Giáo án văn học: Chuyện: Giọt nước tí xíu
Giáo án văn học: Chuyện: Giọt nước tí xíu 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, qua câu chuyện trẻ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-van-hoc-chuyen-giot-nuoc-ti-xiu.html
Giáo án văn học: Chuyện: Giọt nước tí xíu
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Kiến thức:
+
Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, qua câu chuyện trẻ biết kể lại nội dung câu
chuyện, biết nhập vai và thể hiện lại lời nói và điệu bộ của từng nhân vật.
-
Kỹ năng:
+
Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện được giọng điệu của các nhân vật.
-
Thái độ:
+
Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước mưa, ông mặt trời, đám mây, không khí đối
với con người, cây cối...
+
Ngồi học ngoan ngoãn, chú ý.
2.
Chuẩn bị.
-
Phòng học sạch sẽ, chiếu trải.
-
Tranh nội dung câu chuyện, thước chỉ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định và gây hứng thú.
-
Cả lớp hát bài "Nắng sớm". Hỏi trẻ:
+
Trong bài hát nói về hiện tượng thiên nhiên nào?
+
Các con có thích tắm nắng không?
+
Muốn cho cây tốt tươi thì chúng ta cần
phải làm gì?
-
Có một câu chuyện kể về những giọt mưa, ông mặt trời, các bạn đã giúp ích cho
chúng ta và cây cối xanh tốt. Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện
“Giot nước tí xíu” các con có thích không nào!
* Hoạt động 2: Kể chuyện diễn cảm.
-
Cô kể diễn cảm làn 1: không tranh.
-
Hỏi trẻ: Cô vừa kể chuyện gì? Trong câu chuyện có những bạn naò?
-
Cô kể lần 2: Trích dẫn và đàm thoại.
-
Hỏi trẻ: Tí xíu là gì?
-
“Tí xíu” là những giọt mưa nhỏ rơi tí tách.
+
Ông mặt trời nói như thế nào?
+
Ông mặt trời đã đưa tí xíu đi đâu?
+
Tí xíu đã biến thành cái gì?
+
Tí xíu đó nói gì với mẹ biển cả?
+
Khi có sấm chớp và gió thổi mạnh thì tí xíu và các bạn đã biến thành cái gì?
+
Khi những giọt nước rơi xuống thì đó là hiện tượng thiên nhiên gì?...
-
Cô giáo nói : những giọt nước tí xíu đã tạo thành những giọt nước trong vắt thi
nhau ào ào tuôn xuống đất tưới cho cây cối tốt tươi. Chúng ta có nước để sinh
hoạt. Các con khi sử dụng nước phải biết tiết kiệm nhớ chưa nào?
* Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện cùng cô.
-
Cho trẻ lên kể lại nội dung câu chuyện 2 - 3 lần.
-
Cô động viên trẻ kể rõ ràng diẽn cảm.
* Kết thúc hoạt
động:
-
Chơi trò chơi "Trời nắng, trời mưa" ra sân chuyển hoạt động.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Quan sát bồn rửa tay của lớp.
- TCDG: Thả đĩa ba ba. - Chơi tự do: Chơi cới đ/c ngoài trời.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ chú ý quan sát và nêu được một số điểm của bồn rửa tay.
-
Hứng thú tham gia các trò chơi cùng cô cùng bạn.
2.
Chuẩn bị:
-
Trang phục gọn gàng, thước chỉ, chỗ đứng quan sát bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn.
-
Đồ chơi ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Quan sát bồn rửa tay của lớp.
-
Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, thảo luận với trẻ khi trẻ ra sân phải như thế
nào? Trước khi ra sân phải tắt hết gì?
-
Cô và trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và ra đứng xung quanh bồn rửa tay.
-
Cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: Các con hãy nhìn xem đây là chổ nào?
+
Cái gì đây? Vòi rửa
tay để làm gì?
+
Những lúc nào thì chúng ta cần đến vòi rửa tay?
+
Khi rửa tay thì chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước?
* TCDG: Thả đĩa ba ba.
-
Cô nêu cách
chơi, luật chơi và chơi cùng trẻ 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi vớiacauf trượt, xích đu, đu quay. Cô chú ý bao
quát trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vào lớp.
* Hoạt động góc: Góc nghệ thuật
(góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Học Kidsmart.
- Chơi theo ý thích ở các nhóm
1. Mục đích:
- Trẻ biết tên và nắm được nội dung bài học, trẻ học hứng thú.
- Chơi đoàn kết với bạn…
2. Chuẩn bị:
- Máy vi tính, có đủ chổ ngồi cho trẻ học, chơi.
- Đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Cô dặn dò trẻ trước lúc lại học máy.
* Học Kidsmart:
- Cô cho nhóm trẻ lại máy để học.
- Cô hướng dẫn trẻ thao tác trên máy và chơi.
* Chơi ở các góc theo ý thích.
- Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các nhóm, khi trẻ nhóm 1 học máy xong cô cho trẻ nhóm 2 xuống học, cô bao quát trẻ và nhắc trẻ không đi lại lộn xộn, không tranh dành đồ chơi với bạn. Chơi xong trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn gàng vào góc.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment