có những sản phẩm đó thì chúng ta sẽ
như thế nào?
- À, sản phẩm lao động của các bác nông dân rất cần
thiết cho mọi người. Các bác nông dân tạo ra những cánh đồng lúa trĩu vàng,
những luống rau xanh thật tươi tốt để cung cấp cho chúng ta lương thực, thực
phẩm ăn hằng ngày. Vì vậy các con phải biết ơn bác nông dân.
- Để thể hiện tấm lòng yêu quý, biết ơn bác nông
dân thì các con phải thế nào?
*Cho trẻ hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Bài hát nhắc đến ai xây nhà cao tầng?
- Các con xem lên màn hình có gì đây?
- Cho trẻ phát âm “Nghề xây dựng”
- Nghề xây dựng cần đến những dụng cụ gì?
- Với những dụng cụ đó và sức lao động của mình,
các cô chú công nhân đã tạo nên những sản phẩm gì ?
- Các cô chú công nhân đã xây dựng nên những ngôi
nhà đẹp cho chúng mình ở, xây trường cho các con học. Các cô chú lại còn làm
đường, làm cầu để bắc qua những con sông để xe cộ đi lại.. Vì vậy các con phải
biết yêu quý các cô chú công nhân.
*Ngoài nghề thợ xây cô còn có hình ảnh này nói về
nghề gì ?
- Nghề thợ mộc cần đến những dụng cụ gì?
- Các con thử cưa gỗ giống bác thợ mộc xem nào?
- Nghề thợ mộc tạo ra sản phẩm gì các con?
Các đồ dùng này dùng để làm gì?
- Đúng rồi đấy, các sản phẩm mà bác thợ mộc làm
ra đều rất cần thiết cho chúng ta. Như đồ dùng mà hàng ngày ở lớp và ở nhà
chúng ta vẫn thường sử dụng.
- Vậy để tỏ thái độ biết ơn bác thợ mộc đã làm ra
nhiều đồ dùng cho mọi người thì khi sử dụng chúng, các con phải sử dụng như
thế nào?
* Cô đọc câu đố: “Nghề gì chăm sóc bệnh nhân. Cho
ta khỏe mạnh vui chơi học hành”
(Nghề bác sỹ)
- Cô vừa đọc câu đố nói về nghề gì?
- Các con xem đây là hình ảnh về nghề gì?
- Mời lớp mình cùng phát âm “Nghề bác sỹ”
- Bác sỹ đang làm gì đây?
- Để làm được những công việc đó bác sỹ cần phải
có những dụng cụ gì?
- Các con thấy nghề bác sỹ đối với mọi người như
thế nào?
- Vì sao lại cần thiết?
- Đúng rồi nghề bác sỹ rất cần thiết cho xã hội,
cho mọi người vì nó giúp cho mọi người khỏi ốm, đem lại hạnh phúc cho mọi người
và mọi gia đình. Vì vậy các con phải biết yêu quí và biết ơn bác sỹ…
*Đàm thoại mở rộng: Ngoài các nghề cô cháu mình vừa
khám phá ở trên còn có rất nhiều nghề khác nữa như nghề: Dạy học, đầu bếp, kỹ
sư, nhân viên bán hàng…(Kết hợp cho trẻ xem tranh) còn rất nhiều nghề khác nữa
hôm sau cô cháu mình khám phá thêm.
* Giáo dục: Mỗi nghề tạo ra một sản phẩm khác
nhau và đều có ích cho xã hội vì thế các con phải biết yêu quí trân trọng, bảo
vệ sản phẩm của mọi nghề.
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng”
đội hình vòng tròn ngồi gần cô.
*Hôm nay cô thấy các con rất ngoan học rất giỏi,
bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi, trò chơi có tên là giải câu đố
về các nghề
* Trò chơi 1: Câu Đố Về các nghề.
- Trẻ lên bốc thăm câu đố, cô
đọc câu đố
- Cho trẻ làm chú bộ đội hành quân về 3 hàng dọc.
* Trò chơi
2:Tìm dụng cụ theo nghề”
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành 3 tổ nhiệm vụ của
mỗi đội là phải tìm dụng cụ của nghề. Khi có nhạc thì bạn đầu tiên lên tìm và
dán dụng cụ sau đó chạy về đập tay vào bạn tiếp theo. Bạn tiếp theo lại tiếp
tục lên. Trò chơi được bắt đầu và kết thúc bằng 1 bản nhạc. Đội nào dán được
nhiều dụng cụ đúng là đội đó thắng
- Luật chơi: Khi lên mỗi bạn chỉ lấy được một dụng
cụ. Trò chơi chơi theo luật tiếp sức.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát nhận xét trẻ chơi
- Trò chơi kết thúc cô và trẻ cùng kiểm tra kết
quả của mỗi đội. Động viên khuyến khích trẻ.
*Kết thúc: Cho trẻ nghe nhạc cô giáo miền
xuôi ra sân.
|
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
Đọc
thơ bé nghe “Bé làm bao nhiêu nghề”
TCVĐ:
Lộn cầu vồng
-
Chơi theo ý thích.
|
- Trẻ nhớ tên bài thơ
- Trẻ kể được tên một số nghề
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
|
- Tranh thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Loa, nhạc chủ điểm.
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ nhún nhảy theo nhạc bài “Bác đưa thư vui tính”. Trẻ đứng
tự do quanh cô. Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề:
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nhắc đên nghề nào?
- Ngoài nghề đưa thư các con còn biết những nghề nào nữa?
*Nội dung:
Cô biết một bài thơ nói về rất nhiều nghề đấy, đó là bài thơ “Bé làm
bao nhiêu nghề”. Các con hãy lắng nghe cô đọc thơ xem bài thơ nói về những
nghề nào nhé.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe 2 lần.
- lần 3, cô đọc kết hợp với tranh thơ.
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nhắc đến những nghề nào?
- Nghề thợ nề hay còn gọi là nghề gì?
Giáo dục trẻ yêu quý các nghề, tôn trọng người làm nghề và sản phẩm
mà các nghề tạo ra.
- Cô đọc thơ cho trẻ đọc theo 3-4 lượt.
- Mời nhóm bạn lên đọc thơ.
- Mời cá nhân trẻ lên đọc thơ
Cô khen trẻ, động viên trẻ đọc thơ.
*TCVĐ: Lộn cầu vồng
Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lượt, Tùy vào hứng thú của trẻ.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát trẻ chơi và gợi ý cho trẻ chơi các đồ chơi lớn ngoài trời.
Đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
|
HOẠT ĐỘNG GÓC
GC: - Làm album về chủ đề
GKH:
- Pha màu nước, cuốc xới đất
- Xếp hột hạt hình chú bộ đội
- Bày mâm tiệc ngọt.
- Xây vườn cây ăn quả, vườn rau nhà bé.
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
hướng
dẫn trẻ mặc áo khoác
-
Chơi tự do
|
- Trẻ biết về nghề thợ may
- Trẻ biết cách mặc áo khoác và cài phec mơ tuya
|
- Mỗi trẻ 1 áo khoác có phec mơ tuya
- Video hướng dẫn mặc áo khoác
- Máy tính, máy chiếu, loa, nhạc...
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ tham gia show diễn thời trang “áo khoác mùa đông”. Cô làm
người dẫn chương trình:
Chào mừng lớp 3 tuổi A đến với show diễn thời trang “Áo khoác mùa
đông” hôm nay.
Mở đầu chương trình là video hướng dẫn các người mẫu nhí của lớp 3 tuổi
A mặc áo khoác.
Trẻ xem video mặc áo khoác.
- Mời một vài trẻ lên mặc mẫu cho cả lớp xem
- Cô sửa sai cho trẻ, động viên trẻ.
- Cô mặc mẫu cho trẻ xem lần 1.
- Lần 2, cô vừa mặc, vừa phân tích từng động tác và cáh mặc cho trẻ
hiểu.
Cô tiếp tục làm MC: Buổi trình diễn thời trang sắp bắt đầu rồi. Cô mời
các con cùng đến các cửa hàng thời trang để mua cho mình một chiếc áo khoác
thật ưng ý để mặc và trình diễn nào.
- Cô cho trẻ lấy áo khoác và mặc. Cô sửa sai cho trẻ, gợi ý và hỗ trợ
trẻ cài phéc mơ tuya.
- Lần 2, cô cho 3 tổ thi đua mặc áo khoác có cài phéc mơ tuya.
Cô mở nhạc, mời trẻ trìh diễn thời trang, đi người mẫu.
*Chơi tự do:
Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng tre.
|
Post a Comment