GIÁO ÁN DỰ THI
Chủ
đề: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Độ tuổi: Trẻ 5 tuổi
Hoạt động: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Đo dung tích của các vật bằng 1 đơn vị đo.
I. Kết quả
mong đợi
1. Kiến
thức:
- Trẻ biết kết quả đo dung tích các vật bằng
một đơn vị đo. Biết chọn thẻ số thích hợp để biểu đạt kết quả đo.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khéo léo khi đong đo và không làm
đổ nước.
- Thực hiện thao tác đo, biểu thị cách đo bằng
một đơn vị đo.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước và
biết bảo vệ nguồn nước sạch.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của
cô: Ca nước, khay đựng ba cái bát có màu xanh, đỏ, vàng có kích
thước khác nhau và cốc để đo dung tích nước (được dùng làm đơn vị đo).
Thẻ số 2 – 9
- Đồ dùng của
trẻ: Ca nước, Khay đựng, ba bát nhựa xanh, vàng, đỏ, có kích
thước khác nhau, cốc để đong nước (cốc được dùng làm đơn vị đo). Thẻ
số 2-9
- Phểu, Thau, Chai nước, bình nhựa cho trẻ chơi
trò chơi.
- Xắc xô.
- Nhạc bài hát: Trời nắng trời mưa,Cho tôi đi làm mưa
với.
III. Cách tiến hành
*Ổn định : Các con ơi! Hôm nay thời tiết rất là đẹp các chú
thỏ cùng đi tắm nắng nào. Cô và cháu cùng chơi: “Trời nắng trời mưa”
cô lắc xắc xô gọi trẻ lại ngồi quây quần quanh cô.
- Cô giới thiệu cuộc thi: “ Bé vui học toán”.
- Tới tham dự
cuộc thi hôm nay có sự tham gia của ba đội chơi: Đội Xanh, đội Đỏ và đội Hồng
- Cuộc thi “bé
vui học toán” diễn ra gồm có 3 phần:
+ Phần thứ nhất : Phần thi: “Ai nhanh hơn”
+ Phần thi thứ 2 : Phần thi: “Tài năng”
+ Phần thi thứ 3 : Phần
thi: “Chung sức”
* Phần 1: Ôn thao tác đo dung
tích một đối tượng
- Cô giới thiệu phần thi thứ nhất: “Ai nhanh hơn”.
- Các con ạ! Các chú hải quân ở
ngoài đảo xa đang rất thiếu nước ngọt để sinh hoạt và hôm nay cô cháu
mình sẽ cùng nhau chuyển những bình nước ngọt thật mát lạnh này ra
đảo giúp các chú nào.
- Ở đây là những chai nước cô đã
chuẩn bị sẵn và trên kia là những chiếc bình để đựng nước của đội
mình, các con sẽ lấy nước từ đây và chạy lên đổ vào bình của đội
mình sau đó đi về đứng cuối hàng bạn khác lên chuyển tiếp, trò chơi
được bắt đầu bằng một bài hát khi hết bài hát có nghĩa là trò chơi
kết thúc. Các con đã sẵn sàng chơi chưa.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. (Cô bật
nhạc cho cháu chơi).
- Trò chơi kết thúc rồi bây giờ
chúng mình cùng kiểm tra kết quả của hai đội nào. Cô và trẻ cùng
kiểm tra kết quả khen trẻ. Cho trẻ đọc bài đồng dao “Dung dăng dung
dẻ” đi nhẹ nhàng về ngồi đội hình chữ U.
* Phần 2: Đo dung tích các vật
bằng một đơn vị đo.
- Cô giới
thiệu phần thi thư 2: “Tài năng”
- Cho trẻ chơi “Dấu tay” lấy đồ dùng ra.
- Các con nhìn xem trên khay của các con
gồm có những gì nào?
- À hôm nay cô bán hàng nước tặng cô
cháu mình rất nhiều đồ dùng để cùng đong nước. Vậy cô cháu mình
cùng đong nào.
Để đong được những bát nước này không
bị đổ ra ngoài trước hết các con hãy ngồi thật ngoan xem cô đong nào
(cô vừa đong vừa hướng dẫn trẻ cách đong vừa cho trẻ đếm số cốc
nước cô đong), sau đó mời trẻ lên chọn thẻ số tương ứng đặt vào bát
nước cô vừa đong. Bây giờ các con hãy chọn cái bát màu xanh để đong
nước nào, nhưng khi múc các con nhớ là phải múc thật đầy cốc các
con nhớ chưa nào, cho trẻ vừa đổ nước vào bát vừa đếm 1, 2,…đã đầy
chưa các con?
- Vậy các con đã đong được mấy cốc nước
vào cái bát màu xanh rồi? Và chúng mình phải chọn thẻ số mấy để
đặt tương ứng với bát nước màu xanh này?
- Tiếp theo chúng mình sẽ đong
nước vào cái bát màu vàng. Cũng giống như lúc nãy chúng mình cũng
dùng cái cốc này múc nước ở tô đổ vào cái bát màu vàng và chúng
mình cũng múc thật đầy cốc các con nhớ chưa nào. Cho trẻ vừa đong
vừa đếm xem đã đong được mấy cốc nước vào cái bát màu vàng và
chọn thẻ số tương ứng đặt vào.
- Tương tự cô cho trẻ đong nước vào
cái bát màu đỏ và chọn thẻ số tương ứng đặt vào.
- Cô nói: Các con ạ! Nước đựng
trong bát được gọi là dung tích của bát nước, còn nước đựng trong
cốc được gọi là dung tích của cốc nước.
- Vậy dung tích của bát nước màu xanh
được đo bằng mấy lần dung tích của cốc nước?(5 Lần)
- Dung tích của bát nước màu vàng được
đo bằng mấy lần dung tích của cốc nước?(4 Lần)
- Dung tích của bát nước màu đỏ được đo
bằng mấy lần dung tích của cốc nước?(2 Lần)
- Vì sao cùng một đơn vị đo là cái cốc
mà kết quả đo của từng bát lại khác nhau?
Cô kết luận: Cùng một đơn vị đo nhưng
dung tích của từng vật khác nhau thì sẽ cho kết quả khác nhau, vật
càng nhỏ thì số lần đong đo càng ít và ngược lại.
- Các con ơi các con lại gần cô nào! Hỏi trẻ:
+ Cô cháu mình vừa làm gì?
+
Thế nước dùng để làm gì?
- Các con ạ! Nước có tầm quan trọng rất lớn
đối với cuộc sống sinh hoạt của con người, cây cối và mọi vật xung quanh.
Để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước luôn được sạch sẽ thì các con
phải làm gì?
+ Vậy muốn
tiết kiệm được nguồn nước thì các con phải làm như thế nào?
- Cô khái
quát giáo dục trẻ bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước.
Lúc
nãy đến giờ cô cháu mình đong nước rất mệt rồi bây giờ chúng mình cùng pha
những cốc nước chanh thật mát lạnh để uống nào.
* Phần 3: Luyện tập
- Cô giới thiệu phần thi thứ ba: Phần thi: “chung sức”.
- Trò chơi: “Bé khéo tay”
- Cô giới thiệu trò chơi “bé khéo tay”
- Cô giới thiệu cách chơi: Giờ ở các
góc kia cô bán hàng nước đã chuẩn bị rất nhiều chai và nước cô cháu mình cùng về đó giúp cô
bán hàng đong nước vào những chiếc chai nào. Cho trẻ về theo 3 nhóm cùng chơi đong
nước vào chai.
- Luật chơi: Sau khi kết thúc một bản
nhạc đội nào đong được nước gọn gàng không đổ ra ngoài.Đội đó sẽ chiến thắng.
- Cô đến các nhóm bao quát và động
viên trẻ đong.
* Kết thúc : Cô nhận xét, khen thưởng
và cho trẻ đi nhẹ nhàng ra sân.
Post a Comment