CHỦ ĐỀ Ngày và đêm Giáo án lớp bé Ôn phân biệt trên dưới của bản thân
CHỦ ĐỀ:Ngày và đêm Giáo án lớp bé Ôn phân biệt trên dưới của bản thân
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/chu-de-ngay-va-dem-giao-lop-be-on-phan-biet-tren-duoi-cua-ban-than.html
CHỦ
ĐỀ:Ngày và đêm
Giáo
án lớp bé
Ôn phân biệt trên dưới của bản thân
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT
ĐỘNG CHUNG
Ôn phân biệt trên dưới của bản thân
|
- Trẻ biết xác định vị trí của đồ vật so với bản thân
- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi.
- Phát triển kỹ năng định hướng trong không gian
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
|
- Một số đồ chơi mà trẻ thích
- Loa, nhạc, xắc xô.
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ chơi
trò chơi “Trời tối, trời sáng”.
*Nội dung:
1. Ôn phân biệt
trên - dưới của bản thân trẻ
Chơi “Gieo hạt”.
Trò chuyện cùng trẻ về trò chơi:
- Các con vừa
chơi trò chơi gì?
- Các con gieo hạt
ở đâu?
- Phía dưới các
con còn có gì?
2. Trò chơi phân
biệt trên - dưới của bản thân
- Các con hãy
nhìn xem phía trên đầu của các con có gì? (Quạt trần, bóng đèn)
- Quạt trần và
bóng đèn ở phía nào của cơ thể các con?
Mời 3-4 trẻ đứng
dậy diễn đạt lại vị trí của bóng đèn và quạt trần so với bản thân.
- Vậy phía dưới
chân của các con có gì? (Có sàn nhà, dép)
- Dép và sàn nhà
ở phía nào của các con?
Mời 3-4 trẻ đứng
dậy diễn đạt lại vị trí của dép và sàn nhà so với bản thân.
- Trò chơi: Đặt
đồ vật theo yêu cầu:
Cô cho trẻ tự đi
các góc chọn đồ chơi mình thích sau đó về đứng đội hình chữ U. Khi nghe cô
nói đặt đồ vật lên phía trên các con, thì trẻ thực hiện theo hệu lệnh đó của
cô. Ai đựt sai vị trí là thua cuộc.
Cô tổ chức cho
trẻ chơi 4-5 lượt. Sau mỗi lượt chơi cô mời 2-3 trẻ diễn đạt vị trí của vật
so với bản thân mình.
Cô động viên trẻ
chơi và sửa sai cho trẻ.
*Trò chơi: Người
thông minh
Cô mời 3 trẻ lên
làm những cái cây. Cho trẻ làm cây bỏ những đồ vật lên đầu hoặc dưới chân rồi
bạn nào muốn làm người thông minh thì lên diễn đạt xem vật ở phía trên hay
phía dưới của cây đó.
Cô tổ chức cho
trẻ chơi 4-5 lượt. Cô khen và động viên trẻ chơi.
*Kết thúc:
Cô khen và tuyên
dương trẻ, cùng trẻ cất đồ dùng, đồ chơi.
|
Kể
chuyện bé nghe “Gió và mặt trời”
TCVĐ:
Dung
giăng dung dẻ
-
Chơi theo ý thích
|
- Trẻ nhớ tên câu chuyện
- Biết nội dung câu chuyện được nghe.
- Trẻ hứng thú nghe kể chuyện và hoạt động cùng cô
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
|
- Tranh truyện “Gió và mặt trời”
- Xắc xô, nhạc chủ điểm, loa.
- Một số đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi.
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát và nhún nhảy theo nhạc bài “Hạt nắng, hạt mưa”, trẻ đứng
gần bên cô. Cô trò chuyện cùng trẻ về một số hiện tượng tự nhiên nguy hiểm
như: Bão, lụt, hạn hán...
*Nội dung:
Cô cũng biết một câu chuyện kể về những hiện tượng tự nhiên gây nên
bão và hạn hán đó là câu chuyện “Gió
và mặt trời ”. Các con cùng ngồi xuống tại chỗ và nghe cô đọc nào.
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1, đọc diễn cảm.
- Lần 2, cô đọc kết hợp với tranh minh họa câu chuyện cho trẻ nghe.
Đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện nói đến những hiện tượng tự nhiên nào?
- Gió muốn khẳng định điều gì với mặt trời?
- Mặt trời có đồng ý là gió mạnh hơn không ?
- Cuối cùng thì ai là người mạnh mẽ hơn?
Các con kể chuyện cùng cô nhé. Cô kể chuyện và cho cháu kể theo 2-3
lượt.
Cô động viên và khuyến khích trẻ kể theo.
*TCVĐ: Dung giăng dung dẻ
Cô cùng trẻ trò chuyện về cách chơi và luật chơi của trò chơi Dung
giăng dung dẻ.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt.
*Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
|
HOẠT
ĐỘNG GÓC
GC:
- Chế biến các món tráng miệng, chơi bán hàng, mẹ con.
GKH:
- Xây bãi tắm
- Cắt dán bầu trời ban đêm
- vẽ ông mặt trời
- Chơi với cát, nước, pha màu nước.
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Rèn
kỹ năng các góc:
+Xây
công viên mùa xuân
+Cắm
hoa
+múa
hát về chủ đề
|
- Rèn kỹ năng xếp thẳng hàng, kỹ năng xếp chồng hai vật với nhau
- Rèn kỹ năng nối, kỹ năng tư duy
- Rèn kỹ năng cắm hoa.
|
- Đồ dùng, đồ chơi các góc gọn gàng, vố trí hợp lý, bắt mắt.
- Nhạc chủ điểm
- Hoa tươi, bình hoa, bọt biển
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ đọc đồng dao “Bồ các là bác chim ri” Trẻ lên ngồi gần bên
cô, cùng cô xem slide tranh sản phẩm các góc.
*Nội dung:
Cô hỏi một vài trẻ thích chơi ở góc chơi nào, hỏi ý tưởng của trẻ sẽ
chơi gì ở góc mà trẻ thích.
- Cô mở nhạc cho trẻ về góc chơi trẻ thích.
Cô đến từng góc chơi, gợi ý cho trẻ chơi các nội dung hướng vào các kỹ
năng cần rèn luyện.
- Cô đóng vai chơi cùng trẻ, gây thêm hứng thú cho trẻ chơi, đặt các
câu hỏi kích thích trẻ mở rộng giao tiếp:
+ Con đang chơi gì vậy?
+Con sẽ cắm hoa gì trước?
+Muốn bình hoa đẹp hơn con phải cắm thêm hoa gì nữa?
+Con sẽ xây công viên mùa xuân như thế nào?
+Mùa xuân có gì đặc biệt?
+Con sẽ trồng những cây gì cho công viên mùa xuân thêm rực rỡ?
+Ở góc nghệ thuật các nghệ sĩ đang làm gì vậy?
+Các con sẽ biểu diễn bài hát nào?
+Biểu diễn bằng cách nào?
*Kết thúc:
Cô cùng trẻ cất đồ dùng đồ chơi lên giá, cô khen và tuyên dương trẻ.
|
Post a Comment