CHỦ ĐỀ Nước ở quanh ta Chuyện Giọt nước tí xíu Giáo án lớp bé

CHỦ ĐỀ: Nước ở quanh ta Chuyện “Giọt nước tí xíu”  Giáo án lớp bé

CHỦ ĐỀ: Nước ở quanh ta
Chuyện “Giọt nước tí xíu” 
Giáo án lớp bé


NỘI DUNG
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Chuyện “Giọt nước tí xíu”

- Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả Nguyễn Văn Linh, tên các nhân vật trong truyện
hiểu nội dung truyện
-Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ đích.
-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-Giáo dục trẻ không được kiêu căng, nghe lời bố, mẹ.

+ Slide Tranh minh họa truyện,  video truyện “ Giọt nước tí xíu ” nhạc bài hát trong chủ đề, que chỉ, thảm cho trẻ ngồi
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với”. Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
- Bài hát nói về hiện tượng nào của thời tiết?
- Mưa mang đến những gì cho ta?
*Nội dung:
Cô cũng biết một câu chuyện rất hay về một giọt nước đấy, đó là câu chuyện “Giọt nước tí xíu”. chúng mình cùng lắng nghe nào.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1
- Lần 2, cô kể chuyện kết hợp với slide tranh minh họa,
Đàm thoại cùng trẻ:
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Tí xíu được mời đi những đâu?
- Ai mời tí xíu đi đến đất liền?
- Ông mặt trời nói lời mời gọi như thế nào?
- Tí xíu hỏi lại như thế nào?
- Làm sao giọt nước tí xíu đi đến đất liền được?
- Làm sao tí xíu bay lên được?
- Trước khi biến thành hơi nước tí xíu nói gì với mẹ?
- Lúc đầu mới bay lên tí xíu bay như thế nào? Sau đó hợp với các bạn thành gì?
- Cuối cùng thì tí xíu đã biến thành gì?
Cô khen và động viên trẻ trả lời, hướng dẫn và gợi ý cho trẻ trả lời.
Các con ạ, chuyện giọt nước tí xíu kể cho chúng ta về quá trình tạo ra mưa đấy các con ạ, lúc đầu nước ở sông, hồ, biển,.. bị nắng chiếu vào nóng quá nên bốc hơi lên cao tạo thành các đám mây, sau đó các đám mây này gặp những cơn gió lạnh quá thì hơi nước hòa nhập vào nhau thành những giọt nước. Khi nó quá lớn và nặng thì nó không thể ở trên cao được nữa và nó bị rơi xuống tạo thành những hạt mưa đấy các con ạ
-Lần 3: Cô diễn rối cho trẻ xem
*Kết thúc: Cô cùng trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với”
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
QS tranh các nguồn nước
TCVĐ: Đua thuyền
- Chơi theo ý thích.
- Trẻ biết các nguồn nước, phân biệt nước sạch và nước bẩn
- Có ý thức giữ gìn môi trường nước sạch sẽ.
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
- Tranh hồ, sông, suối, biển, giếng
- Loa, nhạc chủ đề
- Mũ vành khăn 3 đội, thảm cho trẻ chơi trò chơi.
HĐ 1: Gây hứng thú
Cô cùng trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với” và trẻ đứng tự do quanh cô. Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát.
- Bài hát nói về hiện tượng thời tiết nào?
*Hoạt động 2: Quan sát tranh
Cô cùng trẻ đến từng bức tranh quan sát và cùng trò chuyện về các nguồn nước trong tranh:
- Bức tranh này vẽ gì?
- Hồ nước có đặc điểm như thế nào? Màu gì?
- Nước hồ dùng để làm gì?
Quan sát tranh nước suối:
- Còn bức tranh này vẽ gì?
- Nước suối có màu gì?
- Nước suối dùng để làm gì?
Quan sát tranh nước giếng:
- Bức tranh này vẽ gì?
- Nước giếng là nguồn nước sạch hay bẩn?
- Ở nhà bạn nào có giếng nào? Bố mẹ dùng nước giếng để làm gì?
Giáo dục trẻ phải luôn giữ gìn các nguồn nước sạch sẽ, không sử dụng lãng phí nước sạch, không vứt rác xuống các nguồn nước để bảo vệ nguồn nước và các động vật sống dưới nước.
* Trò chơi vận động “Đua thuyền”
Cô cùng trẻ thỏa thuận về cách chơi, luật chơi của trò chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lượt. Cô cổ vũ và động viên trẻ trong quá trình chơi.
*Chơi theo ý thích;
Cô hướng dẫn trẻ chơi, gợi ý cho trẻ chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
GC: - Vẽ và tô màu những giọt nước
GKH:
- Xây bể cá, hồ cá
- Pha nước chanh, cam
- Khoanh tròn những loại nước uống được
- Đong đo cát nước, lau lá cây











(Xem kế hoạch góc chơi buổi sáng)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Sinh hoạt tập thể
Tập múa bài “Cho tôi đi làm mưa với”
- Chơi tự do
- Trẻ nhớ tên bài tập
- Trẻ nhớ nhịp nhạc của bài
- Trẻ hứng thú tập
- Loa, nhạc bài tập
- Máy tính, máy chiếu, xắc xô
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài tập
Cô cùng trẻ ổn định vị trí.
Cô giới thiệu tên bài tập cho trẻ biết và cho trẻ nhắc lại tên bài tập để trẻ nhớ.
*Hoạt động 2: Bài tập
- Cô mở nhạc của bài tập cho trẻ nghe 1-2 lượt.
Hỏi lại trẻ tên bài hát.
- Cô mở nhạc và múa cho trẻ xem 1 lượt.
Các con vừa xem cô biểu diễn bài gì?
- Cô tập cho trẻ từng động tác múa, sắp xếp các động tác theo thứ tự và không mở nhạc.
Tập khi trẻ dần hình dung thứ tự các động tác múa thì cô ghép thành bài múa.
- Mở nhạc và cô múa cho trẻ múa theo 2-3 lượt.
*Kết thúc:
Cô hỏi trẻ về tên bài tập, dặn dò trẻ về nhà tập thuộc bài.
*Chơi tự do:
Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 3491277264882290418

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item