Đề tài Vận động cơ bản Bò trong đường ngoằn ngoèo
Lĩnh vực phát triển thể chất Đề tài Vận động cơ bản Bò trong đường ngoằn ngoèo Trò chơi vận động “Nu na nu nống” 1. Yêu cầu:...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/de-tai-van-dong-co-ban-bo-trong-duong-ngoan-ngeo.html
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài Vận động cơ bản Bò trong đường ngoằn ngoèo
Trò chơi vận động “Nu na nu nống”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết bò trong đường ngoằn ngoèo và
biết giữ thăng bằng cơ thể, đầu không cúi, không chạm hai hàng cây bên đường bò
hết con đường ngoằn
ngoèo
- Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo khi vận
động
- Giáo dục trẻ thường xuyên rèn luyện sức
khỏe.
2. Chuẩn bị:
- Đầu quay, đĩa nhạc, xắc xô.
- Đường ngoằn ngoèo dài: 3m, rộng: 40cm,
- Đồ chơi trong gđ
- Vạch xuất phát.
Hoạt động của cô
|
HĐ của trẻ
|
* Hoạt động 1:
Gợi mở gây hứng thú:
- Trò chuyện về
mẹ của bé.
- Cô và các
con cùng hái quả để tặng mẹ
* Hoạt động 2: Khởi động.
-
Cho trẻ đi vào vòng tròn theo giai điệu bài hát “Mẹ yêu không nào” .Cho trẻ
đi chậm, nhanh, chậm dừng lại thành vòng tròn.
* Hoạt động 3 : Trọng động
·
Bài tập phát triển chung: “Tập với cờ”
- Động tác hô
hấp: Trẻ hít vào và thở ra 2-3 lần
- Động tác
tay: 2 tay cầm cờ đưa lên cao vẫy 3-4 lần
- Động tác bụng:
nghiêng người sang 2 bên và vẫy cờ 3-4 lần
- Động tác
chân: Ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất 2-3 lần
- Động tác
chân: Nhảy bật tại chỗ 3,4 lần
·
Vận động cơ bản “ Bò trong đường ngoằn ngoèo ”
- Cô giới thiệu tên bài tập và
làm mẫu 2 lần:
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích
+Lần 2: Cô làm kết hợp với giải thích động tác: Cô từ chỗ ngồi đến
trước vạch xuất phát, cô bò vào trong đường ngoằn ngoèo giữ cơ thể thăng bằng, đầu không cúi, bò phối hợp tay nọ chân kia,
không chạm vào hai hàng cây bên đường bò hết đoạn đường ngoằn
ngoèo và cô lấy được quả tặng mẹ và cô về chỗ
ngồi của mình
- Cô cho trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Cô gọi từng trẻ lên thực
hiện
+ Lần 2: Cô chia
thành 2 đội cho trẻ thi đua nhau
- Khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa
sai cho trẻ.
- Con vừa thực hiện
bài tập gì?
Giáo dục: Trẻ rèn luyện
sức khoẻ.
·
Trò chơi vận động “ nu na nu nống”
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần tùy và hứng thú của trẻ.
* Hoạt động 3: Hồi
tĩnh
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng
quanh lớp.
* Kết thúc: Trẻ hát và đi ra ngoài
|
- Trẻ lắng nghe cô.
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập cùng cô.
- Lắng nghe cô nói
- Trẻ quan sát
- trẻ thực
hiện.
- bò trong đường ngoằn ngoèo
- Trẻ chơi.
- Trẻ
đi theo cô
|
Post a Comment