Quan sát Cây bàng trên sân trường
Quan sát: Cây bàng trên sân trường VCTT:TC: Dung dăng dung dẻ, Hát: Ngày tết quê em Chơi theo ý thích: Chơi với cát, nướ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/quan-sat-cay-bang-tren-san-truong.html
Quan sát: Cây bàng trên sân trường
VCTT:TC: Dung dăng dung dẻ, Hát: Ngày tết quê em
Chơi theo ý thích: Chơi với cát, nước, xâu vòng, vẽ phấn
1 Yêu cầu:
- Trẻ quan sát gọi được
tên và đặc điểm đặc trưng của cây bàng. Trẻ hứng thú tham gia vui chơi tập thể
và chơi theo ý thích của mình.
- Giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ, trí nhớ tư duy và khả năng quan sát, ghin nhớ có chủ định.
- Gd cho trẻ biết chăm sóc và
bảo vệ cây cối
2 Chuẩn
bị:
- Cây bàng
sân trân cho trẻ quan sát.
- Cát, nước, bộ xâu vòng, phấn vẽ
3 Tiến
hành:
* QS
(5- 7 phút): Cô cùng trẻ ra ngoài dạo chơi, cô hỏi trẻ các con thấy thời
tiết hôm nay thế nào? (Trẻ trả lời) Khi
đi ra ngoài trời các con nhớ phải đi dép, đội mũ kẻo bị ốm các con nhớ nhé.
-
Sau đó cô cùng trẻ lại gần cây bàng.
Hỏi trẻ tên gọi, đặc điểm đặc trưng của cây bàng. Đây là cây gì? cây bàng có gì đây? (Lá ạ) Lá cây màu
gì các con? (Màu xanh)Lá bàng to hay bé? Thế còn đây là gì nữa?
(Cành ạ) Ngoài cành ra các con cho cô biết đây là gì nữa nào? (Thân cây ạ) Các con sờ xem thân
cây nhẵn hay sần sùi? (Sần sùi) Để cây bàng có thể lấy được thức ăn ở dưới
đất là nhờ có gì? (Rễ cây ạ) à đúng rồi để cây lấy được thức ăn ở dưới đất
nuôi cây là nhờ có rễ cây đấy các con ạ! Trồng cây bàng để làm gì?.Khen trẻ.
Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
* VCTT: Cho trẻ chơi TC: “Dung
dăng dung dẻ” 2-3 lần, hỏi trẻ tên TC.
Cho trẻ hát bài: “Ngày tết quê em” 3- 4 lần, hỏi trẻ tên bài hát.
* Chơi theo ý thích: Cô hướng
cho trẻ chơi theo ý thích của mình: Chơi
với cát, nước, xâu vòng, vẽ phấn
- Qúa trình chơi bao quát giúp đỡ trẻ, gợi mở ở trẻ: Con đang chơi gì?
Con có thích không?
* Kết
thúc: Cô nhận xét và khen trẻ. Cho trẻ cất đồ chơi cùng cô.
Ôn: Nghe hát: Ngày
tết quê em
TCAN: Tai
tinh
Chơi tc
dân gian: Nu na nu nống
Chơi ý
thích ở góc
1. Yêu cầu.
- Trẻ chú
ý nghe cô hát, nhớ tên bài hát “Ngày tết quê em” biết chơi trò chơi âm nhạc
cùng cô và các bạn, nhớ cách chơi TCDG và chơi ý thích cùng cô.
- Phát
triển khả năng cảm thụ âm nhạc và năng khiếu âm nhạc, phát triển trí nhớ tình
cảm cho trẻ.
- Giáo
dục trẻ yêu âm nhạc. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2. Chuẩn bị
-
Bàn để: 1 số Sắc xô, phách tre, soong loan đủ cho cô và trẻ.
- Mũ
chóp. Đàn. đầu đĩa. Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến hành:
* Nghe hát: Ngày tết quê em
- Lần 1 cô hát. Cô vừa hát cho các con nghe bài
hát “Ngày tết quê em”.
- Lần 2
cô hát kết hợp sử dụng xắc xô.
- Cô vừa
hát cho các con nghe bài gì?
(Khi cô
hát khuyến khích trẻ vỗ tay theo cô hát)
- Lần 3
cô hát kết hợp đánh đàn. Khuyến khích trẻ hưởng ứng theo cô.
- Lần 4
cô múa biểu diễn qua một giọng hát của một em bé qua đầu đĩa 1lần.
- Cô vừa
múa cho các con xem giai điệu bài gì?
- Cô thấy
các con rất ngoan.Và tiếp theo chương trình còn giành tặng các con một trò
chơi.
* Trò chơi âm
nhạc: Tai ai tinh
- Cô giới
thiệu trò chơi: Cô sẽ chọn một bạn đội mũ kín va một bạn sẽ hát yêu cầu bạn đội
mũ chóp kín đoán và nói xem bận nào vừa hát.
- Cô cho
3 - 4 trẻ chơi trong khi trẻ chơi cô khuyến khích, động viên trẻ để trẻ chơi
hứng thú hơn. Khen trẻ
* Chơi tc dân gian: Nu na nu nống
* Chơi ý thích ở góc
* Kết thúc: Cô nhận xét khen trẻ, cho trẻ thu
dọn đồ chơi cất đúng nơi qui định.
Post a Comment