CHỦ ĐỀ NHÁNH MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG TUẦN III: TỪ NGÀY ...... ĐẾN NGÀY ...... A. HOẠT ĐỘNG SÁNG I...

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG
TUẦN III: TỪ NGÀY ...... ĐẾN NGÀY ......
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. ĐÓN TRẺ
            - Cô chú ý đến tình hình sức khỏe của trẻ
            - Giáo dục nề nếp, lễ giáo, biết cất dọn đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
            - Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
* Mở chủ đề:
- Các bé có biết chúng mình đang học ở chủ đề gì không ? ( Một số luật giao thông)
- Trong tuần này cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số luật giao thông
- Cho trẻ quan sát tranh hoặc mô hình về luật giao thông.
- Đàm thoại cùng trẻ về các bức tranh trong chủ đề.
- Cho trẻ biết được sản phẩm của chủ đề luật giao thông.
- Ích lợi của luật giao thông đương.
-  Củng cố - Giáo dục:


II. ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG      
1. Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ và đánh dấu những trẻ có mặt, vắng mặt vào sổ gọi tên, trẻ trả lời
2. Thể dục sáng:                               
a.Yêu cầu:   - Trẻ được hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng.
                      - Trẻ tập các động tác phát triển chung, phát triển cơ thể.
                      - Tạo  tâm lý thoải mái chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.
b. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, rộng, bằng phẳng.
                      - Cô thuộc các động tác bài phát triển chung
                      - Trẻ quần áo, giầy dép gọn gàng, tâm lý thoải mái.
c. Tiến hành:
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp một số kiểu đi ....
+ Hô hấp 3: Thổi bóng bay            
+ ĐT Tay vai 3: hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước, đồng thời đưa 2 tay ra ngang , lòng bàn tay ngửa
- Nhịp 2: Gập khuỷu tay, bàn tay để sau gáy( Đầu không cúi )
- Nhịp 3: Như nhịp 1                   
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị         
+ ĐT chân 3: Đứng đưa 1 chân ra phía trước, tư thế chuẩn bị : Đứng khép chân tay chống hông.
- Nhịp 1: Đưa chân trái ra trước các ngón chân hoặc gót chân chạm đất
- Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị
- Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước- như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ ĐT bụng lườn 3: Ngồi duỗi chân, cúi gập người về phía trước
- Tư thế chuẩn bị:  Ngồi duỗi chân, lưng thẳng, tay dọc thân.
- Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay
- Nhịp 2: Cúi gập người về phía trước ,tay chạm ngón chân( chân thẳng)
- Nhịp 3 như nhịp 1
- Nhịp 4 về tư thế chuẩn bị
+ ĐT bật 3:
- Cho trẻ đứng 2 tay chống hông, bật nhảy tại chỗ hoặc tiến vè phía trước.
* Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi “ Chim bay cò bay” ( Chơi 2 lần)
- Bứơc 1: Giới thiệu tên trò chơi
- Bước 2: Giới thiệu cách chơi
- Bước 3: Theo dõi trẻ chơi
- Bước 4: Nhận xét sau khi chơi
- Bước 5: Kết thúc
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sau đó ra chơi
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát xe đạp
TCVĐ: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước (Thể dục )
Chơi tự do: Dùng phấn vẽ biển báo giao thông
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được quan sát xe đạp, biết xe đạp có những đặc điểm gì
- Trẻ biết nhảy lò cò theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết thi đua theo tổ.
- Trẻ biết dùng phấn vẽ biển báo giao thông
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Quan sát ngoài trời
- Xe đạp thật
- Trẻ ăn mặc gọn gàng, tâm lý thoải mái.
- Vạch chuẩn để trẻ tập.
- Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng.
3. Các bước tiến hành:
* Trước khi quan sát: 
- Cho trẻ hát bài '' Bác đưa thư vui tính ''
- Đàm thoại về nội dung bài hát
- Dẫn dắt vào buổi quan sát
- Cho trẻ xếp hàng giả làm xe đạp đến nơi quan sát.
- Cô điểm danh sĩ số sau đó dẫn trẻ đến nơi quan sát.
* Trong khi hoạt động:
+ Quan sát xe đạp: Trong khi dạo chơi, quan sát và trao đổi với trẻ về PTGT, cô cho trẻ quan sát  1-2 phút sau đó cô cho 4-5 trẻ tự nói.
* HĐCCĐ:
+ Cô gợi ý hỏi trẻ?
- Các con đang quan sát gì?
- Xe đạp có những bộ phận gì?
- Xe đạp có mấy bánh
- Xe đạp đi ở đâu?
- Đi xe máy với xe đạp xe nào đi nhanh hơn?
- Xe nào trở được nhiều hơn?
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường nào?
- Cô lần lượt hỏi gợi ý để trẻ trả lời....
- Cô chốt lại xe đạp.
* Một số phương tiện khác cô đàm thoại tương tự.
* Chốt lại toàn bài.
- Cô gợi ý khuyến khích động viên trẻ tham gia trao đổi  trả lời trong buổi quan sát
+ Sau đó cô khái quát lại toàn bộ buổi quan sát cho trẻ nghe.
- Hỏi trẻ vừa quan sát phương tiên giao thông đường gì ?
+ Giáo dục trẻ: Chúng mình phải biết bảo vệ và giữ gìn phương tiện trong gia đình mình.
* TCVĐ: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước (Thể dục)
- Muốn chơi được trò chơi các bé chú ý quan sát cô chơi trước nhé.
- Cô tập mẫu 1 lần.
- Cho 1 trẻ khá lên tập.
- Cho cả lớp lên tập.
- Trẻ tập cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua tập.
- Hỏi tên bài tập.
- Cho 1 trẻ lên tập.
* Chơi tự do: Dùng phấn vẽ biển báo giao thông
- Cô cho trẻ vẽ tự do trên sân.
- Cô quan sát và gợi ý cho trẻ vẽ trẻ theo ý thích.
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ không tranh giành, xô đẩy bạn trong khi chơi.
- Cho trẻ vệ sinh vào lớp.
IV: HOẠT ĐỘNG GÓC
               Góc xây dựng : Xây đường đi
               Góc nghệ thuật: DH - VĐ: Em đi qua ngã tư đường phố ( Âm nhạc )
               Góc phân vai: Bán hàng.
1. Mục đích yêu cầu:
- Nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
- Trẻ biết nhận vai chơi và thực hiện vai chơi của mình
- Trẻ hát thuộc bài hát em đi qua ngã tư đường phố
- Trẻ biết hát, nhún nhảy theo các bài hát đã được làm quen
2. Yêu cầu cần đạt:
- Trẻ biết chơi liên kết giữa các góc chơi, biết chỉ đạo nhóm chơi của mình
3. Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Một số phương tiện giao thông ....
- Góc xây dựng: Một số vật liệu xây dựng
- Góc nghệ thuật: Đàn, sắc xô, phách tre...
4.Các bước tiến hành:
* Ổn định tổ chức:
+ Giới thiệu góc chơi.
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề “ PTGT”.
- Chơi trò chơi: ''Ô tô về bến ''
- Đàm thoại về trò chơi
-  Cô giáo dục trẻ.
* Bước 1: Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô cho trẻ giới thiệu trò chơi ở các góc.
- Các bé chơi trò chơi ở chủ đề gì ?
- Đúng rồi đó là trò chơi ở chủ đề " PTGT " đấy.
- Các bé chơi ở những góc chơi gì ?
- Góc nghệ thuật các bé chơi trò chơi gì?
- Góc phân vai các bé chơi trò chơi gì ?
- Góc xây dựng các bé chơi ở trò chơi gì ?
- Đúng rồi góc phân vai bán hàng, . Góc xây dựng xây đừơng đi, góc nghệ thuật các bé cùng hát các bài hát " Em đi qua ngã tư đường phố" ( Âm nhạc)
- Cho trẻ bầu nhóm trưởng
- Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi của mình .                                 
* Bước 2: Quá trình chơi
- Sau đó cô nhẹ nhàng đến từng góc chơi và hỏi trẻ.
- Góc nghệ thuật ai là nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải làm gì ?
- Các nhóm chơi khác cô hỏi tương tự như góc nghệ thuật
- Cô đến từng góc quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.
- Các Bác đang chơi gì vậy ?
- Các bác cho tôi chơi với.
- Cô đến góc phân vai và hỏi các bạn đang làm gì ?
- Cô đến góc xây dựng và hỏi tương tự như các nhóm khác
- Cô đến góc nghệ thuật
- Các bác đang hát bài hát gì vậy?
- Các bác cho tôi cùng hát với nào?
- Bài hát em đi qua ngã tư đường phố ?
- Bạn nào giỏi lên hát và đánh đàn cho cô và các bạn nghe
- Trong quá trình trẻ biểu diễn cô gợi mở khuyến khích cho các nhóm cùng được tham gia biểu diễn
- Cô động viên các góc cùng liên kết
* Bước 3: Nhận xét sau khi chơi.
- Cô đến từng góc để hỏi nhóm trưởng giới thiệu góc chơi của mình
- Sau đó cô nhận xét từng nhóm và giáo dục trẻ
- Sau đó cho trẻ đến góc nghệ thuật cùng biểu diễn bài " Em đi qua ngã tư đường phố".
- Cho cả lớp được so sánh và nhận biết các góc chơi.
- Sau đó cô hỏi trẻ buổi hoạt động góc chơi ở chủ đề gì.
- Các bạn vừa chơi trò chơi ở chủ đề gì ?
- Cô hướng dẫn cất đồ dùng vào nơi quy định.
* Cô nhận xét buổi hoạt động và giáo dục trẻ.
V. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: Ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học                         
Đề tài: Truyện: Kiến thi an toàn giao thông
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, trẻ hiểu nội dung truyện.
- Trẻ biết kể truyện  theo tranh, biết nhập vai từng nhân vật và thể hiện đ­­ược lời thoại của từng nhân vật.
b. Kỹ năng
- Trẻ kể và trả lời rõ ràng mạch lạc.
c. Thái độ
- Trẻ có thức trong giờ học. Yêu thích môn học.
- Giáo dục trẻ biết thực hiện luật an toàn giao thông và biết vâng lời cha mẹ.
2. Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Tại lớp học.
+ Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện ( Kiến thi an toàn giao thông)
- Xác định giọng kể nhẹ nhàng diễn cảm, ngắt nghỉ đúng đoạn truyện.
+ NDTH: -  Trò chơi tín hiệu.
III. Các bước tiến hành:

                              Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé vui hát và trò chuyện cùng cô
- Cô cho trẻ hát bài (Em đi qua ngã t­­­ư đư­­­ờng phố).

- Cô và trẻ trò truyện về nội dung bài hát, về chủ đề
- Cô chốt lại và Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần phải chấp hành tốt luật an toàn giao thông.
*Hoạt động 2: Bé cùng nghe cô kể chuyện.
   - Cô giới thiệu câu truyện ( Kiến thi an toàn giao thông )
 * Cô kể lần 1:( Giới thiệu tên truyện )
 - Cô kể lần 2:( Kết hợp xem tranh minh họa).
*Hoạt động 3: Bé tìm hiểu tác phẩm
- Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu truyện gì ?

- Họ nhà kiến rủ nhau đi đâu ?
- Trong buổi thi có mấy đội ?
- Đội kiến chúa làm gì ?
- Đội kiến càng làm xe gì ?
- Đội kiến vống làm xe gì ?
- Đội kiến lửa làm xe gì ?
- Kiến gió và kiến hôi làm gì ?
- Cuối cùng là đội kiến kim làm gì ?
- Trong cuộc thi ATGT đội nào thắng cuộc ?
- Vì sao đội kiến kim thắng cuộc ?
* Giảng giải nội dung: Qua nội dung câu truyện họ nhà kiến rủ nhau đi thi ATGT Kiến
 càng làm xe ô tô, kiến vống làm xe công nông. kiến lửa làm xe máy, kiến gió và kiến hôi làm học sinh, cuối cùng đội kiến kim làm các bé mẫu giáo. vì đội kiến kim nghe lời cô dặn đi đúng luật nên đã thắng cuộc.
- Vì vậy qua nội dung bài các con nên học tập đội kiến kim các con nhớ chưa.
* Cô GD trẻ
* Hoạt động 4: Bé tập kể chuyện.
- Cô gọi trẻ kể truyện theo tranh
- Cho trẻ nhập vai và kể theo nhân vật.
- Các cháu vừa tập kể truyện gì?
- Qua bài Câu truyện này tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ?
- Giáo dục trẻ biết vâng lời cha mẹ và chấp hành tốt luật “ An toàn giao thông khi sang đ­ường, đi trên đư­­ờng.” Nhớ đi cùng ng­­ười lớn.
+ Cô cho trẻ chơi trò chơi '' đèn xanh, đèn đỏ ''
- Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
* Kết thúc:
- Cho trẻ ra ngoài cất đồ dùng đúng nơi quy định.


- Trẻ hát và trò truyện cùng cô.

-Trẻ nghe cô giáo dục.


- Trẻ chú  ý nghe cô kể.







- Kiến thi an toàn giao thông.
- Đi thi ATGT.
- Trẻ trả lời.
- Xe ô tô.
- Xe công nông.
- Xe máy.
- Làm học sinh
- Học sinh mẫu giáo.
- Đội kiến kim
- Vì đi đúng luật.
- Trẻ nghe cô GND









- Nghe cô giáo dục.

- 2 – 3 Trẻ kể.
- Kiến thi ATGT.
- Trẻ trả lời


- Trẻ nghe cô giáo dục


- Trẻ thực hiện


VI. CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT
* Tăng cường tiếng việt cho trẻ
- Cô cho trẻ phát âm các từ: Đi bên phải, không sang đường một mình
VII. GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE - VỆ SINH ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết cách ăn một số loại thức ăn có thể có hại cho cơ thể
- Biết và không ăn một số loại lá, quả dại, thực phẩm có hại cho sức khỏe
- Biết ăn chín, uống sôi đảm bảo hợp vệ sinh
- Biết tên một số món ăn hàng ngày, biết tên một só thực phẩm trong 4 nhóm.
2. Vệ sinh ăn trưa                   
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ rửa mặt, chân tay sạch sẽ trước và sau khi ăn.
- Trong khi ăn có hành vi văn hóa lịch sự cụ thể như: Biết mời trước khi ăn, trong khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, khi có người khác đến phải biết mời chào.
- Ăn đa dạng các loại thức ăn, ăn hết xuất.
3. Ngủ trưa:
-   Ngủ đúng giờ, đủ thời gian quy định, trong thời gian ngủ trẻ ngủ sâu giấc.
                                         B. HOẠT  ĐỘNG CHIỀU:
I. NGỦ DẬY VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU        
II. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI:
* TCVĐ: Tín hiệu
1. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ phân loại thành thạo các phương tiện giao thông
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy cho trẻ
2. Chuẩn bị:                  
- Gậy giao thông, bục của chú cảnh sát
3. Tiến hành:
+ Bước 1: Cô giới thiệu tên trò chơi
+ Bước 2: Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi 1: Cô đóng vai chú công an cầm gậy chỉ đường đứng trên bục giữa ngã tư điều khiển giao thông. Một số trẻ làm người đi bộ, một số trẻ làm người lái xe ô tô, xe đạp ..... đi lại trên đường theo điều khiển của đèn tín hiệu  hoặc chú cảnh sát giao thông.
+ Cách chơi 2: Cô cho trẻ chơi theo đèn tín hiệu: Cô giơ đèn mầu gì thì trẻ đi theo đèn tín hiệu của cô
+ Bước 3: Trẻ chơi cô bao quát và động viên trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần       
+ Bước 4: Cô nhận xét buổi chơi.
- Hỏi tên trò chơi.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – vòng.
+ Bước 5: Kết thúc:

III. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ _ VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ :                        
- Cho trẻ nhận xét theo tổ, những trẻ chăm ngoan học giỏi biết vâng lời cô giáo được tuyên dương trước lớp.
- Cho những trẻ được tuyên dương lên cắm cờ.
- Động viên những trẻ không được cắm cờ.
2. Vệ sinh trả trẻ :
           - Vệ sinh trẻ đầu tóc quần áo gọn gàng, mặt mũi chân tay sạch sẽ. Giáo dục trẻ khi ra về lễ phép chào cô giáo, các bạn.
           - Trao đổi với phụ huynh về tình hình chăm sóc giáo dục trẻ.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

nha-tre 2988259367909233084

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item