Giáo án lớp bé Chủ đề II BẢN THÂN + TẾT TRUNG THU
Giáo án lớp bé Chủ đề II: BẢN THÂN + TẾT TRUNG THU I. Mục tiêu 1. Phát triển thể chất: - Trẻ có khả năng thực hiện các vận động t...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-be-chu-de-ii-ban-than-tet-trung-thu.html
Chủ đề II: BẢN THÂN + TẾT TRUNG
THU
I.
Mục tiêu
1. Phát triển thể chất:
-
Trẻ có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu của bản thân. Tích cực tham
gia hoạt động đón tết trung thu.
-
Có kĩ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
-
Biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh thân thể và giữ gìn vệ
sinh môi trường.
-
Biết mặc quần áo, đội mũ…phù hợp khi thời tiết thay đổi.
2. Phát triển nhận thức:
-
Trẻ có một số hiểu biết về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm về hình
dáng bên ngoài, sở thích riêng.
-
Có một số hiểu biết về các bộ phận cơ thể, tác dụng, cách giữ gìn vệ sinh và
chăm sóc chúng.
-
Nhận biết được 5 giác quan, tác dụng của các giác quan, hiểu sự cần thiết phải
chăm sóc, giữ gìn vệ sinh các giác quan.
-
Biết đếm trên đối tượng và nhận ra số lượng trong phạm vi 2; Nhận biết 1 và
nhiều; Nhận biết và gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật.
-
Có hiểu biết về một số loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng đối với
sức khoẻ của bản thân.
-
Biết được 1 số loại hoa quả, bánh kẹo, các hoạt động trong ngày tết trung thu.
3. Phát triển ngôn ngữ:
-
Hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản của người khác.
-
Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận cơ thể, các giác quan, các từ chỉ
về chức năng của chúng.
-
Biết diễn đạt các nhu cầu, mong muốn và kể về bản thân với mọi người xung quanh
qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
-
Biết trò chuyện với cô và các bạn về ngày tết trung thu.
-
Biết lắng nghe và trả lời lễ phép với người lớn.
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
-
Cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của người thân đối với bản thân.
-
Biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.
-
Hiểu được khả năng của bản thân, biết coi trọng và làm theo các quy định chung
của gia đình và lớp học.
-
Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn.
-
Tham gia tích cực vào ngày tết trung thu.
5. Phát triển thẩm mỹ:
-
Trẻ biết thể hiện cảm xúc khác nhau khi nghe hát, hát, vận động theo nhạc.
-
Cảm nhận được vẻ đẹp của khung cảnh tết trung thu và các sự vật hiện tượng qua
các sản phẩm tạo hình.
-
Biết sử dụng một số dụng cụ âm nhạc, tạo hình.
II.
Mạng Nội dung
- Nhánh 1: Tôi là ai: 1 tuần
+
Một số đặc điểm cá nhân: tên, tuổi, giới tính, khả năng,sở thích.
+
Đặc điểm diện mạo, hình dáng bề ngoài và trang phục.
+
Cảm xúc, quan hệ của bản thân với mọi người xung quanh.
-
Chủ đề lễ hội: Tết trung thu: 1 tuần
+
Một số loại hoa quả, bánh kẹo.
+
Một số hoạt động: Rước đèn, bày mâm ngũ quả, phá cỗ, múa sư tử…
+
Những nhân vật cổ tích: chị Hằng, chú Cuội…
- Nhánh 2: Cơ thể tôi và bạn: 2 tuần
+
Các bộ phận cơ thể và các giác quan.
+
Tác dụng, cách chăm sóc các bộ phận cơ thể và các giác quan.
+
Cơ thể khoẻ mạnh.
- Nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh: 1
tuần
+
Những người chăm sóc tôi, tình yêu thương của người thân trong gia đình và ở
trường mầm non.
+
Các loại thực phẩm cần thiết với cơ thể.
+
Môi trường xanh sạch đẹp và không khí trong lành.
III.
Mạng hoạt động
-
Giáo viên tự xây dựng theo 5 lĩnh vực phát triển phù hợp với điều kiện của lớp
và khả năng nhận thức của trẻ.
IV.
Kế hoạch hoạt động
1.
Đón trẻ-Trò chuyện-Thể dục sáng
* Đón trẻ-Trò chuyện:
-
Trao đổi với phụ huynh về ngày sinh nhật, sở thích của trẻ.
-
Cho trẻ quan sát tranh bé trai, bé gái, soi gương và đặt câu hỏi về các bộ phận
cơ thể.
-
Giới thiệu về thời tiết và cách ăn mặc phù hợp.
-
Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu, về các loại thực phẩm có lợi cho sức
khoẻ con người.
-
Cho trẻ chơi tự chọn trong góc chơi.
* Thể dục sáng:
-
Tập theo nhạc chung toàn trường.
2.
Hoạt động vui chơi theo các góc.
Tên góc
|
Nội dung
hoạt động
|
Phân vai
|
-
Chơi trò chơi: mẹ con, bác sĩ khám bệnh, của hàng thực phẩm, của hàng ăn
uống, cửa hàng hoa quả, bánh kẹo, người đầu bếp giỏi
|
Xây dựng và lắp ghép
|
-
Xếp hình về cơ thể của bé, bạn của bé.
-
Xếp đường về nhà bé.
-
Xây dựng công viên cây xanh, vườn hoa của bé.
-
Lắp ghép đồ chơi.
|
Sách truyện
|
- Xem
tranh ảnh về chủ đề.
- Chơi
lôtô bạn trai, bạn gái; lô tô trang phục của bé…
- Hướng
dẫn trẻ làm sách tranh về môi trường xanh, sạch, đẹp, về chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể.
- Đọc
thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao có nội dung của chủ đề.
|
Tạo hình
|
-
Tô màu bé trai, bé gái, dán ảnh tặng bạn, nặn những thứ bé thích, tô màu, xé
dán các loại hoa quả.
-
Tập tô màu những bức tranh đơn giản về chủ đề
-
Hướng dẫn trẻ xếp hột hạt thành hình người.
|
Âm nhạc
|
-
Hát, vận động các bài hát về bản thân.
-
Cho trẻ nghe băng, nghe nhạc, tập sử dụng nhạc cụ.
|
3.
Hoạt động vui chơi ngoài trời:
-
Nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái.
-
Nghe kể chuyện.
-
Quan sát thời tiết, trò chuyện về trang phục của trẻ.
-
Tham quan nhà bếp.
-
Chơi các trò chơi vận động phù hợp: tạo dáng, đuổi bóng…
4.
Hoạt động chiều:
-
Ôn nội dung đã học. Làm quen nội dung mới.
-
Chơi một số trò chơi học tập, trò chơi dân gian phù hợp chủ đề.
-
Chơi ở góc chơi.
5.
Hoạt động học tập có chủ đích
Post a Comment