Quan sát: Cây sấu trên sân trường
Quan sát: Cây sấu trên sân trường VCTT: TC: Bóng tròn to. Hát: Sắp đến tết rồi Chơi theo ý thích: Xâu vòng, tưới cây, chơ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/quan-sat-cay-sau-tren-san-truong.html
Quan sát: Cây sấu trên sân trường
VCTT: TC: Bóng tròn to. Hát: Sắp đến tết rồi
Chơi theo ý thích: Xâu vòng, tưới cây, chơi với cát nước
1. Yêu cầu:
- Trẻ quan sát
gọi được tên và biết đặc điểm đặc trưng ích lợi của cây sấu. Trẻ
hứng thú tham gia vui chơi tập thể và chơi theo ý thích của mình.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,
trí nhớ tư duy và khả năng quan sát, ghin nhớ có chủ định.
- Gd trẻ
biết chăm sóc và bảo vệ cây không bất lá bẻ cành.
2.
Chuẩn bị:
- Cây sấu trong sân trường
-
Thảm ngồi đủ cho cô và trẻ. Bộ xâu vòng, bình tưới, cát, nước.
3.
Tiến hành:
*
QS (5 -7 phút):
Cô cùng trẻ ra ngoài dạo chơi, cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay thế
nào?Khi đi ra ngoài trời các con nhớ phải ăn mặc, đi dép, đội mũ phù hợp thời
tiết kẻo bị ốm các con nhớ nhé.
-
Sau đó cô cùng trẻ lại gần quan sát cây sấu. Hỏi trẻ tên gọi, một đặc điểm đặc trưng của cây. Đây là cây gì? Cây có gì đây? (Cành ạ) Trên cành có gì đây?
(Lá ạ) Lá màu gì? (Màu xanh) Các con
nhìn xem lá sấu to hay nhỏ? Còn đây là gì của cây? (Thân cây) Thân cây nhẵn hay
sần sùi? (Sần sùi) Thế cây còn có gì đây? Dễ cây) Dễ có tác dụng gì? (Hút
thức ăn nuôi cây)Trông cây sấu ở sân trường để làm gì? (hỏi tập thể, cá nhân
trẻ nhiều). Gd trrẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây để cây đa để cây cho bóng
mát... Khen và giáo
cho trẻ chơi các góc.
* VCTT: Cho trẻ chơi TC: “Bóng tròn to”
2-3 lần, hỏi trẻ tên TC.
Cho trẻ hát bài: “Sắp đến tết rồi” 3- 4 lần, hỏi trẻ tên bài hát.
* Chơi theo ý thích: Cô hướng
cho trẻ chơi theo ý thích của mình: Xâu
vòng, tưới cây, chơi với cát nước
- Qúa
trình chơi bao quát giúp đỡ trẻ, gợi mở ở trẻ: Con đang chơi gì? Con có thích
không?
* Kết
thúc: Cô nhận xét và khen trẻ. Cho trẻ cất đồ chơi cùng cô.
III. Chơi tập buổi chiều
Ôn bài thơ: Đi chợ tết
Chơi TC: Dung dăng dung
dẻ.
Chơi ý thích ở góc
1. Yêu cầu:
- Trẻ
nhớ tên bài thơ và đọc thuộc bài thơ cùng cô “Đi chợ tết”.
- Rèn
khả năng phát triển ngôn ngữ.
- Giáo
dục trẻ thích tết cổ truyền của dân tộc.
2. Chuẩn bị:
- Tranh
thơ mimh hạo.
- Máy
tính có các Slides:
+
Slide1: Cảnh chợ tết tấp nập
+ Slide2: chợ tết mua bán hoa: hoa đào, cúc, hồng.
3.
Tiến hành:
- Cô cho
trẻ quan sát và đàm thoại về chợ ngày tết:
+
Slide1: Cảnh chợ tết tấp nập.
- Các con nhìn xem mọi người đang làm gì mà đông thế
này?
- Đúng rồi đây là cảnh chợ tết người bán, người mua
thật là nhộn nhịp và tấp nập đấy.
+ Slide2: Chợ tết mua bán hoa: hoa đào, cúc, hồng.
- Ở chợ có bán gì đây?
- Đây là cây hoa gì?
- Còn đây là hoa gì?
- Cô giáo dục trẻ tết đến xuân về tết cổ truyền dân
tộc mọi người đều thích và nô nức đi chợ đón tết. Sau đó cô giới thiệu đến bài thơ:
“Đi chợ tết”.
-
Cô đọc bài thơ lần 1 bằng tranh mimh họa, hỏi tên bài thơ.
-
Cô đọc bài thơ lần 2 bằng động tác minh hoạ.
-
Hỏi trẻ cô vừa đọc bài thơ gì?
-
Cô đọc cùng cả lớp 1 lần.
* Đàm thoại: - Cô vừa đọc bài thơ gì?
-
Bố mua xe gì?
-
Bé chở ai?
-
Bé chở búp bê đi đâu?
- Ai cười?
- Ai hát?
- Ai reo
thích được đi chợ tết ?
*
Trẻ đọc thơ:
-
Cho cả lớp đọc theo cô 1-2 lần.
-
Các con vừa đọc bài thơ gì?
-
Cô chia lớp thành 2 tổ để trẻ thi đua nhau đọc thơ. Cô chú ý
sửa sai cho trẻ.
-
Các con vừa đọc bài thơ gì?
-
Cô cho 2 nhóm trẻ đọc thơ mỗi nhóm 2-4 trẻ.
-
Cô
cùng trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Sắp đến tết rồi”
-
Cho 2 cá nhân trẻ đọc thơ.
-
Con vừa đọc bài thơ gì? Gd trẻ
biết ngày tết cổ truyền
-
Cho trẻ chơi TC: “Dung dăng dung dẻ”
2- 3 lần, hỏi trẻ tên TC
-
Cho trẻ chơi ý thích ở các góc.
*
Kết thúc: - Nhận xét - khen trẻ.
Post a Comment