Giáo án Lớp Bé Nặn đèn giao thông

Chủ đề: Một số luật lệ giao thông Giáo án Lớp Bé Nặn đèn giao thông

Chủ đề: Một số luật lệ giao thông
Giáo án Lớp Bé
Nặn đèn giao thông

NỘI DUNG
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Nặn đèn giao thông

- Trẻ hiểu về an toàn giao thông, trẻ biết sắp xếp thứ tự các màu đèn giao thông thông trên cột đèn.
- Biết sử dụng các kỹ năng đã học để nặn đèn giao thông.
- Cháu hào hứng tham gia tiết học, giáo dục trẻ ý thức về luật an toàn giao thông.
- Mô hình ngã tư đường phố.
- Đất nặn, khăn lau tay, bảng đen cho trẻ.
- Máy tính, máy chiếu, nhạc về chủ đề giao thông.

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và giới thiệu bài:
- Cháu hát bài: “ Cô dạy bé” Cháu cùng đi lên đứng xung quanh mô hình.
- Cô nói: Phía trước các con có gì mà cô thấy có vẻ bí mật quá nhỉ!
- Cho cháu chơi trời tối ( nhắm mắt lại) cô đếm 1, 2, 3 cháu mở mắt ra ( ồ đẹp quá)
- Cô đưa mô hình ngã tư đường phố
- Cô có mô hình gì đây? ( ngã tư đường phố)
* Hoạt động 2: Đàm thoại
- Đúng rồi, đó là ngã tư đường phố, cô cháu mình cùng quan sát ngã tư đường phố nhé!
- Cô giới thiệu: Đây là ngã tư đường phố, các con hãy nhìn và có nhận xét gì mô hình ngã tư đường phố?( cô cho cháu nói theo ý mình: có cột đèn hiệu giao thông, có xe, có người đi bộ, có cây xanh, hoa, có lề đường, vạch dành cho người đi bộ…)
- Cô tóm lại: Đây là mô hình ngã tư đường phố có các trụ đèn giao thông, có các loại xe, người đi đường, có lề đường cho người đi bộ, còn lòng đường để cho xe chạy ( cô chỉ đây là làn đường bên phải) khi tham gia giao thông người đi bộ người đi đờng phải thực hiện đúng luật giao thông, có tín hiệu đèn đỏ thì các loại xe dừng lại, đèn vàng chuẩn bị dừng lại và đèn xanh thì các phương tiện được đi qua. Khi có tín hiệu đèn xanh thì tất cả cùng đi qua nhé – cô giáo kết hợp cho xe ở 2 tuyến đường cùng chạy. Thế là tất cả các xe đã được đi qua ngã tư đúng luật và cùng đi bên phải.
* Những người đi bộ muốn đi qua ngã tư phải đi ở đâu? ( những người đi bộ muốn đi qua ngã tư phải đi ở vạch dành riêng cho người đi bộ) => Cô chỉ cho cháu xem. => Cô nói: khi tham gia giao thông trên đường nếu chúng ta không chấp hành đúng luật thì điều gì sẽ xảy ra? Gây tai nạn…vậy khi tham gia giao thông chúng ta phải chấp hành đúng luật giao thông. Thế đèn đỏ thì sao? ( cháu đọc bài thơ) :
* Cô giáo dục: Khi có đèn đỏ thì tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại, đèn vàng chuẩn bị đi chậm lại, đèn xanh mới được đi, tất cả mọi người phải chấp hành nghiêm luật giao thông.
+ Trao đổi ý định nặn:
- Các con vừa quan sát mô hình gì? ( ngã tư đường phố)
- Cô cháu mình cùng nặn những cột đèn giao thông đặt trên ngã tư đường phố nhé.
- Con sẽ nặn đèn giao thông như thế nào? Đền màu gì ở trên cùng? Đèn màu gì ở giữa?
- Muốn nặn được cột đèn hiệu con phải làm gì? Lăn và làm các khối chữ nhật, gắn cây vào và lăn tròn làm chân cột, ve tròn làm các đèn màu xanh, đỏ, vàng và gắn các cột từ trên xuống.
- các con nhớ là phải gắn đúng tín hiệu theo thứ tự. Đèn màu gì trên cùng? ( đèn đỏ),  màu gì nữa? ( đèn vàng), đèn màu gì dưới cùng? ( đèn xanh).
* Hoạt động 3: Cháu thực hiện:
- Cháu đọc thơ khởi động đôi tay “ bàn tay của bé”
- Mở nhạc cho cháu thực hiện
- Cô đi từng nhóm và gợi ý cho cháu nặn, để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.
- Cô hướng dẫn thêm cho những cháu yếu.
- Dặn dò cháu khi nặn không bôi bẩn ra bàn, nặn xong nhớ lấy khăn lau tay sạch.
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
- Cô mời từng nhóm lên trưng bày sản phẩm
- Cô mời trẻ lên để nhận xét sản phẩm của bạn.
- Trong các sản phẩm này con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con thích? ( cô mời 2-3 trẻ)
- Cho nhóm 1 đi tham quan nhóm 2.
- Sau đó cô nêu nhận xét của cô.
* Kết thúc tiết học cho cháu hát bài: đường em đi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS một số biển báo nguy hiểm
 TCVĐ: Đua thuyền
- Chơi theo ý thích.
- Trẻ biết ý nghĩa của một số biển báo giao thông thường gặp
- Trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
- Biển báo cấm quay đầu xe, biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải, biển báo được phép rẽ trái, rẽ phải.
- Loa, máy tính, nhạc chủ điểm
- Mũ vành khăn ba đội, vạch đích,
- Một số đồ chơi khác
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Đèn giao thông”. Trò chuyện cùng trẻ về nội dung trò chơi.
*Nội dung:
Cô cho trẻ quan sát các biển báo giao thông mình đã chuẩn bị. Trò chuyện cùng trẻ về các biển báo đó:
Biển cấm quay đầu xe:
- Biển báo này báo hiệu điều gì?
- Nó có đặc điểm gì để các con nhận biết?
- Khi gặp biển báo này các phương tiện giao thông phải thực hiện điều gì?
- Nếu các phương tiện giao thông không tuân thủ biển báo thì điều gì sẽ xảy ra?
Biển cấm rẽ trái, rẽ phải:
- Vậy hai biển này báo hiệu điều gì?
- Biển báo này có đặc điểm gì?
- Khi gặp biển báo này trên đường thì người tham gia giao thông và các phương tiện không được làm gì?
- Nếu không tuân thủ biển báo này thì sẽ gây ra gì?
Biển báo được phép rẽ trái, rẽ phải:
- Còn hai biển này thì sao?
- Nó báo hiệu điều gì?
- Nó có đặc điểm gì để nhận biết?
- Khi gặp hai biển báo này chúng ta được phép gì?
*Giáo dục trẻ tuân thủ các biển báo giao thông khi đi trên đường.
*TCVĐ: Đua thuyền
Cô giới thiệu trò chơi, hướng dẫn trẻ chơi.
Cô tổ chứ cho trẻ chơi và cổ vũ trẻ chơi.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát trẻ chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
GC: - Cuốc, xới đất, quan sát sự nảy mầm của hạt.
GKH:
- Gắn hột hạt hình mũ bảo hiểm
- Làm tranh cát về các phương tiện giao thông.
- Chơi bán hàng, bác sĩ, mẹ - con
- Xây vòng xuyến giao thông.














(Xem kế hoạch góc chơi buổi sáng)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi “Ô cửa bí mật” đóng chủ đề con.
- Nêu gương cuối tuần


- Trẻ hứng thú với trò chơi
- Trẻ nhớ tên và nội dung các bài đã học trong chủ đề con
- Các ô cửa với nội dung các bài trong chủ đề trên slide máy chiếu
- Nhạc chủ điểm
- Hoa bé ngoan
*Chào mừng tất cả các con đến với trò chơi “Ô cửa bí mật” ngày hôm nay.
Để trò chơi được bắt đầu, cô sẽ thông qua cách chơi và luật chơi như sau:
Mỗi lượt chơi, mỗi đội được chọn một ô cửa bất kì. Khi mở ô cửa ra thì sau ô cửa có số mấy thì cô sẽ mở nội dung của số đó ra và đội đó sẽ phải trả lời câu hỏi đó.
Luật chơi: Đội nào trả lời đúng sẽ được nhận một hoa bé ngoan.
Đội nào trả lời sai thì đội bạn sẽ giành quyền trả lời.
Tất cả các con đã rõ chưa nào.
Cô chia lớp làm 3 đội chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô gợi ý cho trẻ khi có những câu hỏi trẻ chưa trả lời được.
Cô cổ vũ, động viên trẻ chơi.
Kết thúc trò chơi, cô cùng trẻ đếm hoa bé ngoan của các đội và tuyên dương đội thắng cuộc
*Nêu gương cuối tuần:
Cô tuyên dương những bạn tích cực hoạt động và đi học chuyên cần trong tuần
- khuyến khích những trẻ còn chậm hơn và nhắc nhở những trẻ hay vắng học cần đi học chuyên cần hơn.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 2009548407074493034

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item