CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY TUẦN I: TỪ NGÀY ................. ĐẾN NGÀY ....
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/chu-de-nhanh-phuong-tien-giao-thong-duong-bo-duong-thuy.html
CHỦ ĐỀ:
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ
NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ,
ĐƯỜNG THỦY
TUẦN I: TỪ
NGÀY ................. ĐẾN NGÀY ..................
A. HOẠT
ĐỘNG SÁNG
- Cô chú ý đến tình hình
sức khỏe của trẻ
- Giáo dục nề nếp, lễ
giáo, biết cất dọn đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Biết che miệng khi ho,
hắt hơi, ngáp.
* Trò chuyện sáng: Chơi hòa
thuận với bạn ( LVPT: TCKNXH)
- Khi chơi thì các bé phải làm gì ?
- Chơi hòa thuận là chơi như thế nào ?
- Trong khi chơi có tranh dành đồ dùng
và đồ chơi không ?
- Khi đến lớp phải như thế nào với
nhau.
- Cô giáo dục:
* Mở chủ đề
- Các bé có biết chúng mình đang học ở chủ đề gì
không ? ( PTGT Đường bộ, đường thủy )
- Trong tuần này cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm
hiểu về một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy.
- Cho trẻ quan sát tranh hoặc mô hình phương tiện
giao thông đường bộ.
- Đàm thoại cùng trẻ về các bức tranh trong chủ
đề.
- Cho trẻ biết được sản phẩm của chủ đề phương
tiện giao thông đường bộ.
- Ích lợi của phương tiện giao thông đường bộ.
- Củng cố -
Giáo dục:
II. ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG
1. Điểm
danh: Cô
gọi tên từng trẻ và đánh dấu những trẻ có mặt, vắng mặt vào sổ gọi tên, trẻ trả
lời
2. Thể dục sáng:
a - Yêu
cầu: -
Trẻ được hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng.
- Trẻ tập các
động tác phát triển chung, phát triển cơ thể.
- Tạo tâm lý thoải mái chuẩn bị cho các hoạt động
trong ngày.
b. - Chuẩn
bị: -
Sân tập sạch sẽ, rộng, bằng phẳng.
- Cô thuộc
các động tác bài phát triển chung
- Trẻ quần
áo, giầy dép gọn gàng, tâm lý thoải mái
c. Tiến hành:
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp một số
kiểu đi ....
+ Hô hấp 1: Gà gáy
+ ĐT Tay vai 1: hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước, đồng thời đưa 2 tay ra ngang
, lòng bàn tay ngửa
- Nhịp 2: Gập khuỷu tay, bàn tay để sau gáy( Đầu không cúi )
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ ĐT chân 1: Đứng đưa 1 chân ra phía trước, tư thế chuẩn bị : Đứng khép
chân tay chống hông.
- Nhịp 1: Đưa chân trái ra trước các ngón chân hoặc gót chân chạm đất
- Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị
- Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước - như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ ĐT bụng lườn 2: Ngồi duỗi chân, cúi gập người về phía trước
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi duỗi chân,
lưng thẳng, tay dọc thân.
- Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay
- Nhịp 2: Cúi gập người về phía trước ,tay chạm ngón chân( chân thẳng)
- Nhịp 3 như nhịp 1
- Nhịp 4 về tư thế chuẩn bị
+ ĐT bật 2:
- Cho trẻ đứng 2 tay chống hông, bật nhảy tại chỗ hoặc tiến vè phía trước.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Dấu tay”
( Chơi 2 lần)
- Giới thiệu tên trò chơi
- Giới thiệu cách chơi
- Theo dõi trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
- Kết thúc
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
sau đó ra chơi.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát xe máy
TCVĐ: Bánh xe quay
Chơi tự do: Dùng phấn vẽ ô tô
1. Yêu cầu:
- Trẻ được quan sát xe máy thực tế, biết
được xe máy có những bộ phận gì.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, đoàn kết trong khi chơi và
hứng thú tham gia trò chơi
- Trẻ có ý thức khi chơi tự do.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Quan sát ngoài trời
- Trẻ ăn mặc gọn gàng, tâm lý thoải mái
3. Các bước tiến
hành:
a.Trước khi hoạt
động:
- + Trước khi quan sát: Cô cho
trẻ xếp thành hai hàng , cô nhắc trẻ khi ra sân đi theo hàng, không chen lấn xô
đẩy nhau sau đó cho trẻ hát bài “ Em tập lái ô tô” đàm thoại qua về nội dung
bài hát sau đó dẫn dắt để giới thiệu về nội dung buổi quan sát: Cô cùng các con
quan sát “ Xe máy”
Trong khi quan sát:
Quan sát xe máy:
Trong khi dạo chơi, quan sát và trao đổi về máy, cô cho trẻ quan sát 1-2 phút sau đó cô cho 4-5 trẻ tự nói.
+ Cô gợi ý hỏi trẻ?
* HĐCCĐ:
- Các con đang quan sát gì?
- Xe máy có những bộ phận gì?
- Xe máy có mấy bánh
- Xe máy đi bằng gì?
- Đi xe máy với xe đạp xe nào đi nhanh hơn?
- Xe nào trở được nhiều hơn?
- Xe máy là phương tiện giao thông đường nào?
- Cô lần lượt hỏi gợi ý để trẻ trả lời....
- Cô gợi ý khuyến khích động viên trẻ tham gia trao
đổi trả lời trong buổi quan sát
+ Sau đó cô khái quát lại toàn bộ buổi quan sát cho trẻ
nghe.
+ Giáo dục trẻ: Xe máy là phương tiện dùng để đi lại hàng
ngày, chúng mình phải biết giữ gìn và tiết kiệm, những việc quan trọng chúng
mình lên đi xe máy, không quan trọng chúng mình có thể đi bộ để không tốn xăng
và không hại xe, khi đi xe cẩn thận để không xảy ra tai nạn giao thông.
b. Sau khi hoạt động: Cô tập chung
trẻ lại kiểm tra sĩ số, và nhận xét buổi quan sát.
*TCVĐ: Bánh xe quay
+ Cách chơi : Cho trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn,
một vòng tròn nhỏ bên trong, vòng tròn to bên ngoài, vòng tròn bên ngoài đi
theo kim đồng hồ, vòng tròn bên ngoài đi ngược kim đồng hồ, và đi theo yêu cầu
của cô.
- Cách 2: Cô có thể cho 2 tổ thi đua chơi.
- Cô nói cách chơi 2 khác cách 1.
+ Luật chơi: Bạn nào đi sai không đúng thì phải nhảy lò
cò hoặc hát một bài.
+ Mỗi cách chơi có luật chơi khác nhau
+ Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
+ Bước 2: Giới thiệu cách chơi, luật chơi
+ Bước 3: Trẻ chơi
+ Bước 4: Nhận xét sau khi chơi
- Động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia chơi.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi
+ Bước 5: Kết thúc:
* Chơi tự do: Dùng phấn vẽ
ô tô
- Cô đến từng trẻ hỏi trẻ
- Cô đến từng trẻ động viên khuyến khích trẻ vẽ.
- Trẻ xếp cô quan sát hướng dẫn trẻ vẽ.
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ không tranh giành, xô đẩy bạn
trong khi chơi.
- Cho trẻ vệ sinh vào lớp
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây bến xe
Góc phân vai:
Bán hàng
Góc học tập:
Ôn số lượng 4 ( Toán)
1. Mục đích:
- Trẻ biết cách xây bến xe
- Trẻ biết chơi đúng vai chơi của mình.
- Biết vẽ ô tô bằng các nét cơ bản.
- Biết cùng nhau chơi ở các góc, chơi đúng chủ đề PTGT.
- Biết giúp đỡ nhường nhịn nhau trong khi chơi, hứng thú
chơi.
- Trẻ biết lấy ký hiệu về góc chơi.
2. Yêu cầu cần đạt:
- Trẻ biết nhập
vào các vai chơi trong nhóm
- Trẻ biết chơi liên kết giữa các nhóm chơi
3. Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: Các khối gỗ, 3 - 4 ôtô chở hàng và khách,
- Góc phân vai: Một số phương tiện giao thông
- Góc học tập: Số 4, và một số đã học trước
4. Các bước tiến
hành:
* Ổn định tổ chức:
- Tập chung trẻ lại và trò truyện về chủ đề phương tiện
giao thông.
+ Góc xây dựng: Cho trẻ xây bến xe.
+ Góc phân vai: Bán một số phương tiện giao thông.
+ Góc học tập: Đọc và tìm số 4
* Bước 1: Thỏa thuận
trước khi chơi:
- Cô cho trẻ giới thiệu trò chơi ở các góc.
- Các bé chơi trò chơi ở chủ đề gì ?
- Đúng rồi đó là trò chơi ở chủ đề " Thế giới thực
vật " đấy.
- Các bé chơi ở những góc chơi gì ?
- Góc dựng, lắp ghép các bé chơi trò chơi gì?
- Góc nghệ thuật các bé chơi trò chơi gì ?
- Góc phân vai các bé chơi ở trò chơi gì ?
- Đúng rồi góc xây dựng xây bến xe. Góc phân vai: Bán các
loại hàng, góc học tập đọc số 4
- Cho trẻ bầu nhóm trưởng
- Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi của mình .
* Bước 2: Trong khi
chơi:
- Cô nhắc trẻ bầu ra một nhóm trưởng để chỉ huy nhóm của
mình từ đầu đến cuối.
- Cô bao quát chung cả lớp, cô đến từng góc chơi quan sát
và hỏi:
+ Các bạn đang làm gì?
+ Muốn xây được bế xe các con phải
chuẩn bị gì?
+ Xây như thế nào cho đẹp?
+ Xây song các con để gì trong bến xe.
+ Khi điều khiển phương tiện giao thông
các con phải như thế nào?
+ Khi có tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng
thì các con làm thế nào?
+ Đến góc học tập cô hởi trẻ: Các bạn
đang làm gì?
+ Bạn nhóm trưởng giúp các bạn trong
nhóm đọc số mà mình đã được học
- Gợi ý cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Khuyến khích trẻ liên kết các nhóm.
* Bước 3: Nhận xét sau khi
chơi.
- Cô lần lượt đến từng góc chơi nhận xét. Cô đến góc nào
bạn nhóm trưởng nhóm đó giới thiệu về góc chơi của nhóm . Cô nhận xét chung cả
nhóm. động viên khen trẻ chơi tốt, nhắc nhở những trẻ chơi chưa tích cực lần
sau cố gắng.
Sau khi nhận xét
các nhóm cô cho tất cả các nhóm đi thăm quan góc xây dựng, cho bạn nhóm trưởng
lên giới thiệu công trình của mình ( Xây được bến xe cần phải có những nguyên
vật liệu gì...)
+ Giáo dục: Cô giáo dục trẻ phải đoàn kết gúp đỡ nhau
trong khi chơi.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và cất vào nơi qui định.
* Tích hợp
tiết kiện nước
- Các bác đi rửa tay khi rửa tay
xong các bác nhớ khóa vòi nước nhé
- Nước rất càn thiết cho con
người và động thực vật, vì vậy chúng mình phải biết tiết kiệm nước
V. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT: Thể chất
Hoạt động: Thể dục
Đề tài: Truyền bóng qua đầu
TC: Ai nhanh nhất
1. Mục đích yêu
cầu:
a. Giáo dưỡng
- Trẻ hiểu được tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.
- Trẻ hiểu cách chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi trò chơi: Chào ông rắn đi đâu.
- Trẻ có kĩ năng chuyền bắt bóng phối hợp qua đầu qua chân nhịp nhàng không
làm rơi bóng.
- Rèn luyện cơ tay, cơ bụng, phát triển tố chất khéo léo, dẻo dai.
b. Giáo dục
- Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, biết phối hợp cùng
nhau.
- Trẻ yêu thích, hứng thú khi tập thể dục và chơi trò chơi vận động.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: - Sân tập sạch sẽ,
an toàn
- Đồ dùng: - Bóng nhựa: 10 quả
- 2
rổ đựng bóng
- Trang
phục cô và trẻ gọn gàng, vận động thoải mái.
3. Các bước tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Hoạt động 1: Bé vui
ca hát
- Cô và trẻ hát bài “ chúng em chơi giao thông”.
+ Bài hát nói về điều gì?
- Mùa đông thời tiết rét chúng mình rất dễ mệt mỏi các con phải chăm tập
thể dục để có sức khoẻ tốt nhé!
Hoạt động 2: Khởi động:
- Cô và trẻ thực hiện khởi động đi thường -> Đi mũi bàn chân -> Đi
thường -> Đi bằng gót chân -> Đi thường -> Đi hai mé ngoài bàn chân
-> Đi thường -> Chạy chậm -> Chạy nhanh -> Chạy chậm -> Đi
thường về đội hình 4 hàng ngang.
Hoạt động 3: Trọng động
+ Bài tập phát triển chung: Đội hình: 4 hàng ngang, tập các động tác:
-
-Chân: Chống chân sang 2 bên.(2lần - 8nhịp)
-Bụng: Cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân.(3lần - 8nhịp)
-Bật: Bật tại chỗ.(2lần - 8nhịp)
+ VĐCB:- Cô thấy các con tập thể dục rất giỏi, bạn nào cũng khoẻ khoắn
hơn và có thể tham gia trò chơi được rồi đấy. Bây giờ chúng mình sẽ bước
vào trò chơi thứ nhất có tên “Chuyền bắt bóng qua đầu”. Các con chuyển đội
hình để chơi trò chơi nhé!
- Ai đã biết chơi trò chơi này?
- Cô mời 4-5 trẻ thực hiện vận động.
- Cô hướng dẫn lại kĩ năng vận động và nhấn mạnh: TTCB đứng tự nhiên,
chân rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh "Bắt đầu" thì chuyền bóng. Bạn
nào bắt bóng trên đầu. Khi bắt bóng, các bắt bằng 2 tay không chồng lên tay
bạn và khéo léo không để làm rơi bóng.
- Trẻ thực hiện:
- Lần 1: 2 tổ thực hiện (2 tổ còn lại quan sát và nhận xét các bạn chuyền
bắt bóng). Cô nhận xét và sửa cho trẻ tập sai kĩ năng.
- Lần 2: 2 tổ còn lại thực hiện. Cô và các bạn quan sát nhận xét.
- Lần 3: 4 tổ cùng thực hiện, cô nhận xét đội nào chuyền đúng và nhanh
hơn.
- Lần 4: Chia 2 đội tổ thi chuyền bóng liên tiếp xem đội nào chuyền được
nhiều bóng hơn trong thời gian một bản nhạc. Hết bản nhạc, quả bóng còn ở trên
tay các bạn không được tính điểm, chỉ tính điểm những quả bóng ở trong rổ.
- Cô nhận xét và kiểm tra kết quả chuyền bóng của 4 đội.
- Củng cố: Cô hỏi trẻ tên trò chơi
Hoạt động 4: Trò chơi: “ Ai
nhanh nhất”
- Có ai biết chơi trò chơi này? Mời trẻ nêu cách chơi nếu biết.
- Cô mời 1 vài trẻ chơi cùng cô 1 lần.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi, sau đó cho trẻ chơi
- Chia trẻ thành 2 nhóm, tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần theo nhóm.
- Cô động viên trẻ chơi, nhận xét quá trình chơi. + Hồi tĩnh:
- Vừa rồi các con chơi rất là vui nhưng bạn nào cũng đã mệt rồi.
- Cô mời các con đi nhẹ nhàng cùng cô, trẻ làm động tác dang 2 tay bay
nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 phút.
|
- Trẻ hát cùng cô theo nhạc
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ tập khởi động đi đội hình vòng tròn
- Trẻ tập theo nhạc.
- Trẻ về đội hình tập bài vận động cơ bản
- Trẻ nêu ý kiến.
-Trẻ đứng 2 hàng ngang quay mặt vào nhau chú ý quan sát cô làm mẫu.
- 2 tổ thực hiện, 2 tổ quan sát, nhận xét.
- Trẻ thực hiện.
-Cả lớp chuyền.
- Trẻ thi chuyền nhanh
- Trẻ nêu theo hiểu biết.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Các bạn khác cổ vũ
- Trẻ chơi theo nhóm 2- 3 lần.
-Trẻ đi laị nhẹ nhàng quanh sân tập.
|
VI. CHUẨN BỊ TIẾNG
VIỆT
* Tăng cường tiếng việt cho trẻ
- Cô cho trẻ phát âm các từ: Xe máy, xe đạp
VII. GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC
KHỎE - VỆ SINH ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe:
- Biết cách ăn một số loại thức ăn có thể có hại cho cơ thể
- Biết và không ăn một số loại lá, quả dại, thực phẩm có hại cho sức khỏe
- Biết ăn chín, uống sôi đảm bảo hợp vệ sinh
- Biết tên một số món ăn hàng ngày, biết tên một só thực phẩm trong 4 nhóm.
2. Vệ sinh
ăn trưa
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ rửa mặt, chân tay sạch sẽ trước và sau
khi ăn.
- Trong khi ăn có hành vi văn hóa lịch sự cụ thể
như: Biết mời trước khi ăn, trong khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nói
chuyện, không làm rơi vãi cơm, khi có người khác đến phải biết mời chào.
- Ăn đa dạng các loại thức ăn, ăn hết xuất.
3. Ngủ
trưa:
- Ngủ đúng
giờ, đủ thời gian quy định, trong thời gian ngủ trẻ ngủ sâu giấc.
B.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I. NGỦ DẬY
VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU
II. TỔ CHỨC
TRÒ CHƠI:
* TCVĐ: Bánh xe quay
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi theo sự
hướng dẫn của cô.
- Phát triển sự khéo léo nhanh nhẹn
cho trẻ.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng để trẻ chơi.
3. Tiến hành:
+ Cách chơi 1: Cho trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn,
một vòng tròn nhỏ bên trong, vòng tròn to bên ngoài, vòng tròn bên ngoài đi
theo kim đồng hồ, vòng tròn bên ngoài đi ngược kim đồng hồ, và đi theo yêu cầu
của cô.
- Cách 2: Cô có thể cho 2 tổ thi đua chơi.
- Cô nói cách chơi 2 khác cách 1.
+ Luật chơi: Bạn nào đi sai không đúng thì phải nhảy lò
cò hoặc hát một bài.
+ Mỗi cách chơi có luật chơi khác nhau.
+ Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
+ Bước 2: Giới thiệu cách chơi, luật chơi
+ Bước 3: Trẻ chơi
+ Bước 4: Nhận xét sau khi chơi
- Động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia chơi.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi
+ Bước 5: Kết
thúc:
III. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ _ VỆ SINH
TRẢ TRẺ
1. Nêu
gương cắm cờ :
- Cho trẻ nhận xét theo tổ, những trẻ chăm ngoan học giỏi biết vâng lời cô
giáo được tuyên dương trước lớp.
- Cho những trẻ được tuyên dương lên cắm cờ.
- Động viên những trẻ không được cắm cờ.
2. Vệ sinh trả trẻ :
-
Vệ sinh trẻ đầu tóc quần áo gọn gàng, mặt mũi chân tay
sạch sẽ. Giáo dục trẻ khi ra về lễ phép chào cô giáo, các bạn.
- Trao đổi với phụ huynh về tình
hình chăm sóc giáo dục trẻ.
Post a Comment