Giáo án lớp bé CHỦ ĐỀ I TRƯỜNG MẦM NON
Giáo án lớp bé CHỦ ĐỀ I: TRƯỜNG MẦM NON I. Mục tiêu 1. Phát triển thể chất: - Trẻ biết được một số món ăn ở trường mầm non, chấp nh...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-be-chu-de-i-truong-mam-non.html
CHỦ ĐỀ I: TRƯỜNG MẦM NON
I.
Mục tiêu
1. Phát triển thể chất:
-
Trẻ biết được một số món ăn ở trường mầm non, chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau.
-
Bước đầu biết giữ gìn vệ sinh (rửa tay, lau miệng) và có một số hành vi tốt
trong ăn uống khi được nhắc nhở.
-
Thích thú thực hiện một số vận động theo nhu cầu bản thân: Đi, chạy, tung bóng
cho cô, cho bạn.
-
Bước đầu biết phối hợp vận động và các giác quan.
2. Phát triển nhận thức:
-
Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên các bạn trong lớp, đồ dùng, đồ chơi của
trường, lớp.
-
Biết các hoạt động của lớp trong một ngày.
-
Biết tên và công việc của cô giáo.
-
Biết tên gọi và chọn đúng hình tròn, hình vuông.
3. Phát triển ngôn ngữ:
-
Nói được tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên một số bạn trong lớp.
-
Trẻ biết chào hỏi người lớn to, rõ, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè và mọi
người xung quanh.
-
Kể về một số hoạt động trong lớp bằng các câu đơn dựa theo câu hỏi.
-
Thuộc các bài thơ theo chủ đề. Chú ý nghe cô kể chuyện.
4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
-
Trẻ có thái độ kính trọng lễ phép với cô giáo và các cô, các bác trong trường
mầm non.
-
Biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
-
Yêu thích và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. Xếp đặt đồ chơi gọn gàng
khi chơi xong.
5. Phát triển thẩm mỹ:
-
Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của khung cảnh trường mầm non thông qua các sản phẩm
tạo hình, qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao…
-
Thích hát một số bài hát về trường lớp mầm non.
-
Tô màu, nặn, xếp hình về trường lớp mầm non, đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
II.
Mạng Nội dung
- Trường mầm non của bé: 2 tuần
+
Tên trường, lớp; các khu vực trong trường.
+ Tên cô
giáo.
+ Tên
các bạn trai, bạn gái trong lớp (sở thích, đặc điểm).
+ Các
góc chơi trong lớp.
+ Các
loại đồ chơi, đồ dùng trong lớp.
+ Các
hoạt động của trẻ: thể dục sáng, học tập, vui chơi, trò chuyện, ăn ngủ…
III.
Mạng hoạt động
-
Giáo viên tự xây dựng. Mạng hoạt động phải phù hợp với mạng nội dung đưa ra. (Ghi cụ thể các hoạt động theo 5 lĩnh vực
phát triển, phù hợp với điều kiện của lớp và khả năng nhận thức của trẻ.
+ Phát triển thể
chất: Thể dục, các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ.
+ Phát triển nhận
thức: Làm quen với toán, MTXQ và khám phá khoa học.
+ Phát triển ngôn
ngữ: LQVVH, trò chuyện, làm quen với sách.
+ Phát triển tình
cảm, kĩ năng xã hội: Các trò chơi góc, trò chuyện, dạo chơi, tham quan, lồng
ghép vào các lĩnh vực phát triển khác.
+ Phát triển thẩm
mỹ: Tạo hình, âm nhạc.)
IV.
Kế hoạch hoạt động
1.
Đón trẻ-Trò chuyện-Thể dục sáng
* Đón trẻ-Trò chuyện: (Soan
kỹ phần đón trẻ)
-
Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
-
Cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về trường mầm non.
-
Cho trẻ làm quen với các góc chơi và chơi ở các góc.
* Thể dục sáng:
-
Tập theo nhạc chung toàn trường. Lưu ý: cần soạn rõ phần khởi động; phần hồi
tĩnh; riêng phần trọng động: ghi tập theo nhạc chung toàn trường với bài gì?
Ghi rõ từng động tác ntn?
2.
Hoạt động vui chơi theo các góc:
Tên góc
|
Nội dung
hoạt động
|
Phân vai
|
-
Chơi trò chơi “cô giáo và các bạn”
-
Chơi gia đình đưa con đi học
-
Chơi đóng vai các cô cấp dưỡng nấu ăn cho các cháu
|
Xây dựng và lắp ghép
|
-
Lắp ghép, xếp hình đồ chơi ở lớp, ở trường.
-
Xếp đường tới trường của bé
-
Xây dựng trường mầm non
|
Sách truyện
|
-
Xem tranh ảnh về trường mầm non
-
Chơi lôtô đồ chơi trong lớp
-
Đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao có nội dung của chủ đề
|
Tạo hình
|
-
Làm quen với bút, sách, đát nặn, giấy màu, sáp màu, hồ dán…
-
Tập tô màu những bức tranh đơn giản về chủ đề
-
Hướng dẫn trẻ xếp hột hạt
|
Âm nhạc
|
-
Hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc về trường mầm non.
|
3.
Hoạt động vui chơi ngoài trời:
-
Quan sát cây cối, đồ chơi trên sân trường.
-
Dạo chơi quanh sân trường.
-
Quan sát công việc của các cô, các bác trong trường.
-
Chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp.
-
Chơi tự do.
(
Lưu ý: Khi soạn HĐ
ngoài trời của từng ngày cần ghi rõ các nội dung:
(1) Quan sát
có mục đích: ghi cụ thể quan sát gì? Soạn một số câu hỏi định hướng cần hỏi
trẻ)
(2) TCVĐ: Ghi
tên trò chơi, sạon cách chơi, luật chơi
(3) Chơi tự do
với đồ chơi(có sự hướng dẫn của cô): Ghi rõ chơi đồ chơi gì? (có thể mang đồ
chơi trong lớp ra ngoài trời, chú ý chọn đồ chơi dễ cọ rửa)
4.
Hoạt động chiều:
-
Ôn kiến thức cũ: Ghi rõ ôn bài gì? (Ôn bằng hình thức nào, soạn khoảng 3-4 gạch
đầu dòng)
-
Hoặc làm quen kiến thức mới: Ghi rõ làm quen bài gì? Trò chơi gì (nếu là trò
chơi thì phải ghi cách chơi, luật chơi) (Soạn một số câu hỏi định hướng cần hỏi trẻ
hay tổ chức bằng hình thức như thế nào cần ghi rõ ra)
- Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự
phục vụ.
5.
Hoạt động học tập có chủ đích
Chủ đề
: Trường mầm non của bé
(Thời
gian thực hiện 2 tuần: 11/9-22/9/2017)
* Nội dung hoạt động:
Thời gian
|
Nội dung
hoạt động
|
Thứ
2/11/9/17
|
-
PTNT: Trường mầm non của bé
|
Thứ
3/12/9/17
|
-
PTVĐ: VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
TCVĐ: Chó sói xấu tính
|
Thứ
4/13/9/17
|
-
PTNN: Thơ: Trường em
|
Thứ
5/14/9/17
|
-
PTTM: Tô màu chân dung cô giáo (Vở tạo hình)
|
Thứ
6/15/9/17
|
-
PTTM: NDC: Hát: Đu quay
NDKH: Nghe hát: Em đi mẫu giáo
|
Thứ
2/18/9/17
|
-
PTNN: Truyện: Đôi bạn tốt
|
Thứ
3/19/9/17
|
-
PTNT: Lớp học của bé
|
Thứ
4/20/9/17
|
-
PTTM: NDC: Hát: Quả bóng
NDKH: Nghe hát: Trường cháu đây
là trường mầm non
|
Thứ
5/21/9/17
|
-
PTNT: Dạy trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông
|
Thứ
6/22/9/17
|
-
PTTM: Dán bóng bay
|
6.
Điều kiện thực hiện chủ đề: Cần ghi cụ thể: chuẩn bị những gì, như thế
nào tùy vào điều kiện của lớp mình.
-
Môi trường:
-
Đồ dùng, đồ chơi:
-
Chuẩn bị cho trẻ:
……
Post a Comment