CHỦ ĐỀ NHÁNH PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TUẦN II: TỪ NGÀY ..... ĐẾN NGÀY ......
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/chu-de-nhanh-phuong-tien-giao-thong-duong-sat-va-duong-hang-khong.html
CHỦ ĐỀ:
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ
NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG SẮT
VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
TUẦN II: TỪ
NGÀY ..... ĐẾN NGÀY .....
A. HOẠT
ĐỘNG SÁNG
I. ĐÓN TRẺ
- Cô chú ý đến tình hình
sức khỏe của trẻ
- Giáo dục nề nếp, lễ
giáo, biết cất dọn đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Biết che miệng khi ho,
hắt hơi, ngáp.
* Mở chủ đề:
- Các bé có biết chúng mình đang học ở chủ đề gì không ? ( PTGT Đường sắt
và đường hàng không)
- Trong tuần này cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số phương tiện
giao thông đường sắt và đường hàng không
- Cho trẻ quan sát tranh hoặc mô hình phương tiện giao thông đường sắt và
đường hàng không.
- Đàm thoại cùng trẻ về các bức tranh trong chủ đề.
- Cho trẻ biết được sản phẩm của chủ đề phương tiện giao thông đường sắt và
đường hàng không.
- Ích lợi của phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không.
- Củng cố - Giáo dục:
II. ĐIỂM
DANH - THỂ DỤC SÁNG
1. Điểm
danh: Cô
gọi tên từng trẻ và đánh dấu những trẻ có mặt, vắng mặt vào sổ gọi tên, trẻ trả
lời
2. Thể dục sáng:
a.Yêu cầu: - Trẻ được hít thở không
khí trong lành vào mỗi buổi sáng.
- Trẻ tập các
động tác phát triển chung, phát triển cơ thể.
- Tạo tâm lý thoải mái chuẩn bị cho các hoạt động
trong ngày.
b. Chuẩn
bị: -
Sân tập sạch sẽ, rộng, bằng phẳng.
- Cô thuộc các
động tác bài phát triển chung
- Trẻ quần áo,
giầy dép gọn gàng, tâm lý thoải mái.
c. Tiến
hành:
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp một số
kiểu đi ....
+ Hô hấp 1: Thổi bóng bay
+ ĐT Tay vai 2: hai tay đưa ngang gập bàn
tay sau gáy.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước, đồng thời đưa 2 tay ra ngang
, lòng bàn tay ngửa
- Nhịp 2: Gập khuỷu tay, bàn tay để sau gáy( Đầu không cúi )
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ ĐT chân 2: Đứng đưa 1 chân ra phía trước, tư thế chuẩn bị : Đứng khép
chân tay chống hông.
- Nhịp 1: Đưa chân trái ra trước các ngón chân hoặc gót chân chạm đất
- Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị
- Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước- như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ ĐT bụng lườn 2: Ngồi duỗi chân, cúi gập người về phía trước
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi duỗi chân,
lưng thẳng, tay dọc thân.
- Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay
- Nhịp 2: Cúi gập người về phía trước ,tay chạm ngón chân( chân thẳng)
- Nhịp 3 như nhịp 1
- Nhịp 4 về tư thế chuẩn bị
+ ĐT bật 2:
- Cho trẻ đứng 2 tay chống hông, bật nhảy tại chỗ hoặc tiến vè phía trước.
* Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”
- Giới thiệu tên trò chơi
- Giới thiệu cách chơi
- Theo dõi trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
- Kết thúc
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
sau đó ra chơi
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát thời tiết
TCVĐ: Bật liên tục vào 3 - 4 vòng (Thể dục)
Chơi tự do: Nhặt sỏi xếp đoàn tàu.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được quan sát thời tiết xem hôm
nay như thế nào, trẻ nói được thời tiết có biểu hiện như thế nào.
- Trẻ được chơi các trò chơi phát
triển tư duy và trí tuệ
- Tạo tâm thế thoải mái cho trẻ trước
khi vào hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát sạch sẽ an toàn cho trẻ.
- Cô: Một số câu hỏi để hỏi trẻ
- Trang phục gọn gàng, tâm sinh lý thoải mái
3. Các bước tiến
hành:
a. Trước khi hoạt
động:
- Cô cho trẻ hưởng ứng theo lời bài hát nắng sớm
- Cô đàm thoại về nội dung bài hát
b. Trong khi quan sát:
- Cô hướng vào nội dung của buổi quan
sát
- Cô cho trẻ quan sát 1 – 2 phút
* HĐCCĐ
- Các con đang quan sát gì? ( Thời
tiết)
- Chúng mình quan sát xem thời tiết
hôm nay như thế nào?
- Thời tiết nắng thì bầu trời như thế
nào?
- Thời tiết nắng thì chúng mình cảm
thất như thế nào?
- Cây cối như thế nào?
- Thời tiết nắng khi đi ra khỏi nhà
chúng mình phải làm gì?...............
+ Cô khái quát lại toàn bộ buổi quan
sát........
- Cô tập chung trẻ lại kiểm tra sĩ số,
hỏi lại trẻ quá trình quan sát......
* Giáo dục: Thời tiết mưa hay nắng đó
là do hiện tượng của tự nhiên, chúng ta phải thụ thuộc vào thời tiết để biết
biết cách phòng tránh cho cơ thể.
* TCVĐ: Bật liên tục vào 3 - 4
vòng (Thể dục)
- Cô giới thiệu tên trò chơi
+ Cách chơi: Để chơi được trò chơi này các con xem
cô chơi trước trước nhé:
- Khi có hiệu lệnh hai tay cô chống vào hông, hai
chân cô đứng trước vạch chuẩn, chân không nhẫm vào vạch, cô bật chụm chân vào
các vòng, đến vòng cuối cùng cô bước ra ngoài đi về cuối hàng đứng.
- Mời hai trẻ lên chơi trước
- Cho 2 tổ thi đua nhau bật
- Cho 2 tổ thi đua nhau, cho cac nhóm lên thực
hiện
- Hỏi trẻ lại tên trò chơi
+ Cho trẻ đi hồi tĩnh 2-3 vòng
* Trò chơi
tự do: Nhặt sỏi xếp đoàn tầu
- Cho trẻ
nhặt sỏi xếp đồ chơi.
- Cô bao quát trẻ hướng dẫn trẻ xếp
đoàn tầu.
- Cho trẻ vệ sinh vào
lớp.
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Ra chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây ga tàu
Góc học tập: Bé chơi với nhóm đồ vật từ 1- 3(
Toán)
Góc phân vai: Bán hàng.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách xây ga tàu, có các nhà ga, đường day....
- Trẻ biết đếm nhóm đồ vật từ 1 - 5
- Trẻ biết mời chào khách hàng
- Biết cùng nhau chơi ở các góc, chơi đúng chủ đề phương
tiện giao thông.
- Biết giúp đỡ nhường nhịn nhau trong khi chơi, hứng thú
chơi.
- Trẻ biết lấy ký hiệu về góc chơi.
2. Yêu cầu cần đạt:
- Trẻ biết chơi liên kết giữa các góc chơi, biết trao đổi
trong nhóm chơi của mình
3. Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: Các khối gỗ, nhựa để lắp ghép đường
tàu.....Bằng đồ chơi.
- Góc phân vai: Một số đồ chơi của phương tiện giao thông
đường sắt và hàng không.
- Góc học tập: Một số đồ dùng học toán.
4. Các bước tiến hành::
* Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề “ Phương tiên giao thông ”.
- Hát bài: “ Một đoàn tàu”.
- Đàm thoại về nội dung bài hát.
- Cô giáo dục trẻ.
* Bước 1: Thỏa thuận trước khi
chơi
- Cô cho trẻ giới thiệu trò chơi ở các góc.
- Các bé chơi trò chơi ở chủ đề gì ?
- Đúng rồi đó là trò chơi ở chủ đề " PTGT " đấy.
- Các bé chơi ở những góc chơi gì ?
- Góc dựng các bé chơi trò chơi gì?
- Góc học tập các bé chơi trò chơi gì ?
- Góc phâm vai các bé chơi ở trò chơi gì ?
- Đúng rồi góc xây dựng ga tàu. Góc
học tập chơi vói nhóm đồ vật từ 1- 3, góc phân vai: bán hàng.
- Các bé hãy lấy ký hiệu về góc chơi của mình nào.
* Bước 2: Quá trình chơi
- Sau đó cô nhẹ nhàng đến từng góc chơi và hỏi trẻ.
- Góc xây dựng ai là nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải làm gì ?
- Các nhóm chơi khác cô hỏi tương tự như góc xây dựng.
- Cô đến từng góc quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.
- Các Bác đang chơi gì vậy ?
- Các bác cho tôi chơi với.
- Các bác dùng những vật liệu gì để xây nhỉ ?
- Cô đến góc xây dựng và hỏi xây dựng
ga tàu như thế nào ? hỏi cá nhân trẻ ? Xây đường tàu làm gì để làm gì ?
- Cô đến góc học tập và hỏi các bạn đang làm gì? Các bạn có những nhóm đồ
vật gì? Và có mấy đồ vật? cho trẻ chơi tìm nhà có kí hiệu giống bé
- Cô đến góc phân vai và hỏi tương
tự như các nhóm khác.
- Cô hướng dẫn góc xây dựng cùng trẻ làm những chi tiết phụ.
- Cô động viên các góc cùng liên kết.
* Bước 3: Nhận xét sau khi chơi.
- Cô đến từng góc để hỏi nhóm trưởng giới thiệu
công trình của mình
- Sau đó cô nhận xét từng nhóm và giáo dục trẻ
- Cô cho tất cả lớp đến góc xây dựng.
- Sau đó cho trẻ cùng múa hát chúc mừng công trình
bài hát
- Sau đó cô hỏi trẻ buổi hoạt động góc chơi ở chủ
đề gì.
- Các bạn vừa chơi trò chơi ở chủ đề gì ?
- Cô hướng dẫn cất đồ dùng vào nơi quy định.
* Cô nhận xét buổi hoạt động và giáo dục trẻ.
V. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: Thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Gấp máy bay ( Mẫu)
1.Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức
- Dạy trẻ biết gấp máy bay bằng giấy
theo sự hướng dẫn của cô,trẻ biết miết giấy và gấp thành máy bay.
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng gấp thành thạo cho trẻ .
- Trẻ khéo léo ,phát triển trí sáng
tạo cho trẻ .
-
Trẻ trả lời đươc câu hỏi của cô.
c. Thái độ
-Giáo dục trẻ luôn tham gia đúng luật
giao thông.
2.Chuẩn bị:
+ Địa điêm: Trong lớp học
+ Đồ dùng: Mô hình máy bay cho trẻ
quan sát, giấy cho trẻ gấp. Trẻ tâm thế trẻ thoải mái
+ NDTH: MTXQ,ÂN
3.Các bước tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* Hoạt động 1: Bé thăm ga ra ô tô
- Trẻ vừa đi vừa
hát bài: “ Bạn ơi có biết” Vừa hát vừa giả làm máy bay
- Đến thăm quan các
loại máy bay cho trẻ đàm thọai về một
số loại phương tiện giao thông đường hàng không (tiếng còi,tiếng động cơ,ích
lợi của PTGT đường hàng không..
*Hoạt động 2:Món quà búp bê
- Búp bê có gửi
tặng lớp mình một món quà đấy các con có muốn khám phá đó là món quà gì
không?
+ Cho trẻ quan sát
mẫu.
- Các con đang quan
sát gì?
- Chúng ta thấy máy
bay, bay ở đâu ở đâu?
- Máy bay là PTGT
đường gì?
+ Cô giới thiệu đây
là máy bay được gấp bằng giấy
- Các con thấy máy
bay cô gấp như thế nào?
- Đường gấp như thế
nào?
- Máy bay này cô đã
gấp đươc những bộ phận nào?
- Các con con có
muốn gấp máy bay giống cô không ?
-Bây giờ các con
quan sát cô gấp mẫu nhé
+ Cô thực hiên mẫu
- Cô có mẩu giấy có
dạng hình chữ nhật cô gấp đôi tờ giấy lại sau đó cô miết cho giấy có nếp ,sau
đó cô gấp 2 bên tờ giấy lại sao cho 2 bên đều nhau ,tiếp theo cô gấp 2 mép
giấy lại ,cứ như thế khi cô dở ra là gấp được chiếc máy bay đấy .Bây giờ các
con cùng gấp máy bay nhé.
- Trước khi gấp bạn
nào giỏi nói lại cách gấp cho cô và các bạn nghe.
Hoạt động 3:Bé trổ tài
- Cô hỏi trẻ tư thế
ngồi,cách cầm giấy
- Cô phát giấy cho
trẻ
- Trẻ gấp thuyền
theo mẫu của cô
- Cô hướng dẫn giúp
đỡ trẻ gấp
Hoạt động 4: Xem tài của bé
-Cô cho trẻ mang
bài lên trước lớp cho cả lớp quan sát.
- Các bé vừa làm
gì?
- Sau đó cho 2-3
trẻ lên nhận xét
- Con thích sản
phẩm của bạn nào? vì sao con thích ?
- Bạn gấp máy bay
như thế nào?
-Cô nhận xét từng
trẻ,sau đó nhận xét chung cả lớp
=>Các con gấp
máy bay rất đẹp rồi bây giờ chúng mình cùng làm giả những chiếc máy bay để bay nào.
|
- Trẻ hát và làm
động tác
- Trẻ quan sát
- Có ạ
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô nói
- Trẻ tả lời
- Trẻ quan sát cô
gấp mẫu
- Trẻ nói lại cách
gấp
- Trẻ thực hiện
- Trẻ mang sản phẩm
trưng bày
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô nhận
xét
|
II. CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT
* Tăng cường tiếng việt cho trẻ
- Cô cho trẻ phát âm các từ: Tàu hỏa, đầu tàu
VII. GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC
KHỎE - VỆ SINH ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe:
- Biết cách ăn một số loại thức ăn có thể có hại cho cơ thể
- Biết và không ăn một số loại lá, quả dại, thực phẩm có hại cho sức khỏe
- Biết ăn chín, uống sôi đảm bảo hợp vệ sinh
- Biết tên một số món ăn hàng ngày, biết tên một só thực phẩm trong 4 nhóm.
2. Vệ sinh
ăn trưa
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ rửa mặt, chân tay sạch sẽ trước và sau
khi ăn.
- Trong khi ăn có hành vi văn hóa lịch sự cụ thể
như: Biết mời trước khi ăn, trong khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nói
chuyện, không làm rơi vãi cơm, khi có người khác đến phải biết mời chào.
- Ăn đa dạng các loại thức ăn, ăn hết xuất.
3. Ngủ
trưa:
- Ngủ đúng
giờ, đủ thời gian quy định, trong thời gian ngủ trẻ ngủ sâu giấc.
B.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I. NGỦ DẬY
VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU
II. TỔ CHỨC
TRÒ CHƠI:
* TCVĐ: Đoàn tàu hỏa
1. Mục đích yêu cầu:
- Rèn sự khéo léo, phối hợp nhịp nhàng
- Giúp trẻ mô phỏng lại hoạt động của
phương tiện giao thông ( Tàu hỏa )
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng
3. Tiến hành:
+ Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
+ Bước 2: Giới thiệu cách chơi, luật
chơi
- Cô phổ biến cách chơi.
- Cách chơi: Cô mời một nhóm trẻ đứng
thành một hàng làm thành đoàn tàu hỏa, Trẻ là những toa tàu, cô sẽ là đầu tàu.
Cô đứng đầu tiên và đoàn tàu hú còi, từ từ chuyển bánh tăng tấc độ từ chậm đến
nhanh ( Cô và trẻ cùng kêu tu tu và tăng tấc độ chạy) Sau đó đoàn tàu giảm tấc
độ chạy và từ từ dừng bánh. Cô nói đoàn tàu của chúng ta đã vào đến ga, dừng
lại nào. sau vài phút, tàu lại tiếp tục hú còi và chuyển bánh nhanh.
+ Bước 3: Cho trẻ chơi 4- 5.
- Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi theo nhiều hình thức khác nhau
+ Bước 4: Cô nhận xét buổi chơi.
- Hỏi tên trò chơi.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – vòng.
+ Bước 5: Kết thúc:
III. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ - VỆ SINH
TRẢ TRẺ
1. Nêu
gương cắm cờ :
- Cho trẻ nhận xét theo tổ, những trẻ chăm ngoan học giỏi biết vâng lời cô
giáo được tuyên dương trước lớp.
- Cho những trẻ được tuyên dương lên cắm cờ.
- Động viên những trẻ không được cắm cờ.
2. Vệ sinh trả trẻ :
-
Vệ sinh trẻ đầu tóc quần áo gọn gàng, mặt mũi chân tay
sạch sẽ. Giáo dục trẻ khi ra về lễ phép chào cô giáo, các bạn.
- Trao đổi với phụ huynh về tình
hình chăm sóc giáo dục trẻ.
Post a Comment