Giáo án lớp lớn Khám phá Đôi bàn tay

Gi áo án lớp lớn   Khám phá  Đôi bàn tay  

 Khám phá Đôi bàn tay
 

Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành

Khám phá
Đôi bàn tay
1.Kiến thức
- Trẻ biết đặc điểm cấu tạo bàn tay: lòng bàn tay, móng tay, ngón tay...
- Biết tác dụng và một số chức năng hoạt động của đôi bàn tay:  Cầm thìa, nhặt rau, quét nhà, viết, vẽ, múa…
- Trẻ biết cách chăm sóc bàn tay( giữ gìn tay sạch, khô, cắt móng tay, đeo găng tay khi thời tiết lạnh giá…).
- Cảm nhận được sự nóng- lạnh của đồ vật và nhận ra các đồ vật bằng xúc giác.
2.Kỹ năng
-  Trẻ suy nghĩ, phán đoán và trả lời được các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc dựa trên vốn kinh nghiệm của bản thân và sự gợi ý của cô.
- Trẻ thực hiện các vận động khéo léo bằng đôi bàn tay: In dấu vân tay, tạo hình bàn tay từ thạch cao.
- Biết đưa đồ dùng và nhận đồ dùng bằng 2 tay.
3.Thái độ
- Chú ý lắng nghe cô và bạn nói.
-  Mạnh dạn, tự tin tham gia ý kiến, biết chờ đợi đến lượt. Hợp tác với bạn khi làm việc theo nhóm.
Chuẩn bị trước khi tổ chức HĐKP:
-Thư gửi bố mẹ: Sưu tầm, chụp ảnh về các HĐ“ Bé sử dụng đôi bàn tay trong sinh hoạt hàng ngày”.
-Trò chuyện với trẻ về đôi bàn tay.
In bàn tay và cắt dán lên bìa.
-Chuẩn bị cho buổi khám phá:
-03 chú bướm để trẻ chơi trò chơi.
-Các bàn tay đã được cô và trẻ cắt dán, video hoạt động của đôi tay.
-04 chiếc hộp đựng:  Đồ chơi, đất nặn. sỏi, chai nước (nóng, lạnh)…
-Màu in, kính lúp
-Bột thạch cao đã pha loãng, cát để trong khay.

I. ÔDTC: (3-4p)
 - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bắt bướm”.
II. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Hoạt động 1: Trò chuyện về tác dụng của đôi bàn tay
-Để bắt được những chú bướm các con đã sử dụng bộ phận nào trên cơ thể?
-Ngoài việc phải nhảy lên cao thì chúng mình phải dùng đôi bàn tay của chúng mình để bắt bướm.
-Đôi bàn tay của chúng mình còn giúp chúng mình làm những việc gì nữa?
*Trẻ kể theo vốn kiến thức, hiểu biết của trẻ:
+ Trẻ kể đến hoạt động nào thì cho trẻ thực hiện mô phỏng nhanh hoạt động đó.
*Xem video về các hoạt động của đôi bàn tay:
-Vừa rồi chúng mình đã thực hành rất nhiều hoạt động với đôi bàn tay, bây giờ chúng mình cùng hướng mắt lên màn hình quan sát xem đôi bàn tay còn giúp chúng ta làm những công việc gì nữa!
-Đôi bàn tay nhỏ bé mà làm được nhiều việc thế nhỉ! Chúng mình cùng nhau tìm hiểu xem đôi bàn tay như thế nào nhé!
Hoạt động 2: KP Đặc điểm cấu tạo, chức năng HĐ của bàn tay:
-Mỗi chúng ta thường có mấy bàn tay?
+ Bàn tay trái và bàn tay phải
-Một bàn tay có mấy ngón?
+ Cho trẻ đếm số ngón tay
-Các con hãy quan sát kĩ xem những ngón tay như thế nào?
-Con thấy gì trên những ngón tay của mình?
*HĐ thử nghiệm 1: Cùng nắm và mở bàn tay.
-Tại sao các ngón tay có thể gập lại được nhỉ?
 +Các ngón tay có thể mở ra , gập lại nhờ các đốt  ngón tay.
-Trên mỗi ngón tay còn có gì nữa?
*HĐ thử nghiệm 2: Soi vân tay bằng kính lúp.
-Vân tay trên các ngón tay của chúng mình như thế nào?
+ Câu hỏi mở rộng: Các con có biết “Tại sao vân tay của chúng mình lại không giống nhau không”?
( Cô đọc sách Khoa học để giải thích câu hỏi. trong quá trình mở sách, cô hướng dẫn trẻ kỹ năng cầm sách và lật mở sách)
*HĐ thử nghiệm 3: In vân tay.
+ Trẻ in vân tay của mình vào từng đầu ngón tay trên bàn tay bằng giấy.
-Lòng bàn tay có đặc điểm gì?
+Có các đường chỉ tay.
+ Hơi lõm.
+ Cho trẻ xoa 2 lòng bàn tay vào nhau, áp lòng bàn tay lên má và nêu cảm nhận.
-Cho trẻ lật hai bên bàn tay, quan sát và nhận xét màu da khác nhau giữa mặt trước, mặt sau của bàn tay.
+ Da giúp chúng ta cảm giác và nhận biết được các đồ vật.
+ Xương giúp chúng ta có đôi tay rắn chắc, cử động khéo léo để bưng bê, cầm nắm các đồ vật.
*HĐ thử nghiệm 4: Cảm nhận ấm và lạnh.
-Cho trẻ lần lượt sờ và cảm nhận sự khác nhau của  chai nước ấm và lạnh.
*HĐ thử nghiệm 5: Nhận biết đồ vật bằng tay.
+ Nếu không được dùng mắt để nhòm vào trong hộp thì làm thế nào để các con biết được trong hộp có gì?
+ Cho trẻ về nhóm thực hiện HĐ: Sờ tay và  nhận biết các đồ vật có trong hộp. Sau đó tích chọn vào bảng đồ dùng của mỗi nhóm.
+ Cô cho trẻ cùng kiểm tra KQ, kết hợp với câu hỏi: “Tại sao con biết?”
-Đôi bàn tay của chúng mình rất tuyệt vời. Nó giúp chúng mình làm được rất nhiều việc trong cuộc sống. Vậy chúng mình phải làm thế nào để chăm sóc cho đôi bàn tay luôn khỏe và đẹp?
+ Giữ tay sạch và khô.
+ Cắt móng tay.
+ Đeo găng tay vào những ngày trời lạnh giá và khi lao động.
Hoạt động 3: Tạo hình bàn tay từ thạch cao
-Cô hướng dẫn trẻ kỹ năng rót bột thạch cao đã pha sẵn vào khuôn bàn tay sau khi đã in được trong mỗi khay cát ( đệm nhạc nền trong quá trình trẻ thực hiện)
III.Kết thúc
-Nhận xét, tuyên dương trẻ.
-Biểu diễn bài dân vũ “ rửa tay”

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 2789329071177250566

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item