Giáo án âm nhạc: Dạy hát “Cho tôi đi làm mưa với”
Giáo án âm nhạc: Dạy hát “Cho tôi đi làm mưa với” NH: “Thật đáng chê”. TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 1. Mục đích, yêu cầ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/04/giao-an-am-nhac-day-hat-cho-toi-di-lam-mua.html
Giáo án âm nhạc: Dạy hát “Cho tôi đi làm mưa với”
NH: “Thật đáng chê”.
TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Kiến thức:
+
Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả trẻ hát đúng nhạc. Nghe trọn vẹn bài hát
"Cho tôi đi làm mưa với” và bài “Thật đáng chê”.
-
Kỹ năng: Trẻ
biết trả lời một số câu hỏi của cô to và rõ ràng, hưởng ứng cảm xúc theo bài
hát "Thật đáng chê". Phát triển trí tưởng tượng qua các trò chơi.
-Thái
độ: Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống, khi sử dụng nước biết tiết kiệm, trẻ
biết nhờ có ánh nắng
và gió mà chúng ta tiết kiệm được điện.
2.
Chuẩn bị:
-
Đàn ghi sẵn nhạc bài hát, trống lắc, phách tre, xắc xô.
-
Trang phục đẹp, gọn gàng cho trẻ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định và gây hứng thú.
-
Cả lớp đọc bài thơ "Mưa". Trò chuyện với trẻ về thời tiết và ích lợi
của mưa đối với đời sống và hạt mưa đã đi vào thơ ca, có rất nhiều bài hát nói
lên sự mong muốn có mưa.
* Hoạt động 2: Dạy hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”.
-
Cô giới thiệu bài hát "Cho tôi đi làm mưa với" do nhạc sỹ Hoàng Hà
sáng tác.
-
Cô hát cho trẻ nghe một lần.
-
Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? Bài hát do nhạc sỹ nào sáng tác?
-
Bài hát nói lên điều gì?
-
Mưa giúp ích gì đối với đời sống con người và các loại động vật, thực vật?
-
Bạn thích đi làm mưa còn các con có thích mưa không?
-
Nếu mưa nhiều quá thì điều gì sẽ xẩy ra?
-
Cô mời cả lớp hát cùng cô 2 lần, mời từng tổ hát dưới các hình thức khác nhau.
-
Cô chú ý sửa sai cho từng trẻ.
-
Mời từng nhóm, cá nhân trẻ hát lại.
-
Cô phát dụng cụ âm nhạc, cả lớp hát và gõ đệm theo phách, hát luân phiên dan
xen nhau.
-
Giáo dục trẻ: Không được đi chơi vào ban trưa sẽ bị cảm và khi ra đường nhớ
phải đội mũ và đeo khẩu trang, nhờ có ánh nắng mặt trời mà chúng ta phơi được
quần áo… nhờ có gió mát mà chúng ta tiết kiệm được điện đấy các con ạ.
* Hoạt động 3: Nghe hát: “Thật đáng chê”.
-
Các con ạ, vào buổi đêm trời rất dịu mát nhưng vào buổi ngày thì rất nóng nực
nếu đi ra đường thì chúng ta phải đội mũ, mặc áo, khẩu trang, nhưng có bạn chú
chim không làm đúng . Liệu điều gì xẩy ra cô mời cả lớp đến với bài hát: “Thất
đáng chê”.
-
Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Cho trẻ nhắc lại tên bài hát.
-
Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ hát theo và hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
* Hoạt động 4: TCÂN: “Nghe tiếng hỏt tỡm đồ vật”.
-
Cô giới thiệu luật chơi , cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
-
Cô khuyến khích trẻ chơi trò chơi 1 cách hứng thú.
* Hoạt động 5 :
Kết thúc: Cho cả lớp hát và vận động lại bài “Cho tôi đi
làm mưa với”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan sát viên sỏi, đá.
- TCDG: “Kéo cưa lừa xẻ”. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ biết được các đặc điểm nổi bật và công dụng của sỏi, đá.
-
Hứng thú với trò chơi vận động
2.
Chuẩn bị: - Quần
áo gọn gàng cho trẻ, sỏi, đá.
-
Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt sạch sẽ, an toàn.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Quan sát viên sỏi, đá.
-
Kiểm tra sức khỏe của trẻ và dặn dò trẻ ra sân không chạy nhảy và lại đứng xung
quanh chậu cát cô đã chuẩn bị cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+
Cả lớp đang đứng xung quanh cái gì đây?
+
Sỏi có hình gì? Đá có hình gì?
+
Sỏi và đá thuộc chất gì?
+
Thường ngày người ta sử dụng sỏi và đá để làm gì?
-
GDT: Không được vứt ném sỏi, đá vào người bạn…
* TCDG: “Kéo
cưa lừa xẻ”.
-
Cô cho trẻ nói lại cách chơi, luật choi và tổ chức cho trẻ chơi.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô bao quát
trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
* Hoạt động góc: Góc
xây dựng (góc chính).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Liên hoan văn nghệ. Đóng chủ đề “Các hiện tượng thiên nhiên và các mùa trong năm”, mở chủ đề “Quê hương, đất nước, bác Hồ”.
- Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu: Trẻ thuộc một số bài thơ, bài hát trong chủ đề. Biết nhận xét về mình, về bạn.
2. Chuẩn bị: - Trang phục đẹp cho trẻ nơ, hoa.
- Phiếu bé ngoan. Tranh ảnh về quê hương, bác Hồ, thủ đô Hà nội.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Liên hoan văn nghệ. Đóng chủ đề “Các hiện tượng thiên nhiên và các mùa trong năm”.
- Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng thời tiết và sự ảnh hưởng của các hiện tượng đó đối với con người và các loài động vật, thực vật.
- Cả lớp hát vỗ tay bài: “Cho tôi đi làm mưa với”, “Đếm sao”…
- Nhóm trẻ đọc thơ: “Mưa”, “Bốn mùa ở đâu”, “Gió”, “Trăng ơi từ đâu đến”…
- Mời cá nhân trẻ lên biểu diễn bài thơ, bài hát mà trẻ thích.
* Mở chủ đề “Quê hương, đất nước, bác Hồ”.
- Cô cho trẻ xem 1 số tranh ảnh về quê hương, bác Hồ, thủ đô Hà nội. Hỏi trẻ:
+ Đây là bức tranh nói về gì? Quê hương Đức Thọ có những danh lam thắng cảnh gì?
+ Thủ đô của nước Việt Nam ở đâu? Bác Hồ là ai?...
* Nêu gương cuối tuần: - Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment