Dạy hát: Vườn trường mùa thu
Dạy hát: Vườn trường mùa thu Nghe hát: ánh trăng hoà bình TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 1. Mục đích. * Kiến thức : - Trẻ nh...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/day-hat-vuon-truong-mua-thu.html?m=0
Dạy
hát: Vườn trường mùa thu
Nghe hát: ánh trăng hoà bình
TCÂN: Nghe
tiếng hát tìm đồ vật
1. Mục đích.
*
Kiến thức:
-
Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát.
*
Kỹ năng:
-
Trẻ thể hiện được giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi của bài “Vườn trường mùa thu”.
Trẻ hát ngắt nghĩ đúng nhịp, đúng giai điệu bài hát. Chơi trò chơi đúng cách,
đúng luật.
*
Thái độ:
-
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng cảm xúc cùng cô, biết giữ gìn vệ sinh cá
nhân và môi trường. Qua nội dung bài hát GD trẻ biết được vẽ đẹp của mùa thu.
2. Chuẩn bị.
- Đàn organ, 1 số loại quả. Tranh ảnh, hoa quả,
đồ chơi… về các mùa trong năm.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Hoạt động1: Gây hứng thú.
-
Cô cho trẻ quan sát tranh 4 mùa và trò chuyện cùng trẻ về vẽ đẹp của các mùa
trong năm.
* Hoạt động 2:
Dạy hát:
“Vườn trường mùa thu”.
(ST: Nhạc sĩ : Cao Minh Khanh).
-
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và hát cho trẻ nghe lần một.
-
Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? Nhạc sĩ nào sáng tác?
-
Cô hát lại cho trẻ nghe lần 2 với tốc độ chậm.
-
Hỏi trẻ: Bài hát của cô nói về mùa gì? Khi mùa thu sang cảnh vật như thế nào?
+
Các bạn nhỏ làm gì? Giai điệu của bài hát như thế nào?
-
Cô mời trẻ cả lớp hát 2 lần theo cô.
-
Cho trẻ hát theo nhóm, các tổ thi đua nhau.
-
Cô chú ý sửa sai về ca từ và giai điệu… cho trẻ.
-
Mời trẻ nào giỏi lên hát và biểu diễn cho cả lớp xem.
* Hoạt động 3: Nghe hát “ánh trăng hoà bình”. (Nhạc:
Hồ Bắc; lời: Mộng Lân)
-
Giới thiệu với trẻ về tên bài hát, tên tác giả.
-
Cô hỏi trẻ: Mùa thu đến có ngày gì đặc biệt?
+
Đêm trung thu (rằm) ánh trăng như thế nào?
+
Đêm trung thu các cháu được đi đâu?...
-
Cô hát lần 1 kết hợp động tác minh họa. Hỏi trẻ:
+
Cô vừa hát bài gì? Ai là tác giả?
+
Bài hát nói lên điều gì? Các cháu thấy mùa thu như thế nào?
+
Cháu có yêu mùa thu không?
*
GDT: yêu quý vẽ đẹp của mùa thu, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân khi mùa thu sang
và biết bảo vệ môi trường để môi trương luôn xanh sạch.
-
Cô hát lại lần nữa cho trẻ nghe, mời trẻ đứng dậy tham gia hưởng ứng cùng cô.
* Hoạt động 4: TCAN “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
-
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ nghe. Sau đó, cho trẻ chơi 3 - 4
lần.
*
Kết thúc hoạt động:
- Mời
trẻ đứng dậy hát và nhún chân theo nhịp bài hát “Vườn trường mùa thu”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG: -
Quan sát cây bàng mùa thu.
- TCVĐ: Cây
cao, cỏ thấp. - Chơi tự do: Chơi với
đ/c ngoài trời.
1.
Yêu cầu: Trẻ
biết một số đặc điểm nổi bật của cây bàng, biết ích lợi của cây và biết cách
chăm sóc bảo vệ cây.
2.
Chuẩn bị: -
Trang phục gọn gàng, chỗ đứng quan sát bằng phẳng.
-
Đ/c ngoài trời: Đu quay, cầu trượt, xích đu sạch sẽ, an toàn, thước chỉ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Quan sát cây bàng mùa thu.
-
Cô kiểm tra sức
khỏe của trẻ, dặn dò trẻ ra sân không chạy nhảy, trước khi ra sân phải tắt hết
điện trong lớp. Cô và trẻ hát bài “Vườn trường mùa thu” ra đứng xung quanh cây
bàng.
-
Hỏi trẻ: + Các con có biết cây gì đây không?
+
Các con thấy cây bàng như thế nào? Thân của nó ra sao?
+
Cái gì đây? Lá như thế nào? Có màu gì?
+
Muốn cây xanh tốt thì phải làm gì? Người ta trồng cây để làm gì?
-
Dặn dò trẻ ra sân không bứt hoa, bẻ cành, biết chăm sóc, bảo vệ cây.
*
TCVĐ: Cây cao, cỏ thấp.
Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, cầu trượt, xích đu. Cô chú ý bao
quát trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Hoạt động góc: Góc
phân
vai (góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội
dung hoạt động:
- Vệ sinh lớp
học. Đóng chủ đề “Mùa thu”, mở chủ đề “Bản thân”.
- Nêu gương
cuối tuần.
1.
Mục đích: Trẻ
thuộc các bài thơ, bài hát, ca dao, đồng dao trong chủ đề. Thể hiện lại một
cách rừ ràng mạch lạc. Biết nhận xột, đánh giá về mỡnh về bạn.
2.
Chuẩn bị: Một số
hình ảnh về mùa thu, về bản thân. Phiếu bé ngoan.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Vệ sinh lớp học. Đóng chủ đề “Mùa thu”.
- Cô và trẻ thảo luận
về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…)
cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công
việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
-
Cô cho trẻ quan
sát những hình ảnh về mùa thu, về bản thân và mời trẻ lên chỉ những hình ảnh về
Mùa thu và nói lên nhận xét của mình về những hình ảnh đó.
-
Mời trẻ thể hiện các bài hát, bài thơ, câu chuyện đã được học trong chủ đề. Cô
và các bạn động viên, giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
* Mở chủ đề “Bản thân”.
-
Cô cho trẻ quan sát kĩ những hình ảnh về bản thân của bé, cho bé tìm hiểu, nêu
nhận xét.
-
Cô hát và vận động cho trẻ nghe bài “ồ sao bé không lắc” và mời trẻ cùng đứng
dậy tham gia vận động cùng cô.
* Nêu gương cuối tuần, phát phiếu
bé ngoan:
Cô cho trẻ tự
nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên
dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
Phát phiếu bé ngoan cho trẻ.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày.
(Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
…………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment