Quan sát Cây hoa sữa ở sân trường
Quan sát: Cây hoa sữa ở sân trường VCTT: Dung dăng dung, Hát Màu hoa Chơi theo ý thích: Xâu vòng, tưới cây, chơi với cát nước ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/quan-sat-cay-hoa-sua-o-san-truong.html
Quan sát: Cây hoa sữa ở sân trường
VCTT: Dung dăng dung, Hát Màu hoa
Chơi theo ý thích: Xâu vòng, tưới cây, chơi với cát nước
1.
Yêu cầu:
- Trẻ
quan sát gọi được tên và đặc điểm đặc trưng của cây hoa
sữa. Trẻ hứng thú tham gia vui chơi tập thể và chơi theo ý
thích của mình.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,
trí nhớ tư duy và khả năng quan sát, ghin nhớ có chủ định.
-
Gd cho trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây cối
2.
Chuẩn bị:
- Cây hoa sữa
sân trường cho trẻ quan sát.
- Bộ xâu vòng, bình tưới, cát, nước.
3
Tiến hành:
*
QS (5- 7 phút):
Cô cùng trẻ ra ngoài dạo chơi, cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay thế
nào? Khi đi ra ngoài trời các con nhớ phải ăn mặc, đi dép, đội mũ phù hợp thời
tiết kẻo bị ốm các con nhớ nhé.
-
Sau đó cô cùng trẻ lại gần cây hoa sữa quan sát. Hỏi trẻ tên gọi, đặc điểm đặc
trưng của cây hoa sữa. Đây là cây gì?
(Cây hoa sữa) Cây hoa sữa có gì đây? (Lá ạ) Lá cây màu gì các con? (Màu
xanh) Thế còn đây là gì nữa? (Cành ạ) Ngoài cành ra các con cho cô biết đây là
gì nữa nào? (Thân
cây ạ) Các con sờ xem thân cây nhẵn hay sần sùi? (Sần sùi) Để cây hoa sữa có
thể lấy được thức ăn ở dưới đất là nhờ có gì đây? (Rễ cây ạ) à đúng rồi đây
là rễ cây hoa sữa đấy các con ạ! Cây có thể sống được là nhờ rễ cây
đấy....Khen trẻ. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa sữa.
* VCTT: Cho trẻ chơi TC: “
Dung dăng dung Dẻ”2- 3 lần, hỏi trẻ tên
TC.
Cho trẻ hát
bài: “ Màu hoa”3- 4 lần, hỏi trẻ tên TC
* Chơi
theo ý thích: Cô hướng cho trẻ chơi theo ý thích của mình: Xâu vòng, tưới cây, chơi với cát
nước.
- Qúa trình chơi bao quát giúp đỡ trẻ, gợi mở ở trẻ:
Con đang chơi gì? Con có thích không?
* Kết
thúc: Cô nhận xét và khen trẻ.
III. Chơi tập buổi chiều
Ôn: Bài thơ: Bánh
chưng
Chơi TCDG: Lộn
cầu vòng.
Chơi ý thích ở
góc
1. Yêu cầu:
- Trẻ
nhớ tên bài thơ và đọc thuộc thơ đúng nhịp điệu bài thơ. Biết chơi TC và chơi ý
thích ở góc
- Rèn Khả
năng phát triển ngôn ngữ, tư duy trí nhớ tình cảm cho trẻ.
- Giáo
dục trẻ vui vẻ đón tết, nề nếp hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Máy
tính có hình ảnh cả nhà đang gói bánh chưng. hình ảnh nội dung bai thơ
- Tranh
thơ: Bánh chưng. Đồ chơi ở góc
3 Tiến
hành:
Gọi trẻ bên cô chơi TC"Gói bánh
chưng" hỏi trẻ tên trò chơi- khen trẻ.
Cô có một món quà tặng các con để biết đó là gì các cùng lại đây
xem nào!
- Các con ơi hình ảnh gì đây? Ai đây đang làm gì?
- Còn đây là gì nào? Bánh chưng màu gì?
- Thường có trong ngày nào?
- Nhà thơ Phạm Minh Giang đã sáng tác bài thơ "Bánh chưng” rất hay các con cùng
lắng cô đọc thơ nhé!
*
Cô đọc thơ:
-
Cô đọc lần 1 K/ hợp hình ảnh giới thiệu tên bài thơ.
-
Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Cả lớp đọc cùng cô giáo 1- 2 lần.
*
Đàm thoại:
-
Cô và các con
vừa đọc bài thơ gì?
-
Bên ngòai bánh chưng được gói bằng lá gì?
-
Bên trong bánh chưng có gì?
- Ngoài
nếp, đỗ, hành, mỡ, tiêu ra bánh chưng còn được gói gì nữa các con?
- Bánh chưng
có từ thuở nào các con?
- Khen
trẻ cho trẻ giáo dục.
*
Trẻ đọc thơ:
- Cho cả
lớp đọc theo cô 1-2 lần.
- Các
con vừa đọc bài thơ gì?
- Cô
chia lớp thành 2 tổ để trẻ thi đua nhau đọc thơ. Cô chú ý
sửa sai cho trẻ.
- Các
con vừa đọc bài thơ gì?
- Cô cho
2 nhóm trẻ đọc thơ mỗi nhóm 2- 3 trẻ.
- Cả lớp đứng lên VĐTN bài “Sắp đến tết rồi” 1
-2 lần.
- Cho 2
cá nhân trẻ đọc thơ.
-
Con vừa đọc bài thơ gì?
-
Cho trẻ chơi TC: “Lộn cầu vồng” 2-3 lần, hỏi trẻ tên TC
-
Cho trẻ chơi ý thích ở các góc
*. Kết thúc: Khen trẻ. Cho trẻ hát bài ra ngoài.
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TRẺ
Post a Comment