CHỦ ĐỀ Hoa đẹp bốn mùa Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh Giáo án 3 tuổi
CHỦ ĐỀ: Hoa đẹp bốn mùa Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh Giáo án 3 tuổi
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/chu-de-hoa-ep-bon-mua-chay-thay-doi-toc-do-theo-hieu-lenh-giao-an-3-tuoi.html
CHỦ
ĐỀ: Hoa đẹp bốn mùa
Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
Giáo án 3 tuổi
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
TRÒ
CHUYỆN MỞ CHỦ ĐỀ
|
Cô cùng trẻ quan sát tranh ảnh về chủ đề. Cô đặt câu hỏi trò chuyện
cùng trẻ, gợi ý cho trẻ đoán ra chủ đề sẽ học:
- Các con đang xem tranh gì nhỉ?
- Trong tranh có những loài hoa nào?
- Hoa dùng để làm gì vậy các con?
- Ở nhà các con có trồng hoa không?
Giáo dục trẻ: Hoa có rất nhiều lợi ích đối với con người chúng ta đấy.
Cho nên các con phải biết chăm sóc, bảo vệ hoa các con nhé.
- Tuần này, cô cháu mình sẽ cùng tìm hiểu về hoa, cách chăm sóc các
loài hoa và lợi ích của hoa đối với chúng ta nhé.
|
||
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
TCVĐ: Cướp cờ
|
-Trẻ biết kỹ thuật đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của
cô
-Rèn luyện cho trẻ phát triển tốt về kỹ năng vân động cơ bản của chân và khả năng giữ
thăng bằng cơ thể.
-Trẻ biết thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cơ thể khỏe
mạnh.
|
- Loa, nhạc để tập thể dục
- Xắc xô, trống lắc
- Cờ để chơi trò chơi.
|
HĐ1:Cho trẻ đi vòng tròn hít thở,
kết hợp đi các kiêu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó, xếp hàng dãn cách đều
.
HĐ2: Tập BTPTC theo nhạc
bài hát “Ra vườn hoa em chơi”
-Cô giới thiệu vận động “Chạy
thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”
-Cô làm mẫu 2 lần
-Cho trẻ đi và thay đổi tốc độ “Chạy nhanh”, “Chạy chậm” theo hiệu lệnh của cô. Hiệu
lệnh có thể bằng lời nói, có thể dùng âm thanh (tiếng xắc xô hay vỗ tay hoặc
nhạc của bài hát)theo kiểu vỗ
tay nhanh- trẻ chạy nhanh, vỗ tay chậm- trẻ chạy chậm lại hoặc khi nghe âm thanh to thì chạy
nhanh, nghe thấy âm thanh nhỏ
thì chạy chậm
-Cho trẻ thực hiện chạy
thay đổi tốc độ khoảng 4-5
lần.
-Cô nhắc trẻ khi chạy giữ thẳng người, chú ý để nghe hiệu lệnh yêu cầu
của cô.
-Trẻ thực hiện theo tổ của mình, mỗi lượt chạy thay đổi
cách chạy 3-4 lần.
HĐ3:Cho trẻ chơi trò chơi “Cướp
cờ”
-Cô giới thiệu luật chơi, cách
chơi cho trẻ.
-Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
HĐ4:Cô giáo dục trẻ phải biết
thường xuyên tập luyện thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh.
HĐ5:Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng, 2 tay đưa ngang làm bướm bay.
|
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS
hoa đồng tiền, hoa mào gà, hoa cẩm chướng
TCVĐ:
Bịt
mắt bắt dê
-
Chơi theo ý thích.
|
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của các loài hoa được quan sát
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các loài hoa.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
|
- Hoa đồng tiền, hoa mào gà, hoa cẩm chướng
- Loa, nhạc chủ điểm.
- Khăn bịt mắt, mũ dê
- Đồ chơi để chơi theo ý thích.
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát “Màu hoa” trẻ đứng tự do quanh cô, cùng cô trò cuyện
về một số loài hoa mà trẻ biết.
*Nội dung:
Cô phân nhóm cho trẻ đên squan sát từng bức tranh, giao nhiệm vụ cụ
thể cho môi nhóm: Mỗi nhóm quan sát một loài hoa, xem hoa đó có đặc điểm gì,
màu sắc như thế nào.... rồi kể cho cô và các bạn cùng biết.
Hết thời gian quan sát thì cô cùng trẻ đến từng nhóm và trò chuyện.
- Đây là hoa gì?
- Hoa có màu gì?
- Hoa có mùi như thế nào?
- Cành hoa có đặc điểm gì?
- Lá của nó như thế nào?
Cô tổng hợp các ý kiến của trẻ rồi khen trẻ.
Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các loài hoa.
*TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
cô cùng trẻ thỏa thuận về cách chơi và luật chơi.
cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt. cô cổ vũ, động viên trẻ chơi.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi an toàn.
|
HOẠT ĐỘNG GÓC
GC: - Xây vườn hoa nhà trường, lắp ghép hàng rào
- Nấu các món canh từ cá, trang trí bàn tiệc
- Tô màu tranh chủ đề
- Xem tranh ảnh về chủ đề
- Chăm sóc cây xanh, cuốc xới đất.
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm
quen chuyện “hoa mào gà”
-
Chơi tự do các góc
|
- Trẻ nhớ tên câu chuyện
- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện
|
- Slide tranh chuyện “Hoa mào gà”
- Loa, nhạc, máy tính, máy chiếu
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ quan sát bông hoa mào gà. Trò chuyện cùng trẻ về loài hoa
mào gà.
Các con biết gì về hoa mào gà nào?
*Nội dung:
Cô cũng biết một câu chuyện kể về loài hoa mào gà này đấy. Các con có
muốn nghe không.
Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1, cô kể diễn cảm.
- Lần 2, cô kể chuyện kết hợp với slide tranh minh họa.
- Lần 3, cô cho trẻ xem video kể chuyện.
Đàm thoại cùng trẻ:
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Trng câu chuyện có những nhân vật nào?
- Bông hoa mào gà như thế nào?
- Vì sao gọi là hoa mào gà?
Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ các loài hoa, luôn biết chăm sóc cho
các loài hoa.
*Chơi tự do các góc:
Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ.
|
Post a Comment