Đề tài Hát Ánh trăng hoà bình - Chuyện Ông Gióng
Chủ đề : Quê hương đất nước Bác Hồ Chủ đề nhánh: Danh lam thắng cảnh Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ -Phát triển ngôn ngữ. Môn...
Hoạt Động Của Cô
|
Hoạt Động Của Trẻ
|
3.1.Hoạt Động 1: kiến thức của bé
- Xin chào mừng tất các các đội
đến tham gia hội thi hôm nay. Để cùng tham gia vào cuộc thi xin mời cả lớp
cùng hát bài “ múa với bạn tây nguyên”
Và phần thi đầu tiên dành cho các bạn là phần thi về
câu hỏi dành cho các bạn.
- Các bạn vừa hát bài hát nói về
ai? (Trẻ 4 tuổi trả lời )
- Các bạn nhỏ đến tỉnh nào? (Trẻ 4
tuổi trả lời )
-Thế các bạn từ các tỉnh đến đây
để làm gì? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại )
-Vậy các con có thích kết bạn với tất cả các miền
đất nước không? Giờ học hôm nay chúng ta hãy cùng đến với bài hát “ ánh trăng
hòa bình”
3.2.Hoạt động 2: Bé
yêu âm nhạc
- Và phần thi tiếp theo là phần thi: "Bé yêu âm nhạc" và câu
hỏi đầu tiên dành cho các bạn như sau: các bạn hãy lắng nghe đây là giai điệu
của bài hát nào? Cô mở giai điệu của bài hát "ánh trăng hòa bình"
cho trẻ đoán . Hôm nay các bạn hãy thể hiện bài hát này thật hay để tặng cho
mọi người nhé
- Cho cả lớp cùng hát bài hát " ánh trăng hòa
bình"
- Cô giải
thích nội dung bài hát: Bài hát " ánh trăng hòa bình" do nhạc sĩ
Phạm Tuyên sáng tác nói về ánh trăng chiếu sáng khắp mọi miền đất nước và các
bạn nhỏ cùng vui đùa và múa hát dưới trăng và đất nước hòa bình tự do.
- Cho trẻ
hát 2-3 lần
- Để bài
hát hay hơn các con cùng vận động múa minh hoạ theo bài hát nhé !
- Trẻ hát
múa 1 - 2 lần chuyển đổi đội hình
- Mời các
anh từ thôn Đồng Tâm hát múa
- Mời các
chị từ thôn Dray sáp hát múa
- Mời các em từ thôn An na hát múa
- Mời nhóm hát múa ( 2-3 nhóm)
nhóm anh chị, nhóm các em.
- Mời cá nhân hát múa ( 3-4 trẻ)
mời anh chị, mời em.
- Mời cả lớp vận động theo ý thích
sáng tạo, của từng đội ( 3 vòng tròn)
3.3. Hoạt Động 3: Qùa tặng âm nhạc
- Về tham dự hội thi hôm nay có
rất nhiều người đến cỗ vũ và muốn giao lưu cùng các đội. có một bạn ở rất xa
bạn đã thể hiện tình cảm của mình với các đội bằng cách bạn gởi tặng cho các
bạn một bài hát và bây giờ các bạn hãy lắng nghe xem nội dung của bài hát
muốn nhắn nhủ điều gì nhé!
+ Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe
+ Nội dung :
Bài hát “Bèo dạt mây trôi” của dân ca nam bộ, bài hát này muốn nói lên đôi
tình duyên ở nơi rất xa nhưng vì tình cảm của đôi lứa nên phải chờ nhau và
đợi nhau..
+ Lần 2: Cô múa minh hoạ cho trẻ
xem
+ Lần 3:Trẻ cùng múa với cô
* Trò chơi: Trò chơi âm nhạc
- Và bây giờ là phần thi cuối
cùng: "xem hình đoán tên bài hát "với phần thi này các bạn sẽ nhìn
lên màn hình trên màn hình có các hình ảnh, mỗi hình ảnh có mang tên một bài
hát, khi mở hình ảnh nào thì phải nói được tên bài hát đó là gì, đội nào rung chuông trước thì đội đó
được quyền trả lời , nếu đoán sai đội khác có quyền rung chuông trả lời
Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét
và tuyên dương trẻ
3.4. Kết thúc
hoạt động:
- Cô: Cho trẻ
hát: Ánh trăng hòa bình.
- Trẻ : Hát và cùng cô thu dọn đồ dùng.
|
- Trẻ lại ngồi gần cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đoán
- Cả lớp hát
- Cả lớp hát
- Cả lớp hát múa
3 tổ
- Nhóm, cá nhân
- 2-3 trẻ
- 3 tổ 3 vòng tròn
- Trẻ nghe
- Trẻ múa cùng cô
- Trẻ chơi trò chơi
- 3 đội chơi
- Cả lớp
|
Hoạt
động của cô
|
Hoat
động của trẻ
|
6.1.Hoạt động 1: Cùng cô đoán xem
-Trẻ ngồi quây quần bên cô đọc thơ bài“ Em
yêu nhà em”
- Hỏi trẻ đọc bài thơ nói đến cái gì? ( Trẻ 4 tuổi trả lời
)
- Vậy nhà các con ở đâu? (Trẻ 5 tuổi trả lời )
- Gọi là thôn gi? xã gì? tỉnh gì? ( 4 tuổi trả lời )
-Thế ở đây có nhiều danh lam thắng cảnh không? (Trẻ 5 tuổi
trả lời,4 tuổi nhắc lại )
- Vậy bạn nào hãy kể những danh lam thắng cảnh ở Đăk Lăk
mình? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Có một câu chuyện kể rất hay có tên là “Ông Gióng”. Vậy
hôm nay chúng ta cùng kể thật hay và diễn cảm nhé.
6.2. Hoạt động
2: Hãy lắng
nghe.
- Cô kể chuyện diễn cảm 1 lần
- Giảng nội dung câu
chuyện: Câu chuyện “Ông Gióng” kể về một
đứa bé rất tài giỏi nên mọi người ai ai cũng rất ngạc nhiên khi thấy Gióng
xin đi đánh giặc,vì Gióng còn nhỏ khi lên ba không biết nói ,mà biết đòi đi
đánh giặc, khi rèn áo sắt và ngựa sắt,thì lập tức Gióng vươn người đưng lên
đi đánh giặc, từ đó đến nay người ta gọi đó là làng phù đổng.
- Cô kể lần 2 sử dụng tranh minh hoạ
- Cô kể lần 3 theo mô hình.
+Bé thi tài kể chuyện
- Thi kể
chuyện
- Thi đua theo 3 đội
- Bây giờ mời các đội sẽ chọn hình thức kể của đội mình (
1 đội kể cử chỉ, 1 đội kể qua hình ảnh, 1 đội kể qua mô hình)
- Kể cá nhân
- Trẻ 5 tuổi kể cử chỉ điệu
bộ
- Trẻ 5 tuổi kể theo mô hình
- Trẻ 4 tuổi kể theo tranh
hình ảnh minh hoạ
- Cô gần gũi
chú ý gợi ý trẻ thể hiện cử chỉ, điệu bộ đúng và sáng tạo
- Đàm thoại:
- Câu chuyện
nói về ai ? (Trẻ 4 tuổi trả lời)
- Khi Gióng
lên ba đã biết nói biết cười chưa? (Trẻ
5 tuổi trả
lời)
- Khi nghe
giặc quân sâm lược Gióng đòi mẹ đi đâu? (Trẻ
5 tuổi trả
lời)
- Gióng nói
gì với mẹ? (Trẻ 4 tuổi trả lời)
- Khi rèn
ngựa sắt, áo sắt Gióng phi ngựa đi đâu? (Trẻ
5 tuổi trả
lời)
- Gióng giết
giặc như thế nào? (Trẻ 4 tuổi trả lời)
- Khi giết
giặc xong Gióng bay đi đâu? (Trẻ 5 tuổi trả
lời)
- Qua câu
chuyện này các con có suy nghĩ gì? (Trẻ 4 tuổi và 5 tuổi suy nghĩ trả
lời)
- Đặt tên:
- Trẻ thi
nhau đặt tên sáng tạo
- Cho trẻ 4
tuổi nhắc lại
- Cô thống
nhất lại tên câu chuyện
6.3. Hoạt động 3: Thử tài bé.
* Trò chơi: Dán tranh theo nội dung câu chuyện
- Cô nêu luật chơi,
cách chơi.
- Cho 3 đội thi
nhau xem ai dán tranh đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc. Cô tuyên
dương kịp thời..
* Trò chơi: Tô màu, dán, vẽ nhân vật Gióng
6.4. Kết thúc hoạt động:
- Cô: Cho trẻ
hát: Ánh trăng hòa bình.
- Trẻ : Hát và cùng cô thu dọn đồ
dùng.
|
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý
- 3 đội
- 2-3 trẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Mời cá nhân
trẻ đặt tên 2 - 3 trẻ
- 3 đội
- 3 nhóm
- Cả lớp
hát
|
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
6.1.Hoạt động 1: Bé biết gì?
- Cô dẫn dắt vào gameshow:
- Cho trẻ hát: Ánh trăng hòa bình
- Giới thiệu về tranh ảnh về danh
lam thắng cảnh.
- Cô mời gia đình đến từ thác dray
nur cùng trò chuyện với lớp.
- Cô mở hình ảnh: Một số tranh ảnh
danh lam thắng cảnh cho trẻ xem.
- Giới thiệu hôm nay chúng ta cùng
du lịch nhé.
6.2.Hoạt động 2: Thử tài bé
Thử tài bé yêu.
+ Ôn bài cũ: Cho trẻ hát : Ánh
trăng hòa bình.
-Kể chuyện : Ông gióng.
+ Gợi bài mới: Làm quen chữ cái : x,s
6.3.Hoạt động 3: xem ai giỏi
+ Chơi tự do: Cô dẫn dắt vào các
góc chơi.
- Nhóm tô màu, vẽ về danh lam
thắng cảnh quê hương em .
- Nhóm chơi góc phân vai: Trẻ đóng vai tổ chức buổi triển
lãm tranh, bán tranh ảnh về quê hương đất nước.
- Góc nghệ
thuật: Cùng tập hát, tập múa .
+ Hoạt động
chiều:
- Bình cờ:
- Cô khen trẻ
.
- Cô gợi mở
để chọn ra bạn nào ngoan, bạn nào giỏi trong ngày để xứng đáng lên cắm cờ, cô
mời cả 3 tổ để bình cờ.
- Cô mời cả
lớp đọc thơ: Bé được cắm cờ.
- Mời 1 -2
bạn nêu lại các tiêu chuẩn bé ngoan trong 3 tổ xứng đáng được cắm cờ.
- Cô mời lần
lượt 3 tổ đứng lên cho cả lớp bình cờ.
- Cô phát cờ
cho các thành viên trong 3 tổ được chọn lên cắm cờ theo tổ mình( cô mở nhạc)
- Cả lớp tuyên
dương.
- Cô nhận xét
và tuyên dương.
6.4. Kết thúc
hoạt động:
- Cô: Cho trẻ
hát: Ánh trăng hòa bình.
- Trẻ : Hát
và cùng cô thu dọn đồ dùng.
|
Cả lớp hát
Cùng trò
chuyện.
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ cùng chơi
Trẻ đọc
Trẻ cắm cờ
Cả lớp.
|
Post a Comment