Giáo án âm nhạc dạy hát: Đếm sao
Giáo án âm nhạc dạy hát: Đếm sao - Nghe hát: Hè về ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-am-nhac-day-hat-dem-sao.html
Giáo án âm nhạc dạy hát: Đếm sao
- Nghe hát: Hè về
- TCÂN: Bắt chước tạo dáng một số hiện tượng tự nhiên.
1.
Mục đích yêu cầu:
-
Kiến thức:
+
Trẻ hát thuộc, hát đúng nhạc, biết tên và tác giả của bài hát “Đếm sao”.
+
Nghe và biết hưởng ứng bài hát "Hè về" cựng cụ.
-
Kỹ năng:
+
Trẻ biết vận động theo nhịp, hưởng ứng cảm xúc theo bài hát "Hè về".
+
Phát triển trí tưởng tượng qua các trò chơi.
-
Thái độ:
+
Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Ngồi học ngoan, chú ý.
2.
Chuẩn bị:
-
Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Đếm sao”, “Hè về”.
-
Trang phục đẹp, gọn gàng cho trẻ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
-
Giải câu đố về bầu trời ban đêm.
-
Hỏi trẻ: Vì sao con biết ban đêm?
+
Vì sao con biết ban ngày?
+
Đêm đến trên bầu trời có gì?
* Hoạt động 2: Dạy hát “Đếm sao”.
-
Cô mở một đoạn nhạc bài “Đếm sao” và hỏi trẻ:
+
Các con vừa nghe nhạc bài hát gì? Do ai sáng tác?
-
Cô hát cho trẻ nghe một lần.
-
Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì?
+
Do nhạc sỹ nào sáng tác?
+
Bài hát nói lên điều gì? Ông sao chiếu sáng cái gì? Ông sao sáng ở đâu?
-
Cô mời cả lớp hát cùng cô 2 lần, mời từng tổ hát dưới các hình thức khác nhau.
-
Cô chú ý sửa sai cho từng trẻ.
-
Mời từng nhóm, cá nhân trẻ hát lại.
-
Cô phát dụng cụ âm nhạc, cả lớp hát và gõ đệm theo phách, hát luân phiên đan
xen nhau.
* Hoạt động 3:
Nghe hát: “Hè về”.
-
Các con ạ, đã gần đến mùa hè rồi đấy trong mùa hè có ngày gì? Thời tiết mùa hè
như thế nào? Có nét gì đặc trưng cho mùa hè nhỉ? (Hoa phượng nở, tiếng ve kêu)
-
Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Cho trẻ nhắc lại tên bài hát.
-
Cô hát lần 2: Cô mở đĩa ra cho trẻ nghe hát qua băng đĩa, khuyến khích trẻ hát theo
và hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
* Hoạt động 4: TCÂN: Bắt chước tạo dáng của một số
hiện tượng thiên nhiên.
-
Cô nói gió thổi nhẹ - mạnh, bão, mưa, sấm... trẻ làm đúng theo lời cô nói, nếu
ai sai phải lắc lò cò. Cô động viên và hướng dẫn trẻ chơi.
* Kết thúc hoạt động:
-
Cho cả lớp hát bài “Đếm sao” và nhẹ nhàng ra sân.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Giải một số câu đố về HTTN
- TCVĐ: Thổi bong
bóng xà phòng. - Chơi tự do: Chơi với
cát, nước.
1. Yêu cầu: Trẻ biết các hiện tượng thiên
nhiên qua các câu đố, biết đặc điểm nổi bật của các mùa. Chơi trò chơi một cách
hứng thú.
2. Chuẩn bị:
- Sân bái bằng phẳng, sạch sẽ.
- Câu đố về các hiện tượng thiên
nhiên.
- Quần áo cho trẻ gọn gàng.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ
trước lúc ra sân: Cho trẻ đi ra sân và hát bài"Cho tôi đi làm mưa với
" đứng xung quanh cô.
* Giải một số câu đố về HTTN.
- Cô đọc câu đố về các mùa, giọt
sương, cầu vồng, hạt cát…. và hỏi trẻ:
+ Các mùa có những nét đặc trưng
nào? Cầu vồng xuất hiện khi nào?
+
Cát có ở đâu? Ngoài các hiện tượng thiên nhiên này ra còn có những hiện tượng
nào nữa?
+
Các hiện tượng thiên nhiên này có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người
và các loại động vật, thực vật?
* TCVĐ: Thổi bong bóng xà phòng.
Cho
3 nhóm thổi bong bóng xà phòng còn các bạn khác đuổi và bắt
* Chơi tự do: Chơi với cát và nước. Cô chú ý
bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phßng sạch sẽ.
* Hoạt động góc: Góc
xây dựng (góc chính).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Xếp hột hạt, vẽ thành hình ông mặt trời, giọt mưa rơi.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết dùng những hạt na để xếp thành hình ông mặt trời, trẻ không vứt ném lung tung.
- Trẻ biết thu gọn sau khi sử dụng, trẻ hứng thú đọc thơ.
- Giáo dục trẻ tính gọn gàng, ngăn nắp.
2. Chuẩn bị:
- Hạt na đủ cho trẻ, phấn, bảng con, khăn lau, đ/c các góc phong phú.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Xếp hột hạt, vẽ thành hình ông mặt trời, giọt mưa rơi.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Ông mặt trời óng ánh” và trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, và hỏi trẻ về một số hiện tượng thiên nhiên ( cho trẻ kể tên một số hiện tượng thiên nhiên).
- Sau đó cô dùng những hạt na xếp thành hình ông mặt trời cho trẻ xem
- Và hỏi trẻ hình mặt trời có hình gì?
- Cô phát rỗ cho trẻ thực hiện, cô gợi ý động viên và khuyến khích trẻ để có sản phẩm đẹp.
- Cô nhận xét sản phẩm và tuyên dương trẻ.
* Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ tự về góc chơi và lấy đ/c ra chơi theo ý thích, cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT- Vui chơi)......................................................................................................................................................
Post a Comment