KẾ HOẠCH TUẦN I
Trường mầm non của bé
Thực hiện 1 tuần (Từ ngày 5/9 - 9/9/2017)
Tên hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ
Thể dục sáng
|
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự
cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
- Hướng trẻ đến sự thay đổi
trong lớp.
- Trò chuyện cho trẻ kể về
trường mầm non của bé. Trường mầm non của cháu có những ai? Buổi sáng khi tới
trường cháu làm gì? Khi tới trường bé
gặp ai? Giới thiệu về trường mầm non của bé.
- Cho trẻ chơi và
hoạt động theo ý thích
- Cho cháu tập thể
dục sáng.Bài hát nào chúng ta cùng tập thể dục .
|
Hoat động ngoài trời
|
I. Nội
dung:
- Dạo chơi và trò chuyện về chủ đề “Trường mầm non”
và cho trẻ quan sát xung quanh lớp học.
- Trò chơi vận động: “Kéo co”
- Trò chơi dân gian: “Lộn cầu vồng”
- Chơi tự do
|
Hoạt động học
|
PTTC:
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
|
PTNT :
- Trò chuyện về trường của
bé.
|
PTNN :
- Thơ : Nghe lời cô giáo.
|
PTTCXH:
- Món quà của cô giáo
|
PTTM:
- Trường chúng cháu là trường mầm non (HĐH)
|
Hoạt động góc
|
1. Góc phân vai: Trò chơi bán hàng:
bán trái cây, thức ăn, bánh kẹo.
2. Góc xây dựng: Xây ngôi trường
của bé
3. Góc học tập và sách:
Trẻ
xem sách, tranh chuyện về các trường mầm non
4. Góc nghệ thuật : Trẻ xé dán, tô
màu tranh ảnh về trường mầm non Hoa Pơ Lang bé học.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn
hoa.
|
Ăn - ngủ
|
- Dạy trẻ biết
rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Dạy trẻ tự rửa
mặt, chải răng hàng ngày.
- Biết che miệng
khi ho hắt hơi trong khi ăn.
- Trẻ kể tên một
số món ăn có trong bữa ăn hàng ngày.
- Giáo dục trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất, ăn không để
rơi vãi cơm thừa ra bàn
|
Hoạt động
theo ý thích
|
- Chơi tự do vơi đồ chơi trong lớp, lắp ghép, vẽ, tô
và chơi theo ý thích
- Khi chơi, cô quan sát, theo dõi nhắc nhở trẻ.
- Kết thúc chơi cô hướng dẫn trẻ thu xếp, cất dọn đồ
chơi.
|
Vệ sinh - Trả trẻ
|
- Trẻ biết giữ đầu
tóc, quần áo gọn gàng.
- Cho trẻ tự tham
gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích.
- Nhắc nhở trẻ chào
cô, bố, mẹ khi đến lớp và khi ra về.
- Trao đổi với phụ
huynh về một ngày hoạt động của trẻ.
|
CHUYÊN MÔN
DUYỆT
NGƯỜI LÊN KẾ HOẠCH
Hoạt động ngoài trời:
I.Nội
dung hoạt động ngoài trời
- Chơi tự do.
- Dạo chơi và trò chuyện về chủ đề và cho trẻ quan sát
xung quanh lớp học.
- Trò chơi vận động: “ Chìm nổi ”
II. Mục
đích – yêu cầu:
1. Kiến thức
- Tạo điều kiện cho trẻ hít thở không khí trong lành,
trẻ vận động tạo sự thăng bằng cho hệ thần kinh. Được quan sát các đồ chơi
ngoài trời.
- Phát triển tố chất khéo léo, trau dồi óc quan sát, khả
năng dự đoán và đưa ra kết quả.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp
trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Trẻ nhận biết được trường mầm non bé học, tình cảm
của mình với trường mầm non. Phải biết yêu quý và chăm sóc ngôi trường thân
yêu.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, vận động và diễn đạt ngôn ngữ
mạch lạc, nhằm phát triển tư duy, thể lực, khả năng quan sát.
- Phát triển khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ mạch
lạc và khả năng ghi nhớ, góp phần phát triển thể chất.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, biết nhận xét và ghi
nhớ các sự vật hiện tượng.
- Rèn cho trẻ mạnh dạn trước đám đông.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. giáo
dục trẻ có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.
III. Chuẩn
bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ an toàn
cho trẻ.
- Cô kiểm tra độ an toàn của trẻ trong khi chơi.
IV. Tiến hành hoạt động
a.Quan sát thiên nhiên và trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ trò chuyện và quan sát thiên
nhiên, quan sát quang cảnh bầu trời và thời tiết trong ngày. Trẻ nhận ra sự
thay đổi của thời tiết theo ngày.
- Trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và quan
sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và ngoài xã hội.
- Trẻ đi tham quan sân trường cùng cô: qua
đó trẻ biết cảm nhận về quang cảnh trong sân trường.
- Trẻ quan sát và nêu lên được những
đặc điểm của sự vật hiện tượng trong Sân trường.
- Cô hướng trẻ vào chủ đề mới: Cô trò
chuyện cùng trẻ về trường mầm non của bé.
b.
TCVĐ: “Chìm nổi ”
a. Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
khéo léo cho trẻ.
b. Chuẩn bị: sân co trẻ chơi
c.
Cách chơi:
- Cô cho trẻ bắt đầu chơi “Oằn tù tì để
chọn trẻ làm cái
- Trẻ được làm cái được đi đuổi các bạn
các bạn khác chạy thật nhanh sao cho các con không đuổi được nếu thấy cái lại
gần thì nhanh chóng ngồi thật nhanh ngồi xuống và nói chìm .khi cái đi xa thì
thì lại nói nổi rồi chạy tiếp ,nếu ai bị cái đập vào người coi như chết và đứng
ra ngoài .
.
Chơi tự do:
- Trẻ chơi với bóng, cát, nhặt lá vàng,
vẽ tự do trên sân .xếp hột hạt …Cô quan sát và nhắc nhở trẻ khi chơi.
- Chơi với đồ chơi một cách hào hứng
Hoạt động góc:
I.
Mục đích yêu cầu:
1.
Kiến thức:
-
Trẻ tham gia chơi và thể hiện các
hành động phù hợp với vai chơi như:
- Vai chơi của cô và trẻ .
- Trẻ tự phân vai chơi trong nhóm chơi.
- Hướng dẫn trẻ biết tận dụng nguyên
vật liệu để lắp ghép cũng như sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây
trương mầm non của bé thật đẹp.
- Rèn các kĩ năng lắp ghép, sắp xếp bố
cục hợp lý, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, phối
hợp với bạn để hoàn thành sản phẩm, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Trẻ biết hợp tác cùng bạn trong khi
chơi.
- Trẻ biết lựa chọn, sắp xếp các hình ảnh về một số
trường mầm non biết trò chuyện nói lên những nội dung của chủ đề.
- Trẻ nhận biết các
đồ dùng phục vụ ở trường mầm non khác nhau và cắt dán, nặn, vẽ… chúng theo ý
thích của trẻ.
- Trẻ nghiêm túc
thực hiện nội dung, yêu cầu của hoạt động.
2.
Kỹ năng:
- Biết liên kết,
giao lưu phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở các góc chơi nhằm phát triển khả năng
giao tiếp, ứng xử cho trẻ.
- Phát triển trí
tuệ, ngôn ngữ, sự sáng tạo
- Rèn luyện những kỹ
năng: cắt, dán, nặn, hát, múa về chủ đề…
- Phát triển tính
sáng tạo, tính thẩm mĩ.
- Phát triển trí
tuệ, trí tò mò của trẻ.
3.
Thái độ:
- Trẻ biết nhường nhịn bạn trong khi
chơi.
- Biết thiết lập mối quan hệ qua lại
giữa các nhóm chơi
.- Giáo dục trẻ tính kiên trì, cẩn
thận.
- Trẻ biết sử dụng màu vẽ, đất nặn thể
hiện được các sản phẩm. Trẻ tô, vẽ, nặn …các loại đồ dùng, đồ chơi tranh ảnh về
trường mầm non.
- Hát múa về các bài hát về Trường mầm
non.
- Giúp trẻ hoà mình
vào thế giới tự nhiên, thiên nhiên.
- Trẻ chơi gọn gàng,
sạch sẽ.
II.
Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng, đồ chơi phù hợp với
các góc chơi như:
- xích đu, cầu trượt,đồ chơi ở trường
mầm non.
- Khối xốp, lon bia, hộp nhựa các loại
cổng, cây xanh, thảm cỏ,… các nguyên vật liệu cần thiết cho việc xây dựng
trường mần non có vườn cây, hoa, ghế đá…
- Tranh lôtô về các trương mầm non khác
nhau, đồ dùng đồ chơi, sách tranh ảnh về các trường mầm non- Giấy vẽ, bút màu
và các dụng cụ âm nhạc.
- Trang phục cho hội diễn văn nghệ.
- Bồn hoa,
thùng tưới nước, kéo,cuốc, xẻng...
III- Tiến trình hoạt động
1.
Thỏa thuận vai chơi:
-
Trẻ trò chuyện về chủ đề, tự chọn góc
chơi, thảo luận nội dung chơi, vai chơi cách chơi. Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về
góc chơi.
- Hôm nay cô đã chuẩn bị nhiều góc chơi
cho các con đấy
- Vậy bạn nào cho cô biết lớp mình có
những góc chơi nào ?
- Bạn nào thích góc chơi xây dựng .góc
học tập, góc phân vai ,góc xây dựng
- Hôm nay các bác xây dựng định xây gì
? xây ngôi trường của bé phải xây như thế nào ? Ai thích làm cô giáo .Ai thích
làm học sinh ,Ai thích làm bác sĩ ?Bác sĩ làm những công việc gì ?
- Bây giờ các con về góc chơi và tự
thỏa thuận vai chơi với nhau nhé .bạn nào thích chơi nhóm nào thì về nhóm đó
2.Hoạt
động 2: Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ về góc chơi của mình. Cô
quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi. Cô tạo tình huống ở các góc chơi…
-
Trẻ tham gia chơi và thể hiện các
hành động phù hợp với vai chơi .
- Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi và gợi ý
trẻ cách xây dựng công trình sao cho phù hợp, đẹp.
- Cô tham gia chơi cùng trẻ, dẫn dắt
trẻ liên kết các góc chơi, nhắc nhở trẻ hành động phù hợp với vai chơi.
- Cô tham gia chơi cùng trẻ dẫn dắt trẻ
liên kết các góc chơi, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp văn minh
- Trò chuyện để bổ sung ý tưởng cho
trẻ, phối hợp với trẻ ở các góc, tạo tình huống để trẻ giải quyết.
- Trẻ giới thiệu công trình của mình.
- Trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về
nội dung các tranh ảnh, cô hướng dẫn trẻ
lựa chọn tranh ảnh thích hợp để làm album.
- Trẻ chọn lựa và sắp xếp theo kinh
nghiệm và hiểu biết của trẻ. Cô hướng dẫn để trẻ sắp xếp theo 1 trình tự logic.
- Trẻ chọn đồ dùng đồ chơi và nội dung: Tô màu, vẽ, nặn các đồ dùng
trong trường mầm non.
- Múa hát các bài hát về trường mầm
non.
- Trẻ biết trồng
hoa, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây.
- Quan sát sự lớn
lên của cây.
Chú ý tạo tình huống để trẻ liên kết
với trẻ các nhóm khác
3.Hoạt
động 3: Kết thúc:
- Cô nhận xét các góc chơi
- Trẻ nhận xét góc chơi.
- Trẻ thu dọn
đồ chơi vào các góc chơi gọn gàng.
Post a Comment