Đề tài NBTN Tàu thủy, thuyền buồm

Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài NBTN Tàu thủy, thuyền buồm NDKH: NBPB 1. Yêu cầu: a). Kiến thức : - Trẻ nhận biết được tên ...

Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài NBTN Tàu thủy, thuyền buồm
NDKH: NBPB
1. Yêu cầu:
a). Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tên gọi thuyền, tàu thủy và biết thuyền, tàu thủy là PTGT đường thủy.
b). Kỹ năng:
- Trẻ hiểu câu hỏi, biết trả lời đúng câu hỏi và làm theo mệnh lệnh của cô đồng thời rèn phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
c). Thái độ:
- Giáo dục trẻ tích cực hoạt động, khi tham gia giao thông (đi chơi thuyền) phải có người lớn đi cùng.
2. Chuẩn bị:
- Sa bàn công viên nước có tàu thủy, thuyền buồm...
- Đĩa nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, VCD có hình ảnh thuyền, tàu thủy.
- Chậu nước.
- Cô gấp cho mỗi trẻ một chiếc thuyền giấy.

3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
Cô cho cả lớp hát bài “Em đi chơi thuyền” nhạc và lời Trần Kiết Tường vừa hát vừa tới công viên nước.
- Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về sa bàn công viên:
·        Các con xem công viên nước có đẹp không?
·        Trong công viên có gj? (Cho trẻ nói tên tàu thủy, thuyền buồm nhiều lần)...
-> Cô khái quát và giáo dục trẻ.
* HĐ2: NBTN: “Tàu thủy”- “Thuyền buồm”.
- Cô cho trẻ hứng lên màn hình quan sát tàu thủy rồi hỏi trẻ:
·        Đây là gì? (Cô hỏi 4- 5 trẻ).
·        Tàu thủy đi ở đâu?
·        Tàu thủy là PTGT đường gì?...
- Cô chú ý những cháu nói ngọng, lắp.
- Ngoài tàu thủy ra còn có PTGT nào cũng đi dưới nước nữa?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh thuyền buồm trên ti vi và giới thiệu với trẻ về một số bộ phận chính của thuyền buồm:
·        Đây là gì?
·        Thuyền buồm có gì? (Mạn thuyền, mui thuyền, mũi thuyền, cánh buồm...)
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
·        Tàu và thuyền dùng để làm gì?
- Cô cho trẻ so sánh thuyền với tàu thủy:
+ Khác nhau: Thuyền bé hơn tàu thủy, thuyền buồm đi trên sông còn tàu thủy đi trẻn biển ).
+ Giống nhau: Thuyền và tàu thủy đều chạy ở dưới nước, tất cả các PTGT chạy dưới nước gọi chung là PTGT đường thủy
* HĐ 3:  Trò chơi: thả thuyền
Cô cho mỗi trẻ 1 chiếc thuyền để trẻ chơi trò chơi “Thả thuyền”.
Cô giới thiệu cách chơi và cho trẻ chơi 3- 4 lần.
*HĐ 4:  Kết thúc:
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Em đi chơi thuyền” nhạc và lời Trần Kiết Tường.

Trẻ hát và tới sa bàn công viên nước.

Trẻ trả lời




Trẻ quan sát và trả lời cô.





Trẻ kể.


Trẻ quan sát và trả lờ cô.


Chở người và chở hàng


Trẻ nêu nhận xét.


  
Trẻ nói cùng cô.

  
Trẻ chơi trò chơi.

Trẻ hát và vận động.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

nha-tre 2799184426663586334

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item